Phản ứng chính sách để thu hút trở lại FDI sau khủng hoảng của một số nước

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 28 - 31)

1996 19971998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 Tăng trƣởng GDP (%)

1.2.1.3. Phản ứng chính sách để thu hút trở lại FDI sau khủng hoảng của một số nước

của một số nước

- Sửa đổi luật đầu tư nước ngoài: Sau khủng hoảng, Thái Lan là nước ASEAN duy nhất sửa đổi luật đầu tư nước ngoài. Luật sửa đổi năm 1998 đã nới lỏng những hạn chế về sự tham gia của người nước ngoài trong một số lĩnh vực như luật pháp, kế toán, tư vấn, hầu hết các loại hình xây dựng…, tiến hành thay đổi danh sách từ ngăn cấm sang giới hạn những lĩnh vực kinh doanh mà chỉ có người Thái được tham gia. Tuy nhiên, các lĩnh vực xuất bản sách báo, nông trại lại được hạn chế hơn. Những hạn chế trước đây về bán lẻ, kinh doanh chứng khoán cũng được nới lỏng hơn và không yêu cầu phải có sự phê chuẩn đặc biệt của chính phủ về sở hữu nước ngoài.

- Sửa đổi Luật phá sản: Đây là giải pháp được Thái Lan và Inđônêxia thực hiện sau khủng hoảng, nhằm tạo ra khung pháp lí thông thoáng hơn cho đầu tư nước ngoài. Tại Thái Lan, chính phủ đã ban hành Luật phá sản vào năm 1999. Luật phá sản có rất nhiều điều khoản quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của công ty cũng như bên chủ nợ công ty, do vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí các tổ chức kinh doanh sản xuất yếu kém. Inđônêxia cũng đã sửa đổi Luật phá sản, theo đó cũng quy định hai thủ tục là thủ tục phá sản và thủ tục tạm hoãn nghĩa vụ thanh toán nợ.

- Nới lỏng những hạn chế về sở hữu: đây là biện pháp được hầu hết các nước ASEAN-5 áp dụng sau khủng hoảng. Tại Thái Lan, kể từ sau khủng hoảng tài chính 1997, những quy định về sở hữu nước ngoài ở Thái Lan đã được nới lỏng. Đến năm 1993, BOI bắt đầu cho phép sở hữu 100% nước ngoài trong một

số dự án chế tạo hoặc trong các dự án xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm. Tại Malaysia, các biện pháp tự do hoá đầu tư nước ngoài được áp dụng kể từ năm 1998, cho phép sở hữu 100% nước ngoài trong tất cả các ngành chế tạo mà không kèm theo các điều kiện xuất khẩu nào cho tất cả các dự án đầu tư mới được phê chuẩn đến ngày 31/12/2003. Việc mở cửa hoàn toàn ngành chế tạo cho FDI đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành chế tạo được cạnh tranh tự do trên thị trường trong nước. Tại Inđônêxia, sự thay đổi chính sách FDI của Inđônêxia liên quan đến chương trình cải cách IMF bao gồm: thu hẹp danh mục các ngành đang đóng cửa đối với FDI; Dỡ bỏ những hạn chế đối với FDI trong các ngành thương mại bán buôn; Yêu cầu sửa đổi lại cơ cấu và quy định của Uỷ ban đầu tư theo hướng thúc đẩy đầu tư hơn các hoạt động mang tính điều tiết và quản lí. Nếu như trước khủng hoảng, các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào các ngành viễn thông, hàng không, thương mại chỉ được sở hữu tối đa 49% cổ phần công ty, thì theo Nghị định 118 năm 2000 các công ty nước ngoài đã được sở hữu 100% vốn trong các lĩnh vực trên.

- Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp mũi nhọn. Sau khủng hoảng, vấn đề cơ cấu kinh tế được chính phủ các nước chú trọng hơn. Chiến dịch cải cách cơ cấu kinh tế ở các nứoc ASEAN-5 diễn ra theo hướng: hỗ trợ sản xuất, khuyến khích thuế, tăng chi tiêu R&D, ưu đãi đầu tư vào các ngành ưu tiên… như dệt may, chế biến thực phẩm, nông sản, công nghiệp nhẹ, các ngành công nghiệp và dịch vụ, chính phủ nỗ lực đầu tư khoa học công nghệ, tìm kiếm những sản phẩm mới, tập trung phát triển công nghệ phần mềm và vi mạch điện tử. Tại Malaysia, kể từ năm 1997, các ngành công nghiệp công nghệ cao được ưu tiên hàng đầu trong tám ngành công nghiệp then chốt là điện và điện tử, dệt và đồ thêu ren, hoá chất, các ngành công nghiệp dựa nhiều vào nguồn tài nguyên khoáng sản, các ngành thực phẩm và công nghiệp dựa nhiều vào nguồn tài nguyên nông nghiệp, giao thông, nguyên liệu và cơ khí.

- Phát triển cơ sở hạ tầng: sau khủng hoảng, các nước ASEAN đều có những chính sách nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng hiện có, nhằm tạo ra môi trường tốt hơn cho đầu tư nước ngoài. Tiêu biểu cho chính sách cải thiện cơ sở hạ tầng sau khủng hoảng ở ASEAN-5 là Malaysia, Philippin và Singapore. Tại Malaixia, ngay sau khủng hoảng, chính phủ đã chi 4,042 tỷ RM cho việc làm

đường xá, cầu cống, đường sắt, cảng, hàng không dân dụng nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho đầu tư nước ngoài. Đặc biệt. chính phủ đã thành lập Quỹ phát triển cơ sở hạ tầng với khoản vốn đầu tiên là 5 tỷ RM giành riêng để trợ giúp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng đang tiến hành và các dự án liên quan đến các phương tiện công cộng lớn, tránh sự trì hoãn do thiếu vốn và do những khó khăn do khủng hoảng tài chính tiền tệ trong nước gây nên. Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, chính phủ Philippin đã đề ra Kế hoạch công nghệ thông tin quốc gia năm 2002 (NITP2000), đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch “thành phố số hoá” khởi động kể từ năm 1996, nhằm xây dựng trung tâm vùng vịnh Subic trở thành một thành phố có cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại và có sự kết mạng nhanh chóng nhất với hệ thống viễn thông toàn cầu.

- Tăng cường hợp tác và liên kết kinh tế khu vực: Trong chương trình hành động Hà Nội năm 2000, các nước ASEAN-5 đã tích cực điều chỉnh hàng rào thuế quan của mình theo đúng như lịch trình đã đặt ra của AFTA, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một Cộng đồng kinh tế ASEAN trong thời gian sắp tới. Điều này góp phần làm tăng tính hấp dẫn của thị trường ASEAN đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Ủng hộ quan điểm tự do hoá thương mại và đầu tư giữa các nước ASEAN, Hịêp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được kí vào tháng 10 năm 1998 là nhằm cung cấp một môi trường đầu tư tự do và thuận lợi hơn cho các nước thành viên. Trong AIA, các nước thành viên đã nhất trí phát triển và thực hiện ba chương trình cơ bản sau:

+ Hợp tác và tạo điều kiện cho đầu tư, thông qua việc tăng tính trong sáng của các thủ tục, luật pháp, chính sách đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục đầu tư, mở rộng số lượng các đối xử ưu đãi thuế trong các nước thành viên ASEAN. Các nước thành viên cũng đồng ‎ thiết lập các cơ sở dữ liệu về đầu tư, thúc đẩy mối ilên kết công cộng – tư nhân, xác định các lĩnh vực mục tiêu cho hợp tác công nghệ.

+ Thúc đẩy đầu tư bằng cách thành lập các chương trình đào tạo lao động kỹ năng, đào tạo chuyên gia, công nghệ và các hoạt động liên kết giữa các nước thành viên.

+ Tự do hoá đầu tư thông qua giảm và huỷ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư, thúc đẩy dòng vốn chảy vào tự do hơn.

Ngòai ra còn có những nhân tố tích cực ảnh hưởng đến đầu tư vào ASEAN là Kế hoạch hành động ASEAN – Nhật Bản, nhấn mạnh vào sự hợp tác để tăng cường tính cạnh tranh kinh tế giữa các nước thành viên, bao gồm cả việc thúc đẩy đầu tư; Thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc vào thành 11 năm 2001 nhằm tạo ra môi trường tự do và thông thoáng hơn cho FDI giữa các nước ASEAN và Trung Quốc vào năm 2010; Các nước ASEAN cũng đã kí Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN – Ấn Độ vào tháng 10 năm 2004 nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại - đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN và Ấn Độ. Với các dự án ASEAN +1 (gồm ASEAN – Nhật Bản; ASEAN – Ấn Độ, ASEAN – Trung Quốc) hay ASEAN +3 (gồm ASEAN – Nhật Bản – Hàn Quốc –Trung Quốc), các nước ASEAN đang nỗ lực xây dựng một cộng đồng kinh tế cho riêng mình, tích cực cải cách cơ cấu kinh tế, tự do hoá thương mại và đầu tư để tạo nên một ASEAN có môi trường kinh doanh hấp dẫn và năng lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 28 - 31)