Giải pháp về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 89)

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.1. Giải pháp về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ

Những giải pháp cơ bản để cải thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới là:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, khung pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư

nước ngoài đã được hình thành (luật đầu tư năm 2005), nhưng những văn bản, nghị định để thực hiện Luật đầu tư mới chưa được triển khai thực hiện. Để luật đầu tư mới thực sự hiệu quả, Việt Nam cần công khai hoá danh mục những lĩnh vực được phép đầu tư 100% vốn nước ngoài. Việc này sẽ giúp ích cho những nhà đầu tư có tiềm năng, nhưng lại không có nhiều thông tin về Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần xoá bỏ những bất hợp lý trong quy định bắt buộc về tỷ lệ

nội địa hoá trong một số ngành công nghiệp như ô tô, xe máy, điện tử, trong khi những ngành công nghiệp phụ trợ của Việt nam vẫn kém phát triển.

Chính phủ cũng phải thúc đẩy việc thực hiện giải quyết những vướng mắc về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng theo hướng của Bộ kế hoạch và đầu tư theo Công văn số 806/BKH-PC ngày 6/2/2004. Sửa đổi Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 19/9/2003 của chính phủ theo hướng nới lỏng hạn chế tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, giáo dục đào tạo, cơ sở khám chữa bệnh.

Hoàn thiện các luật về thành lập và quản lý các công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài. Các quy định liên quan đến việc thành lập công ty cổ phần đang trở thành một đòi hỏi cấp bách của các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng chúng chưa được quy định cụ thể. Nghị định 38/03/2003/NĐ-CP mới chỉ dừng lại ở chỗ cho phép các công ty có vốn nước ngoài chuyển thành các công ty cổ phần và được áp dụng trên cơ sở thử nghiệm. Thực tế, điều này đã và đang cản trở việc thực hiện chính sách đa dạng hoá hình thức và phương thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Chính phủ cũng nên nghiên cứu và áp dụng hình thức mua lại và sát nhập (M&A) vào thực tế nước ta để mở kênh mới thu hút đầu tư nước ngoài, vì đây cũng là một động lực của dòng vốn đầu tư nước ngoài hiện nay. Nghiên cứu áp dụng một số hình thức đầu tư mới như mô hình công ty mẹ – con (holding company), công ty hợp danh để tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.

Bãi bỏ những hạn chế về tỷ lệ vốn tối thiểu (30%) cho bên nước ngoài đóng góp vào liên doanh và tỷ lệ vốn pháp định tối thiểu bắt buộc (30%) trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Tuy nhiên, những yêu cầu về tỷ lệ góp vốn tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài trong những dự án quan trọng, đặc biệt là những dự án dịch vụ, nên được duy trì như đã cam kết trong các hiệp định quốc tế về đầu tư và dịch vụ.

Cơ chế một giá đã được áp dụng trong Luật đầu tư 2005, nhưng chính phủ cũng nên có những biện pháp công bố rộng rãi để các nhà đầu tư nước ngoài biết. Cần thực hiện các chính sách phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế là doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, bộ phận thay thế và các nguồn cung cấp khác.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần có những sửa đổi kịp thời và có những quy chế hướng dẫn thực hiện Luật lao động, Luật đất đai cho phù hợp hơn với thực tế. Theo Luật lao động, mặc dù chính phủ đã cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp tuyển dụng lao động, nhưng vẫn còn có những quy định về việc can thiệp vào vấn đề tuyển dụng lao động trong các công ty nước ngoài. Luật lao động cần phải sửa đổi theo hướng trao quyền chủ động thực hiện nguyên tắc ký hợp đồng lao động trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Các nhà đầu tư cho rằng, Luật lao động hiện nay còn quy định mức lương làm ngoài giờ quá cao mà doanh nghiệp cần phải trả cho người lao động, cao hơn mức lương cơ bản 3 lần (trước kia là 2 lần).

Về Luật đất đai, hiện nay thời hạn thuê đất đối với các nhà đầu tư nước ngoài là 50 năm, có thể kéo dài đến 70 năm trong trường hợp đặc biệt. Nhưng đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất, thời gian để đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng thường kéo dài, có khi đến 5-10 năm. Do vậy, thời gian thực sự kinh doanh giảm. Vì vậy nên cho phép gia hạn thời gian thuê đất.

Thứ hai, cần nâng cấp cơ sở hạ tầng. Việc cung cấp nước sinh hoạt, điện,

kết nối internet là một trong những ưu tiên hàng đầu để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, nhà nước nên tập trung đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường, điện, nước, thông tin liên lạc) đến tận hàng rào các khu công nghiệp; cho phép cạnh tranh tự do phát triển các dịch vụ tin học và viễn thông để giảm chi phí truy cập internet, cước điện thoại quốc tế và các dịch vụ khác ngang bằng với các nước trong khu vực.

Một trong những biện pháp hữu hiệu mang lại sự cắt giảm chi phí nhanh và mạnh nhất là xoá bỏ cơ chế độc quyền trong một số ngành điện, nước, viễn thông, vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, xăng dầu...và giao cho tư nhân hoặc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia quản lý. Cơ chế quản lý năng động với tiềm lực về vốn, công nghệ từ các công ty tư nhân (có thể là công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, công ty nước ngoài hoạt động dưới hình thức BOT..) sẽ giúp cho việc nâng cấp và hiện đại hoá các kết cấu hạ tầng hiện có, tạo điều kiện thuận lợi để giảm bớt chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Hiện tại, ở Việt Nam, lĩnh vực cơ sở hạ tầng được bảo hộ rất mạnh. Sự độc quyền trong nhiều lĩnh vực đã giúp các doanh nghiệp được bảo hộ tự quyết định giá cả các loại dịch vụ. Nói như vậy thì không hẳn là đúng. Khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam vốn là khu vực cồng kềnh, kém năng động nhất, do vậy các thiết bị và cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thường lạc hậu hơn nhiều so với thế giới. Điều đó làm phát sinh chi phí, đội giá cả lên mức cao hơn bình thường, và làm cho sản xuất kinh doanh càng trì trệ.

Thứ ba, cần đào tạo và tái đào tạo lực lượng lao động. Chính phủ cần tăng

chi ngân sách hàng năm để tăng cường giáo dục và đào tạo toàn diện, nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài về chất lượng, giá cả và kỷ luật lao động; nâng cao trình độ chuyên môn của công chức nhà nước các cấp và lao động Việt Nam liên quan đến công tác quản lý và trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về lâu dài, chính phủ cần phải có những chính sách đón đầu trong giáo dục và đào tạo nhân lực, nhất là về kỹ thuật và kỹ năng kinh doanh.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới cần thực hiện theo hướng sau:

+ Cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách khoa học để phục vụ cho giai đoạn 2 của quá trình phát triển kinh tế (giai đoạn 2 bắt đầu tính từ năm 2006 sau 20 năm đổi mới kinh tế). Hiện nay, hệ thống giáo dục của Việt Nam còn nặng về sách vở, chưa chú ý đến tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ của học sinh. Nếu Việt Nam tiếp tục thực hiện phương thức giáo dục theo hướng này, trong tương lai Việt Nam sẽ ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài về công nghệ, bởi vì Việt Nam không có khả năng sáng tạo công nghệ của riêng mình do nền giáo dục chất lượng thấp. Hướng đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam là phải hướng mạnh về kinh tế tri thức và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào tất cả các ngành kinh tế. Bằng hệ thống giáo dục đào tạo công lập, nhà nước phải chịu trách nhiệm chính trong việc bồi dưỡng, đào tại đội ngũ nhân tài đông đảo, chứ không nên ưu ái cho một số ít người có tài năng đặc biệt. Để làm được điều đó, cần phải có những bước đột phá cải cách trong cách dạy và học, đổi mới cơ sở vật chất hiện đại cho giáo dục, có kế hoạch tuyển sinh đảm bảo chất lượng tốt, tạo điều kiện cho mọi thành viên đều học tập; khâu đào tạo phải gắn chặt chẽ với

khâu sử dụng, tránh tình trạng thiếu nhân lực ở ngành này nhưng lại thừa nhân lực trong những ngành khác...

+ Bên cạnh giáo dục đại học và tập trung đào tạo nhân lực vào các ngành công nghệ mũi nhọn, chính phủ cũng cần phải chú trọng nhiều hơn đến hệ thống đào tạo và dạy nghề. Đây là một khâu rất yếu trong việc thực thi các dự án đầu tư nước ngoài. Hầu hết lao động trong các công ty nước ngoài đều có những bằng cấp cao hoặc đáp ứng đúng tiêu chuẩn yêu cầu, nhưng trên thực tế tay nghề cơ bản của họ lại khiếm khuyết và không mang tính thực tế. Những điều tra về tình trạng lao động trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều cho thấy các nhà đầu tư thường phàn nàn về giải pháp đào tạo nghề của Việt Nam và họ cho rằng đây là khâu kém nhất và gây thất vọng nhiều nhất cho việc thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh. Do vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho các dự án đầu tư trong và ngoài nước, việc mở rộng hệ thống đào tạo nghề là cần thiết, đặc biệt là đào tạo công nhân kỹ thuật. Tốc độ tăng của loại hình đào tạo này phải cao hơn mức độ đào tạo đại học, trên đại học. Hệ thống đào tạo nghề có thể mở rộng từ phía nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế ... Trong hệ thống đào tạo nghề, bên cạnh việc mở rộng quy mô, cũng cần phải chú ý đến vấn đề chất lượng đào tạo theo hướng đào tạo một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, sử dụng công nghệ hiện đại ... Hệ thống đào tạo nghề nên phân bổ đều trong toàn quốc, đặc biệt nên tập trung ở những nơi có mức độ tập trung KCN,KCX có sử dụng công nghệ cao và trong những lĩnh vực như chế biến chế tạo, cơ khí, điện tử, các làng nghề truyền thống, kỹ thuật nuôi trồng ...Để làm tốt điều đó, ngân sách của nhà nước cần phải được tăng nhanh và sự quản lý phối hợp của nhà nứoc với các địa phương, các trường dạy nghề... cần phải được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên, nhất quán để nhanh chóng tìm ra những phương thức đào tạo nghề hữu hiệu nhất, phù hợp nhất với thời đại ngày nay.

Thứ tư, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư. Vào năm 2004, Bộ kế

hoạch và đầu tư đã xây dựng chương trình hành động quốc gia về xúc tiến đầu tư nước ngoài đến năm 2010. Trước mắt cần đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn, loại hình doanh nghiệp. Tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư tại các bộ, ngành, các cơ quan đại diện nước ta ở một số địa bàn trọng điểm nước ngoài để chủ động vận động, xúc tiến đầu tư trực tiếp với từng dự án, từng tập

đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC).

Quỹ xúc tiến đầu tư cũng đã được thành lập nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến, vận động đầu tư hàng năm theo hướng trích 1% từ nguồn đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để trang trải công tác vận động xúc tiến đầu tư của các ngành, địa phương. Trong thời gian tới, quỹ xúc tiến đầu tư nên mở rộng nhiều hơn cho các đối tác kinh tế trọng điểm và các ngành phát triển ưu tiên. Bên cạnh đó, các bộ ngành cũng nên phối hợp chặt chẽ với nhau hơn trong việc tổ chức nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư phù hợp, nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp. Những phương tiện hữu hiệu như trang web, các kênh thông tin đại chúng trong nước và quốc tế... cũng là cầu nối giúp các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ hơn những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của Việt Nam trong thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)