Hiện nay, lĩnh vực xây dựng ngày càng phát triển cao, nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều nên công ty TNHH xây dựng Trường An cũng gặp không ít khó khăn : Đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng rất nhiều. Vì vậy hoạt động tìm kiếm hợp đồng xây dựng gặp rất nhiều trở ngại. Ngoài ra vốn của công ty còn nhiều hạn chế đây là một trở ngại lớn nhất của công ty trong khi đó các công trình xây dựng thường bị chiếm dụng vốn rất lâu. Ngoài ra cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty
cũng còn nhiều hạn chế nên cũng gây không ít khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó thì thời tiết, khí hậu cũng là một trở ngại đối với quá trình xây dựng.
2.1.5 Một số nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH xây dựng Trƣờng An.
2.1.5.1 Môi trường vĩ mô.
Chính sách đấu thầu trong xây dựng
Thông tư số 121/2000/ TT - BTC ngày 29/12/2000 kèm theo nghị định số 14/2000/ NĐ - CP ngày 5/5/2000 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy chế đấu thầu như sau : Đối với các công trình xây dựng trị giá dưới 1 tỷ thì giao thầu để đơn giản hóa tiết kiệm thời gian và lợi ích kinh tế. Đối với những công trình có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên thì phải tham gia đấu thầu.
Đây là một điều bất lợi đối với công ty. Vì khi đấu thầu công ty phải chụi rất nhiều áp lực như là : vốn kinh doanh , năng lực về thiết bị, qui mô sản xuất, các đối thủ cạnh tranh… Tuy nhiên công ty vẫn phải có những biện pháp cụ thể để vượt qua những trở ngại này vì sự tồn tại của công ty cũng như đảm bảo có công việc làm cho cán bộ công nhân viên.
Tình hình chung về thị thường xây dựng ( nhu cầu xây dựng hiện nay).
Xét về mặt tích cực : xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu về xây dựng cở sở hạ tầng ngày càng tăng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường xây dựng nói chung và các đơn vị xây dựng nói riêng có điều kiện để phát triển. Công ty TNHH xây dựng Trường An cũng nằm ngoài đà đó nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày một tăng trưởng và nó cũng tạo điện kiện cho công ty phát triển mạnh về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Xét về mặt tiêu cực : có rất nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này và bên cạnh đó cùng với chủ trương đổi mới và chính sách mở cửa kinh tế của nước ta thì nhiều công ty nước ngoài tham gia vào thị trường xây dựng Việt Nam.Vì thế tình hình cạnh tranh trên thị trường vốn đã gay gắt nay càng trở nên quyết liệt hơn.Và tất yếu là phần thiệt thòi sẽ thuộc về phía Việt Nam do có một số hạn chế về tài chính cũng như thiết bị công trình.Và công ty Trường An cũng chụi ảnh hưởng của thiệt thòi đó
Trước đây đối với những công trình được chỉ định thầu thì sự biến động đến giá cả nguyên vật liệu không ảnh hưởng đến vấn đề tài chính cũng như tình hình sản xuất của công ty. Vì trong quá trình thi công khi giá đầu vào tăng thì tới thời điểm nghiệm thu quyết toán công trình, giá cả sẽ có sự điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với giá vật tư do sở tài chính vật giá ban hành trong từng tháng. Thế nhưng hiện nay, các công trình mà công ty có được đều phải thông qua hình thức đấu thầu. Do đó việc biến động giá cả nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như nên tài chính của công ty. Bởi vì sau khi ký kết hợp đồng với chủ đầu tư thì xem như giá thầu công trình, nên công ty chỉ được phép thanh toán theo đúng đơn giá đã được xác lập trong hồ sơ dự thầu với bên A. Trong khi đó giá cả sắt thép, vật liêu xây dựng hiện nay tăng cao… Và điều này đã gây hậu quả lớn đến công ty.
2.1.5.2 Môi trường vi mô.
Đối thủ cạnh tranh : thực tế hiện nay để ký kết nhiều hợp đồng xây dựng có khả năng cho lợi nhuận cao thì công ty cần phải vượt qua nhiều đối thủ. Đặc biệt là những đối thủ có uy tín lớn trên thị trường như công ty, như ngay cạnh công ty TNHH XD Trường An cũng là một công ty xây dựng. Như vậy để vượt qua những đối thủ đó thì đòi hỏi công ty phải nổ lực không ngừng về mọi mặt.
Khách hàng : Thông thường sản phẩm xây dựng là một nhu cầu có tính định hướng và không liên tục với chủ đầu tư. Công ty phải là có khả năng tạo ra sản phẩm xây dựng theo đúng yêu cầu trên cả hai phương diện : kỹ - mỹ thuật và kinh tế. Đối với chủ đầu tư thì yêu cầu chính của họ là : các công trình phải có chất lượng cao, thời gian xây dựng ngắn và giá cả hợp lý.
Uy tín của công ty: Hiện nay công ty đang có uy tín với nhóm khách hàng nhất định (UBND các xã, phường, Công ty TNHH), với những công trình có chất lượng tốt, thời gian thi công ngắn. Vì vậy việc giữ gìn uy tín của công ty đối với khách hàng là điều hết sức cần thiết.
Năng lực lao động và máy móc thiết bị.
Năng lực lao động : Với một lực lượng lao động dài dặn kinh nghiệm, và đội ngũ công nhân kỹ thuật khá lành nghề đã gắng bó với công ty nhiều năm nay đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển công ty. Hiện nay công ty vẫn đang chú trọng đến khâu đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lòng cốt.
Máy móc thiết bị : Trong vài năm gần đây công ty có mua thêm một số máy móc trang thiết bị mới ( máy cẩu, giàn gió mới ). Công ty cũng chú trọng vào việc tu sửa lại các máy cũ để đảm bảo năng suất và an toàn.
Chiến lược phát triển của công ty : phương trâm hoạt động của công ty là vừa đảm bảo mục tiêu về lợi nhuận vừa đảm bảo chất lượng công trình. Đây cũng là đạo đức, lương tâm nghề nghiệp của nhà thầu xây dựng. Mục tiêu phát triển trong tương lai của công ty là tăng cường tìm kiếm hợp đồng xây dựng nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Thực hiện tốt công tác đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề công nhân, cố gắng huy động vốn từ nhiều nguồn khác .
2.1.6. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động của công ty TNHH Xây dựng Trƣờng An trong thời gian từ năm 2010 đến 2012. Trƣờng An trong thời gian từ năm 2010 đến 2012.
Bảng 2.2: Khái quát kết quả hoạt động của công ty TNHH Xây dựng Trƣờng An
Chỉ tiêu
Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
+/- % +/- % 1. Doanh thu đồng 21.660.079.284 34.430.383.636 37.898.497.298 12.770.304.352 58.96 3.468.113.662 10.07 2. Giá vốn hàng bán đồng 18.646.502.415 30.961.703.310 34.481.341.760 12.315.200.895 66.05 3.519.638.450 11.37 3. LN sau thuế đồng 106.566.030 546.223.182 287.907.126 439.657.152 412.57 -258.316.056 -47.29 4. VKD bình quân đồng 36.046.343.113 38,605.332.397 41.690.346.052 2.558.989.284 7.10 3.085.013.655 7.99 5. Tổng lao động người 357 315 350 -42 -11.76 35 11.11
6.Thu nhập bình quân đồng/ngườ
Căn cứ vào bảng khái quát kết quả hoạt động của công ty TNHH Xây dựng Trường An nhìn chung ta thấy công ty hoạt động tương đối ổn định trong 3 năm 2010, 2011 và 2012. Doanh thu tăng trong vòng 3 năm, tuy nhiên mức tăng của doanh thu không cao bằng so với mức tăng của giá vốn cụ thể năm 2011 doanh thu tăng 12.770.304.352 (đ) tương đương tăng 58,96 % tuy nhiên giá vốn hàng bán năm 2012 lại tăng 12.315.200.895 (đ) tương đương tăng 66,05%. Sang năm 2012, doanh thu tăng 10,07% trong khi đó chi phí tăng 11,37% chính vì vậy dẫn đến lợi nhuận sau thuế của năm 2012 đã giảm 3.085.013.655 (đ). Năm 2012 có thể nói là năm khó khăn đối với ngành xây dựng, rất nhiều công ty xây dựng làm ăn thua lỗ thậm chí là dẫn đến phá sản vậy mà công ty TNHH xây dựng Trường An vẫn hoạt động ổn định và có lợi nhuận chứng tỏ bộ máy hoạt động và lãnh đạo của công ty làm việc rất hiệu quả. Tuy nhiên chi phí tăng cao hơn cả mức tăng của doanh thu về vấn đề này công ty cần phải xem lại cách quản lý chi phí hợp lý của mình.
Vốn kinh doanh tăng đều trong 3 năm: năm 2011 tăng 2.558.989.284 (đ) tương đương tăng 7,1% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 3.085.013.655 (đ) tương đương tăng 7,99 % so với năm 2011. Vốn kinh doanh bình quân tăng đều trong 3 năm chứng tỏ công ty hoạt động tương đối ổn định và công ty ngày càng có xu hướng mở rộng và chú trọng đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực mà công ty đang hoạt động.
2.1.7. Phƣơng hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới.
Phát huy mọi năng lực sản xuất sẵn có để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đầu tư thêm trang thiết bị máy móc.
Đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ, công nhân viên.
Tổ chức quản lý chặt chẽ sản xuất kinh doanh từ khâu nhận thầu đến khâu sản xuất. Tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật đến các công trình xây dựng nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo thời gian thi công, tiết kiệm chi phí sản xuất.
2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XD TRƢỜNG AN. 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
của toàn Công ty. Kế toán quản lý trên sổ sách tài sản, nguồn vốn của Công ty, tình hình tăng, giảm biến động của các khoản doanh thu, chi phí, xác định chi phí nào là hợp lý và khoản chi phí nào là không hợp lý từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Quản lý tài chính của Công ty là theo dõi tình hình công nợ, tiền mặt, khả năng huy động vốn phục vụ kinh doanh, giúp cho luôn lưu thông tài chính được trôi chảy và hiệu quả. Đảm bảo nguồn chi cho các hoạt động phục vụ kinh doanh, đảm bảo thanh toán lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên.
SƠ ĐỒ 2.3 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Phòng kế toán gồm có 1 kế toán trưởng, 3 kế toán viên và 1 thủ quỹ. Nhiệm vụ cụ thể của từng người như sau :
Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về mọi mặt hoạt động kinh tế tài chính. Có nhiệm vụ :
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ hoạt động tài chính của công ty ; kiểm tra, ký duyệt các chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.
- Cập nhật nắm bắt các thông tin quy định của nhà nước, phổ biến, hướng dẫn cho nhân viên để hạch toán đúng theo quy định.
- Tham mưu cho giám đốc các vấn đề về tài chính, chịu trách nhiệm về công tác kế toán tại công ty.
Kế toán thanh toán:
- Theo dõi tình hình phải thu, phải trả, lập báo cáo công nợ, các khoản thuế phải nộp, được khấu trừ. Kế toán trƣởng Kế toán thanh toán Kế toán vật tƣ, TSCĐ, công cụ dụng cụ Kế toán tổng hợp Thủ quỹ
- Quản lý, theo dõi việc thanh toán bằng tiền mặt , tiền gửi, thanh toán lương và các khoản trích theo lương. Lập phiếu thu, phiếu chi.
Kế toán vật tư, TSCĐ, CCDC: Theo dõi tình hình tăng giảm vật tư, TSCĐ,
CCDC trong doanh nghiệp, theo dõi tình hình nhập xuất kho, đối chiếu, kiểm kê vật tư với bộ phận kho
Kế toán tổng hợp: Phụ trách tính lương hàng tháng, tính giá thành sản phẩm, lập tờ khai thuế, tính khấu hao và các loại sổ sách báo cáo kế toán có theo yêu cầu của kế toán trưởng…thay mặt kế toán trưởng giải quyết mọi vấn đề khi kế toán trưởng vắng mặt (có sự uỷ quyền).
Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ thu chi phát sinh trong ngày, căn cứ các chứng từ hợp lệ, ghi sổ quỹ và thực hiện kiểm kê quỹ với kế toán tổng hợp. Thực hiện giao dịch với ngân hàng.
2.2.2. Tổ chức công tác kế toán:
Để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Hầu hết mọi công việc đều được thực hiện ở phòng kế toán của công ty, từ khâu thu thập kiểm tra chứng từ đến khâu ghi sổ, tổng hợp lập báo cáo tài chính.
2.2.3.Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
Để phù hợp với quy mô của công ty cũng như phù hợp với trình độ của nhân viên kế toán, hiện nay công ty hạch toán kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính, áp dụng hình thức “Nhật ký chung” , sử dụng “phầm mềm kế toán Việt Nam AS” .
Niên độ kế toán là 1 năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là: Việt nam đồng.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kế khai thường xuyên. Tính giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ .
Hệ thống tài khoản kế toán : theo quy định và mở thêm các tài khoản chi tiết. Hệ thống chứng từ : theo mẫu quy định hoặc tự lập phù hợp với công ty
Sổ cái
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Hệ thống báo cáo tài chính:
Bảng cân đối kế toán: mẫu số B01-DNN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: mẫu số B02- DNN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: mẫu số B03- DNN
Thuyết minh báo cáo tài chính: mẫu số B09-DNN.
Sơ đồ ghi sổ:
SƠ ĐỒ 2.4 : TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và phân loại chứng từ theo từng bộ phận kế toán . Kế toán viên sẽ nhập dữ liệu vào máy theo từng phân hành phụ trách. Dữ liệu sẽ được cập nhật tự động vào các sổ kế toán liên quan
Chứng từ gốc Kiểm tra và phân loại
chứng từ
Nhập dữ liệu vào máy tính
Sổ chi tiết Sổ cái Sổ nhật ký chung Bảng cân đối số phát sinh
Bút toán điều chỉnh (nếu có)
Báo cáo tài chính Lập bảng sao lưu và kết
(sổ chi tiết, sổ cái, sổ nhật ký chung), đồng thời phần mềm máy tính sẽ cho in ra các chứng từ liên quan.
Cuối kỳ (Tháng, quý, năm), kế toán tổng hợp tiến hành khóa sổ, đối chiếu kiểm tra và lên bảng cân đối tài khoản. Nếu có sự sai lệch không chuẩn xác thì kế toán kiểm tra lại và thực hiện các bút toán điều chỉnh.
Cuối năm kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính, in sổ sách và kết chuyển số dư các tài khoản sang kì sau.
2.3. KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI QUỸ
Công ty sử dụng một loại tiền mặt tại công ty là đồng Việt Nam (VNĐ), các nghiệp vụ phát sinh bằng tiền mặt tại công ty đa số là đồng Việt Nam còn ngoại tệ (USD) rất ít phát sinh.
Công ty mở sổ chi tiết tiền mặt song song với sổ quỹ (thủ quỹ lập) để ghi chép hàng ngày, liên tục theo các trình tự phát sinh các khoản thu chi tiền mặt, cuối ngày lập các báo cáo quỹ tính ra số tồn . Cuối tháng tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt.
2.3.1. Kế toán thu tiền mặt
2.3.1.1. Thu hoàn ứng
a. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng. - Phiếu thu (2 liên).
- Chứng từ khác có liên quan (vé tàu xe, hóa đơn…). - Sổ cái TK 1111, 141
- Sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết TK 111 - Sổ nhật ký chung