Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 77 - 80)

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Bối cảnh quốc tế trong thời gian tới có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Những xu thế tác động trực tiếp đến việc thu hút FDI của nước ta trong thời gian tới là:

Một là, toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước,

bao trùm hầu hết các nước tham gia. Toàn cầu hoá vừa làm tăng sức ép cạnh tranh, vừa làm tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước. Quan hệ đa phương, quan hệ song phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng hơn trong tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường... Toàn cầu hoá mở rộng khiến các công ty xuyên quốc gia không ngừng cấu trúc lại, hình thành những tập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế. Thế giới sẽ hình thành các siêu công ty và thương mại điện tử trở thành một sân chơi mới. Khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng tăng.

Toàn cầu hoá lan nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu khiến nền sản xuất trên thế giới mang tính toàn cầu. Tự do hoá về thương mại, đầu tư, tài chính tiếp tục mở rộng. Hội nhập kinh tế và vai trò của các tổ chức quốc tế trở thành một nội dung của toàn cầu hoá. Hội nhập nhấn mạnh tính chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu. Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Đối với nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải được nâng lên một bước mới gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế, đòi hỏi phải nâng cao sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế để có thể tận dụng những cơ hội của phân công lao động quốc tế mới.

Xu thế khu vực hoá trong bối cảnh toàn cầu cũng đang gia tăng. Sự cạnh tranh thương mại giữa các khối trong khu vực ngày càng gia tăng. Xu thế toàn cầu hoá kinh tế với tốc độ nhanh đến chóng mặt đang làm tăng cơ hội lựa chọn lớn cho các nước, nhưng cũng đòi hỏi các nước phải tham gia hội nhập khu vực, coi đó là bước đi cơ bản để hội nhập toàn cầu và để tránh những rủi ro khi hội nhập ra toàn thế giới.

Hai là, xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế tới nền kinh tế tri thức ngày càng

rõ nét. Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ ngày càng có vai trò quan trọng. Trình độ làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển. Chu trình luân chuyển vốn, đổi mới công nghệ và sản phẩm ngày càng được rút ngắn; các điều kiện kinh doanh trên thị trường thế giới luôn thay đổi khiến các doanh nghiệp phải nhanh nhạy nắm bắt, thích nghi. Các nước đang phát triển, trong đó có nước ta đang có cơ hội thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển; đồng thời đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội và khắc phục những yếu kém để vươn lên.

Sự xuất hiện nền kinh tế tri thức trên thế giới buộc các nước phải nỗ lực cải cách cơ cấu để tạo đà cho sự phát triển kinh tế trong thời kỳ sắp tới. Việc cải cách cơ cấu đó đòi hỏi Việt Nam phải có những chuyển biến mới về cơ cấu kinh tế để có thể tiếp nhận hiệu quả sự chuyển giao công nghệ từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới không thể là sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp mà phải có sự kết hợp đồng thời với sự

chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức. Có như vậy mới đón nhận được sự chuyển hướng cơ cấu đầu tư của các nước công nghiệp phát triển khi mà hầu hết các ngành kinh tế công nghiệp của các nước này đều có công nghệ hiện đại.

Ba là, trong thời gian tới Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát

triển năng động, trong đó Trung Quốc có vai trò ngày càng lớn. Sau khủng hoảng tài chính kinh tế, nhiều nước ASEAN và Đông Á tiếp tục trên đà phát triển với khả năng cạnh tranh mới. Tình hình đó tạo thuận lợi cho Việt Nam thu hút dòng FDI từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời cũng gia tăng sức ép cạnh tranh cả trong và ngoài khu vực. Mặc dù đã đạt đến trình độ phát triển kinh tế cao hơn nhiều nước khác trong nhóm nước đang phát triển, nhưng Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh ngay cả trên thị trường trong và ngoài nước. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam là một ví dụ. Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng hoá ở những nước có trình độ phát triển tương đương như ASEAN và Trung Quốc. Chính sự cạnh tranh bất lợi này thể hiện ở nhiều khía cạnh như giá cả cao, chất lượng chưa tốt, mẫu mã chưa đẹp, tiêu chuẩn vệ sinh chưa đạt...và nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như cơ cấu công nghệ, cơ sở hạ tầng, trình độ nguồn nhân lực, hiệu quả của đồng vốn đầu tư....

Trong xu thế tự do hóa và toàn cầu hoá, các nước có tiềm năng về vốn, công nghệ, thị trường...như Mỹ, EU, Nhật Bản, NIEs... sẽ có nhu cầu nhập khẩu và đầu tư vào các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao hơn và có những lợi thế sẵn có hơn. Hiện tại, Việt Nam được coi là nước có trình độ phát triển trung bình trong khối ASEAN, có những lợi thế tương tự như các nước trong khu vực và đang mất đi một số lợi thế về cải cách cơ cấu kinh tế, tính không minh bạch của môi trường đầu tư, chế độ hai giá, tỷ giá đồng tiền nội tệ, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội....Nếu những yếu điểm này không thay đổi, Việt Nam sẽ bỏ lỡ những cơ hội trở thành điểm hấp dẫn đầu tư trong thời gian tới.

Hiện tại, nước ta nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới, là thành viên của khối ASEAN, có điều kiện thúc đẩy mối quan hệ với các nước trên thế giới sau khi bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ. Cùng với chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá của nước ta đang tạo nên các cơ hội để khai thác, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiều chương trình và dự án hợp tác quốc tế phát

triển vùng Đông Nam Á, khối ASEAN, tiểu vùng sông Mê Kông về thương mại, du lịch, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng... đang tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, hợp tác toàn cầu và khu vực cũng đang làm gia tăng sự cạnh tranh của nước ta đối với các nước khác trong thu hút FDI. Hiện tại, chúng ta đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước có trình độ phát triển cao hơn ở khu vực Đông Nam Á như Trung Quốc và ASEAN. Những lợi thế mà Việt nam đang có được cũng đồng dạng với các quốc gia này. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là việc tham gia đầy đủ vào AFTA, WTO, APEC đòi hỏi nước ta phải vươn lên, tăng cường và mở rộng hợp tác bình đẳng với các nước, mặt khác phải chấp nhận và điều chỉnh những lĩnh vực và hoạt động có liên quan theo những ràng buộc và các chuẩn mực quốc tế. Cạnh tranh thu hút vốn đầu tư sẽ diễn ra quyết liệt hơn giữa nước ta với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là các nước có những hoàn cảnh tương tự, nhưng có những mặt lợi thế hơn Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)