Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 85 - 86)

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.1.2.1. Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 đã đề ra 5 nhiệm vụ phát triển quan trọng sau: 1) Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; 2) Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; 3) Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp là nhu cầu cấp thiết; 3) Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát triển mọi nguồn lực; 4) Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; 5) Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng và an ninh.

Mục tiêu cụ thể của chiến lược 5 năm 2006-2010 là:

- Đưa GDP năm 2010 lên gấp 2,1 lần năm 2000. Trong 5 năm 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 7,5-8%/năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. Nâng

cao rõ rệt hiệu quả kinh tế của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu; ổn định kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ; bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tích luỹ nội bộ của nền kinh tế đạt 30% GDP; Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP, đạt 16%/năm. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp là 15-16% GDP, công nghiệp 43-44%, dịch vụ 40-41%. Tỷ lệ lao động nông thôn là 50%.

- Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta. Xoá hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo. Giải quyết tình trạng thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn (thất nghiệp thành thị dưới 5%, quỹ thời gian lao động sử dụng ở nông thôn là 85%); nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%. Trẻ em được phổ cập giáo dục cơ sở. Đến năm 2010, tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%/năm, lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội. Năm 2010 phổ cập giáo dục trung học cơ sở, giáo dục đại học và cao đẳng đạt 200 sinh viên/10.000 dân; lao động đã qua đào tạo chiếm 40% tổng lao động xã hội; thu nhập đầu người đạt khoảng 1.050-1.100 USD/năm. Tăng chất lượng đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần; môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện.

- Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại của thế giới và tự phát triển một số lĩnh vực, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá.

- Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh. Hệ thống giao thông đảm bảo lưu thông an toàn, thông suốt. Mạng lưới giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp. Xây dựng và hiện đại hoá các dịch vụ điện, điện thoại, bưu chính viễn thông cơ bản.

- Vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước được tăng cường, chi phối các lĩnh vực kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được đổi mới. Các thành phần kinh tế khác đều phát triển mạnh và lâu dài. Thể chế kinh tế thị trường được hình thành về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)