TRONG THỜI GIAN TỚ
3.2.2. Giải pháp về cơ cấu đầu tƣ
Theo như định hướng thu hút đầu tư, trong thời gian tới sẽ đặc biệt khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh hoạt, công nghệ nguồn từ các nước phát triển, công nghiệp phụ trợ, chế biến nông - lâm - thuỷ sản. Về dịch vụ, đặc biệt khuyến khích thu hút đầu tư vào các ngành kinh doanh bất động sản, du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo... Giải pháp cơ bản để thực hiện định hướng này là:
Thứ nhất, để tập trung đầu tư nhiều hơn nữa trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, công nghệ mới... nhằm mục đích đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất chế tạo hiện đại trong khu vực, hàng loạt các chính sách, biện pháp liên quan đều phải thay đổi. Những thay đổi đó sẽ là:
+) Việt Nam cần xoá bỏ những bất hợp lý trong quy định bắt buộc về tỷ lệ nội địa hoá, xoá bỏ chế độ xin phép nhập khẩu theo kế hoạch đối với linh kiện phụ tùng và nguyên vật liệu, tự do hoá hợp đồng chuyển giao công nghệ, xoá bỏ giới hạn về chi phí quảng cáo, xoá bỏ những quy định về nghĩa vụ đấu thầu trong các liên doanh mà doanh nghiệp Việt Nam góp vốn trên 30% để nâng cao hiệu quả và chất lượng đầu tư của các doanh nghiệp vốn FDI;
+) Cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để hình thành mạng lưới các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp linh kiện, phụ tùng, chi tiết kỹ thuật
cho các dự án FDI nằm trong lĩnh vực chế biến chế tạo. Vấn đề này các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện còn rất yếu. Ngoài một số doanh nghiệp sản xuất phụ tùng xe máy hoạt động có hiệu quả, hầu hết các linh kiện, phụ tùng trong các dự án FDI đều phải nhập khẩu.
+) Quy mô dự án FDI ở Việt nam trong thời gian qua cho thấy hầu hết các nhà đầu tư đều ưa chuộng các dự án quy mô trung bình và nhỏ. Các dự án quy mô lớn hầu hết nằm trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác dầu khí... Để hình thành những lĩnh vực công nghệ cao, cần đặc biệt khuyến khích những dự án quy mô lớn và có tác động cơ bản đến nền kinh tế quốc dân. Chính phủ Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung thêm những chính sách ưu đãi đặc biệt có tính chất thí điểm và có sự hỗ trợ tối đa như: kéo dài thời hạn miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, xem xét miễn giảm thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân, miễn giảm tiền thuê đất, đảm bảo cân đối ngoại tệ, hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng, nguồn nhân lực đáp ứng đủ nhu cầu... mặc dù Việt Nam đã xây dựng 2 khu công nghệ cao tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cho đến nay chính phủ vẫn chưa ban hành Quy chế khu công nghệ cao và chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài trong các khu công nghệ cao này. Vấn đề này cần phải được thực hiện sớm trong thời gian tới.
+ Yêu cầu từng ngành công nghiệp phải xây dựng và công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài. Đối với một số ngành nghề nhạy cảm, cần quy định rõ tỷ lệ khống chế vốn của nhà đầu tư nước ngoài một cách phù hợp. Đối với ngành nghề khác, cần mở rộng hơn tỷ lệ 30% như quy định hiện nay.
+ Bên cạnh những dự án quy mô lớn, cần kêu gọi các nhà đầu tư có trình độ công nghệ cao, năng lực tài chính mạnh, không hạn chế các nhà đầu tư đầu tư vào khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển giao công nghệ tiên tiến, phát triển công nghiệp nông thôn, nhất là các nhà đầu tư trong khu vực Đông Á, một khu vực đang được coi là năng động nhất trong giai đoạn vừa qua và tiếp tục trong giai đoạn tới.
+ Xây dựng các chính sách và phương thức phù hợp để có thể kêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào Việt Nam. Một trong những yêu cầu rất quan trọng của chúng ta là phải chủ động kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng các dự án công nghệ cao, đặc biệt trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, tin học, phần mềm, vật liệu mới... Đối với các nhà đầu tư này, Việt Nam
càng chuẩn bị tốt các điều kiện cho họ bao nhiêu, thì tác động lôi cuốn các nhà đầu tư khác sẽ càng tăng bấy nhiêu.
+ Đối với ngành công nghiệp điện, chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư các dự án sử dụng vốn ODA và FDI. Ngành dầu khí, hầu hết là những dự án có nhu cầu vốn lớn, công nghệ tiên tiến, nên ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, một số dự án hạ nguồn có thể cho phép 100% vốn nước ngoài. Đối với nhà máy lọc dầu Dung Quất, cơ cấu vốn đã được xác định rõ và dự án đã khởi công thực hiện. Qua đó cho thấy, để thực hiện đầu tư nhà máy lọc dầu số 2 nhanh hơn, nên định hướng thu hút vốn FDI càng sớm càng tốt. Đối với ngành khai khoáng và luyện kim, các dự án thường có quy mô lớn, công nghệ phức tạp, yêu cầu ở trình độ cao, nên cần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cổ phần đầu tư cả khâu khai thác mỏ và luyện kim, trong đó khâu khai thác mỏ Việt Nam có thể nắm giữ phần lớn cổ phần, còn khâu luyện kim có thể sử dụng 100% vốn nước ngoài...
+ Cũng cần xem xét, điều chỉnh một số lĩnh vực hoạt động không hiệu quả, không đem lại lợi ích kinh tế cao, không hướng mạnh về xuất khẩu mà lại quay trở lại phục vụ tiêu dùng trong nước. Chẳng hạn như cần hạn chế cấp giấy phép mới trong những ngành sản xuất xi măng (trừ xi măng trắng, xi măng đặc chủng), sản xuất rượu bia, sản xuất thép thông thường (trừ sản xuất những sản phẩm thép mà trong nước chưa sản xuất được như phôi thép, sắt xốp, thép hợp kim, thép hình cỡ lớn, luyện quặng).
Thứ hai, việc tìm cách để thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn là
một yêu cầu cấp thiết, có tính chất chiến lược để đảm bảo tăng trưởng. Trong tổng nhu cầu vốn đầu tư để phát triển, thì 70% phải huy động từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy vậy, theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, trong khi tỷ trọng FDI cho khu vực công nghiệp là 34%, dịch vụ 59%, thì nông nghiệp chỉ là 7% (năm 2005). Trong giai đoạn 2006-2010, nhìn vào danh mục 94 dự án trọng điểm quốc gia kêu gọi vốn đầu tư, nông nghiệp chỉ có 1 dự án, thuỷ sản 4 dự án. Vấn đề là ở chỗ thu hút FDI vào khu vực nông nghiệp còn gặp 3 bất cập: rủi ro, lựa chọn đối tác không kỹ càng, quy hoạch đất đai còn kém.
Để thu hút FDI vào khu vực nông nghiệp nhiều hơn nữa, cần nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, từng sản phẩm; hoàn thiện cơ chế, chính sách về khuyến khích FDI trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính phủ nên cụ thể hoá danh mục khuyến khích đầu tư tại từng
vùng, miền nông thôn theo những lợi thế so sánh vốn có của nó. Không nên có những khuyến khích chung chung cho các tỉnh thuộc khu vực nông thôn, bởi nhà đầu tư nước ngoài không thể biết tỉnh nào, miền nào có những thế mạnh và những bất lợi gì trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, vốn đầu tư nước ngoài nên tập trung vào các khâu tạo giống, nhập khẩu giống mới năng suất cao, nghiên cứu thích nghi giống mới, sản xuất giống, phát triển công nghệ tưới tiêu tiết kiệm nước, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Ngoài ra, danh mục kêu gọi đầu tư cũng nên bổ sung thêm những dự án cần khuyến khích đầu tư trong những lĩnh vực sản xuất thuốc thú y có chất lượng cao; các dự án dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông lâm ngư nghiệp; các dự án sản xuất thuốc chữa bệnh cho người dân ở những vùng nông thôn...
Thứ ba, trong điều kiện Việt Nam đã hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi cho
giai đoạn phát triển mới, chính phủ cần tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ hơn nữa, từ giáo dục, phát triển y tế, đến tài chính ngân hàng, các khu vui chơi giải trí...Những lĩnh vực này đã và đang được áp dụng ở Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài, tuy nhiên trong thời gian tới nên mở rộng hơn nữa để đẩy nhanh sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế sang các ngành công nghiệp và dịch vụ...