TIỀN TỆ CHÂ UÁ 1997 ĐẾN NAY
2.2.1. Những thay đổi trong chính sách FDI và động thái thu hút FDI ở Việt Nam kể từ năm
ở Việt Nam kể từ năm 1997
2.2.1.1. Sự thay đổi chính sách FDI của Việt Nam kể từ năm 1997
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam kể từ năm 1997 bắt đầu có sự suy giảm mạnh mẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, phải nói đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á bắt đầu từ năm 1997. Cuộc khủng hoảng này đã tác động mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và đầu tư của nhiều nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước ASEAN... Trong khi đó, đối tác đầu tư chủ yếu của Việt Nam lại là các bạn hàng Châu á này. Do vậy, khủng hoảng và suy thoái trong nước khiến các nhà đầu tư Châu á lần lượt rút vốn về nước, làm cho FDI của Việt Nam suy giảm. Hơn nữa, khủng hoảng cũng làm cho xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp FDI giảm, chi phí tăng cao..., do vậy việc rút giấy phép đầu tư và giải thể doanh nghiệp FDI ở Việt Nam là điều không thể tránh khỏi.
Thứ hai, trong khi đồng tiền các nước NIEs, ASEAN, giảm giá trong
khủng hoảng và các nước này đang tích cực cải cách kinh tế để khắc phụ khủng hoảng bằng các biện pháp như cải cách hệ thống ngân hàng, tư nhân hoá, cắt
giảm chi phí kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu, phát triển công nghệ..., thì Việt Nam vẫn là nước có môi trường đầu tư dần trở nên kém hấp dẫn sau 7-8 năm đạt được tốc độ tăng trưởng kinh té và FDI rất mạnh. Thủ tục hành chính trở nên phiền hà, cơ sở hạ tầng xuống cấp, chi phí kinh doanh cao, nguồn nhân lực còn gặp nhiều vấn đề, quản lý nhà nước chưa hiệu quả... Việc sửa đổi Luật đầu tư nuớc ngoài năm 1996 có nhiều điểm còn làm cho các nhà đầu tư nước ngoài e ngại và chưa thực sự hấp dẫn. Chẳng hạn như vấn đề thuế doanh thu chồng chéo, thuế thu nhập cá nhân không sửa đổi kịp khi hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều gặp khó khăn kinh tế do khủng hoảng... Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài và các chuyên gia nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước đều đánh giá: trong khủng hoảng môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam mới bộc lộ rõ sự xuống cấp nghiêm trọng.
Trước tình hình kinh tế trong nước, khu vực và thế giới có nhiều biến động bất lợi, cùng với môi trường đầu tư xuống cấp như trên, năm 2000 Việt Nam tiếp tục sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài theo hướng cởi mở hơn, minh bạch và có tính cạnh tranh cao hơn, từng bước xoá bỏ sự khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nội dung của lần sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 như sau:
+ Nới lỏng tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Cho phép sở hữu 100% vốn nước ngoài trong các ngành như trồng rừng (rừng phòng hộ do nhà đầu tư hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật, phân bón, thu mua sản phẩm theo hợp đồng), du lịch, cơ khí, thép, công nghệ thông tin và xuất bản mang tính kỹ thuật (in tài liệu kỹ thuật, bao bì, nhãn mác hàng hoá...).
+ Mở rộng thời hạn hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án và địa bàn khuyến khích đầu tư được hưởng các mức thuế ưu đãi trong suốt thời gian thực hiện dự án đầu tư.
+ Huỷ bỏ việc đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
+ Hoàn trả thuế thu nhập doanh nghiệp: Hoàn trả một phần hoặc toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của số lợi nhuận tái đầu tư nếu tái đầu tư vào các dự án được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; và vốn tái đầu tư được sử dụng từ 3 năm trở lên.
+ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định và đối với nguyên liệu phụ tùng thay thế; miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu sản
xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với các dự án thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Nới lỏng tỷ lệ tham gia góp vốn cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua tối đa là 30% (trước kia là 20%) cổ phần trong các công ty của Việt nam với số ngành nghề tham gia là 35 ngành (trước kia là 12 ngành); cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chuyển thành các công ty cổ phần, tạo điều kiện để các công ty này được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
+ Chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh trong quá trình chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.
Gần đây, trong Nghị định 27/2003/NĐ-CP ban hành ngày 19/3/2003, chính phủ đã cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được hợp tác với nhau hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới tại Việt Nam. Hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam có thể được liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh và các cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học để lập ra 1 liên doanh mới. Hay như các doanh nghiệp có vốn nước ngoài được phép hợp tác với tổ chức cá nhân nước ngoài dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ngày 29/11/2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư mới nhằm tạo môi trường ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư năm 2005 chính thức có hiệu lực từ 1/7/2006, thay thế Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, Luật đầu tư sửa đổi năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998, áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đây là một bước tiến quan trọng về cải thiện hành lang pháp lý để thu hút đầu tư. Những lĩnh vực ưu đãi đầu tư trong luật 2005 mở rộng hơn, gồm: sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo; nuôi trồng, chế biến nông lâm thuỷ sản, làm muối, sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng, giống vật nuôi; sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao; sử
dụng nhiều lao động; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng có quy mô lớn; phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao, văn hoá dân tộc; phát triển ngành nghề truyền thống...; Các địa bàn ưu đãi đầu tư và các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Những quyền ưu đãi về thuế, hỗ trợ chuyển giao công nghệ cũng đựơc khuyến khích hơn nữa. Điều quan trọng là sự phân cấp đầu tư kể từ tháng 7/2006 được phân về cho các địa phương quản lý; không phải qua Bộ kế hoạch và đầu tư. Chủ trương tối ưu hoá việc quản lý, phân cấp đầu tư như trên nhằm tạo ra tính minh bạch, đơn giản, gọn nhẹ cho công tác quy hoạch và cấp phép đầu tư.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng sửa đổi, bổ sung một loạt các bộ luật khác để tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài, như Luật doanh nghiệp, Luật ngân hàng nhà nước, Luật về các tổ chức tín dụng, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật thuỷ sản... Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực từ 1/1/2004 đã quy định danh mục lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư cũng như thuế suất và các mức ưu đãi thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đồng thời bổ sung một số tiêu chí áp dụng ưu đãi mới nhằm khuyến khích các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động.
Cùng với việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng đã có các biện pháp khuyến khích FDI quay trở lại sau năm 1997, cụ thể là:
+ Từng bước giảm và điều chỉnh giá, phí thống nhất đối với đầu tư nước ngoài xuống mức có thể cạnh tranh được với khu vực và thế giới. Hiện nay giá bưu chính viễn thông và giá nước sạch đã thống nhất một giá. Mức chênh lệch về một số giá, phí khác giữa đầu tư trong nước và nước ngoài cũng đang giảm dần và được xoá bỏ từ 1/7/2006.
+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư: năm 2002 chính phủ và các ngành, các cấp đã tiếp tục duy trì đối thoại thường xuyên với các doanh nghiệp nước ngoài để giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải trong thực tế; tranh thủ ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài để hoàn thiện môi trường FDI tại Việt Nam. Lãnh đạo chính phủ, Bộ kế hoạch và đầu tư cũng đã tổ chức nhiều đoàn vận động đầu tư tại các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản..., thu hút
được sự quan tâm chú ý của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài. Năm 2003 Sáng kiến Việt – Nhật về nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư được khởi xướng; đề nghị liên kết 3 bên Xingapo- Nhật Bản – Việt Nam về tăng cường đầu tư vào Việt Nam; Những cuộc hội thảo, bàn biện pháp thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam thông qua Chính sách hướng Nam của Đài Loan; chính sách tăng cường đầu tư cảu Hàn Quốc... Năm 2006 chính phủ Việt Nam đã xúc tiến triển khai nội dung kết nối 2 nền kinh tế về đầu tư giữa Việt nam – Xingapo; xây dựng thêm đầu mối hợp tác xúc tiến đầu tư tại Mỹ; Tổ chức Đoàn khảo sát công nghiệp ở Nhật Bản Tất cả những bước xúc tiến đầu tư như trên đang tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài hiểu biết hơn về môi trường đầu tư của Việt nam hiện nay.
+ Các khung pháp lý song phương và đa phương về FDI cũng ngày càng hoàn thiện. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ năm 2001 mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Mỹ, tạo điều kiện để thu hút FDI vào các lĩnh vực có lợi thế xuất khẩu vào thị trường này. Chính phủ Việt Nam cũng đã ký kết hiệp định song phương về đầu tư với một số đối tác đầu tư hàng đầu tại Việt Nam như Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản. Cơ chế pháp lý đa phương ngày càng được củng cố, mở rộng với việc chính phủ Việt Nam ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp đinh khung về khu vực đầu tư ASEAN, tham gia Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốc và các Hiệp định tương tự với Nhật bản, Ấn Độ, đồng thời tích cực triển khai Chương trình hành động về tự do hoá đầu tư và xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ APEC, ASEM. Việc thực hiện các cam kết, thoả thuận song phương và đa phương về đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt nam, đồng thời góp phần thiết lập một khung pháp lý hữu hiệu nhằm bảo về quyền sở hữu trí tuệ và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
2.2.1.2. Động thái thu hút FDI kể từ năm 1997
Kể từ năm 1997 cho đến nay, dòng FDI vào Việt Nam vận động theo hai giai đoạn chính như sau:
+ Giai đoạn 1997-2000: thời kỳ suy thoái, tụt dốc của dòng FDI vào Việt Nam. Nếu lấy năm 1996 làm mốc đánh dấu nhịp độ tăng trưởng FDI vào Việt Nam, thì năm 1997, nhịp độ này giảm 45%, đạt 5,59 tỷ USD vốn đăng ký; năm
1998 nhịp độ này tiếp tục giảm và đạt 5,09 tỷ USD. Những năm 1999-2000, FDI vào Việt Nam giảm mạnh hơn, chỉ đạt 2,56 tỷ USD và 2,83 tỷ USD tương ứng. Tính cho cả giai đoạn 1997-2000, FDI vào Việt Nam giảm trung bình 24%/năm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á. Ngoài ra, trong giai đoạn này còn có một xu hướng khác đáng lo ngại hơn là số dự án và vốn đầu tư giải thể tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Tổng số vốn đầu tư giải thể của giai đoạn 1997-2000 khoảng 5,26 tỷ USD so với 2,69 tỷ USD của 8 năm trước cộng lại. Năm 1997, số vốn giải thể của các dự án FDI là 544 triệu USD, năm 1998 lên tới mức 2,428 tỷ USD, năm 1999 là 624 triệu USD và năm 2000 là 1,666 tỷ USD. Trên thực tế, không phải dự án nào được cấp giấy phép trong giai đoạn này cũng đều được triển khai. Những dự án FDI giải thể đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
Luồng vốn FDI (kể cả vốn đăng ký và vốn thực hiện) vào nước ta đã giảm đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, mà lớn nhất là từ các nước châu Á như Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Đây là những nước chiếm tỷ trọng lớn về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhưng lại bị tác động ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, khiến kinh tế suy thoái và dòng vốn FDI ra nước ngoài bị tháo lui.
+ Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: Từ năm 2001 tình hình thu hút FDI vào Việt Nam tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã có những chuyển biến tốt hơn. Năm 2001, tổng vốn FDI đăng ký đạt 3,142 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2000. Năm 2002, tuy tổng số vốn FDI vào VN giảm hơn năm 2001, đạt 2,998 tỷ USD, nhưng đây lại là năm đạt mức đỉnh cao về số lượng dự án đăng ký đầu tư. Vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam chỉ bằng 29,4% của năm có mức vốn đăng ký cao nhất (năm 1996). Nếu theo số lượng vốn đăng ký thì quy mô dự án bình quân của năm 2002 chỉ bằng với 7,6% mức bình quân của năm cao nhất (1996).
Bảng 2.2. FDI giai đoạn 1996-2005
Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD)* Vốn thực hiện (triệu USD) Tổng Trong đó, vốn pháp định Tổng số Chia ra: Phía nước ngoài góp Phía VN góp 1996-2000 1724 26259 10921,8 8714,5 2207,3 12948,8
1996 372 10164,1 3511,4 2906,3 605,1 2714 1997 349 5590,7 2649,1 2046 603,1 3115 1997 349 5590,7 2649,1 2046 603,1 3115 1998 285 5099,9 2474,2 1939,9 534,3 2367,4 1999 327 2565,4 975,1 870,5 104,6 2334,9 2000 391 2838,9 1312 951,8 360,2 2413,5 2001-2005 3935 20720,2 7310,1 6898,1 432 13852,8 2001 555 3142,8 1708,6 1643 65,6 2450,5 2002 808 2998,8 1272 1191,4 80,6 2591 2003 791 3191,2 1138,9 1055,6 83,3 2650 2004 811 4547,6 1217,2 1112,6 104,6 2852,5 2005 970 6839,8 1973,4 1875,5 97,9 3308,8 Nguồn: [36]
Ghi chú: * Tính cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép năm trước
Năm 2003, tình hình đã có chuyển biến khả quan hơn năm 2002 (tuy số dự án có giảm đi, nhưng số vốn đầu tư đã tăng lên nên quy mô bình quân của dự án cũng tăng lên, nhưng cũng chỉ tăng chút ít so với năm 2001 (năm 2003, vốn đăng ký vào Việt Nam là 3,191 tỷ USD). Tuy nhiên, so với năm 1996, vốn đăng ký vào Việt Nam mới chỉ bằng 40%.
Năm 2004 được đánh giá là năm thành công trong thu hút FDI vào Việt Nam. Vốn đăng ký trong năm 2004 tăng cao so với các năm trước, đạt 4,547 tỷ USD, đạt mức kỷ lục từ sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Vốn thực hiện cũng đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm qua (kể từ năm 1997), đạt 2,852 tỷ