ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO NƯỚC 1988-2005 (tính tới ngày 20/12/2005 chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 59)

10 nƣớc và vùng lãnh thổ dẫn đầu về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO NƯỚC 1988-2005 (tính tới ngày 20/12/2005 chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Đơn vị tính: USD STT Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định Vốn thực hiện 1 Đài Loan 1,408 7,932,164,583 ,413,960,406 2,939,199,225 2 Singapore 395 7,598,907,977 ,821,268,937 3,619,731,994 3 Nhật Bản 590 6,193,585,990 2,810,332,547 4,512,723,353 4 Hàn Quốc 1,029 5,278,686,077 ,283,559,622 2,463,099,291 5 Hồng Kông 354 3,696,908,431 ,561,033,203 1,991,778,260 6 BritishVirginIslands 247 2,653,258,280 ,004,843,286 1,245,978,127 7 Pháp 163 2,171,128,593 ,347,100,280 1,181,479,323 8 Hà Lan 61 1,947,979,710 ,182,365,274 1,784,857,712 9 Malaysia 179 1,502,563,772 690,453,695 834,523,801 10 Hoa Kỳ 260 1,455,637,949 759,277,123 727,879,178 Nguồn: [36]

Đông Á là khu vực có nhiều vốn FDI tại Việt Nam nhất. Đây là khu vực

đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng đến chiến lược công nghiệp hoá và tiếp thu công nghệ nước ngoài của Việt Nam. Trước hết phải kể đến vai trò của Nhật Bản. Tính đến cuối năm 2003, Nhật Bản có 369 dự án đầu tư tại Việt Nam, với số vốn đầu tư là 4,284 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 3,662 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số những nước có FDI lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2005, Nhật Bản đứng thứ 5 với 77 dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký là 259,5 triệu USD, chiếm 10,9% về số dự án và 7,1% tổng vốn đăng ký. FDI của Nhật Bản quan trọng bởi nó được thực hiện trong hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế. Ngành công nghiệp (gồm công nghiệp nặng, công nghiệp dầu khí, công nghiệp nhẹ và công nghiệp xây dựng) chiếm tới 66% tổng số dự án và 55% tổng vốn FDI đăng ký của Nhật Bản; các ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 13% tổng số dự án và 6% tổng vốn đầu tư đăng ký; và các ngành dịch vụ chiếm 21% dự án và 39% vốn đăng ký... Nhìn chung, nếu so sánh với các nước đầu tư vào Việt Nam, thì mức độ đầu tư của Nhật Bản có tăng về số lượng dự án và vốn đầu tư đăng ký qua các năm,

thậm chí ngay cả khi khủng hoảng kinh tế khu vực xảy ra. Cụ thể, năm 1991 đứng thứ 15, năm 1992 đứng thứ 15, năm 1993 đứng thứ 6, năm 1994 và 1995 đứng thứ 5, năm 1996 đứng thứ 2; ba năm 1997-1999 đều đứng đầu, năm 2000 và 2001 đứng thứ 5 và năm 2002 đứng thứ 4, năm 2003-2004 đứng thứ 3 và năm 2005 đứng thứ 5.

Bên cạnh Nhật Bản, NIEs và các nước ASEAN cũng đóng vai trò tích cực trong việc gia tăng FDI vào Việt Nam. Các nước này chiếm phần lớn trong tổng vốn FDI và tổng dự án vào Việt Nam thời gian qua. Singapo là nước có số vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam và vị trí số 1 này được duy trì từ năm 1997 đến năm 2004. Năm 2005, Singapo đứng ở vị trí thứ 6. Các dự án của Singapo chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, chế biến nông sản, lâm hải sản, khách sạn và du lịch. Đặc biệt kể từ năm 1997 trở lại đây, FDI của Singapi tập trung vào nhiều lĩnh vực mới như sản xuất máy tính, hàng điện tử, sản xuát ô tô và linh kiện phụ tùng ô tô. Đáng chú ý là các dự án của Singapo phần lớn là có quy mô trung bình từ 5-50 triệu USD/dự án, trong khi đó các dự án của các nước ASEAN khác, quy mô đầu tư 1 dự án ở Việt Nam thường rất nhỏ, trung bình là 5 triệu USD/dự án.

Đài Loan và Hàn Quốc là những nền kinh tế có vốn đầu tư lớn ở Việt Nam. Tính đến tháng 9/2003, Đài Loan có tất cả 1044 dự án còn hiệu lực ở Việt Nam, tổng số vốn đăng ký trên 5,698 triệu USD, đứng thứ 2 trong số những nước và lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm 2003. Năm 2005, Đài Loan vươn lên vị trí số 1 với 132 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1.001,76 triệu USD, chiếm 18,8% về số dự án và 27,7% số vốn đăng ký. Đầu tư của Đài Loan chủ yếu là các dự án quy mô vừa và nhỏ, trong đó ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 66,8% vốn đăng ký, 87,4% doanh thu và 82,9% lao động của các dự án FDI của Đài Loan vào Việt Nam.

Cùng với Đài Loan, Hàn Quốc hiện cũng là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Năm 2003, Hàn Quốc đứng thứ 4 với 600 dự án FDI còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký trên 3,9 tỷ USD và thực hiện được 2,28 tỷ USD. Năm 2005, Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ 3 với 168 dự án, tổng số vốn đăng ký là 491,6 triệu USD, chiếm 0,3% về số dự án và 13,6% về tổng vốn đăng ký. Nhiều tập đoàn nổi tiếng của Hàn Quốc như Dăewoo, Posco, Samsung, LG, Korea Telecom, Korea Petroleum, Hanjung... đã có mặt tại Việt Nam. Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt

Nam thường tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng như sản xuất ô tô, điện tử, thép, cơ khí chế tạo, sợi, vải, giày dép... chiếm khoảng 80% tổng dự án và trên 60% vốn đầu tư, phần còn lại là các dự án viễn thông, xây dựng khách sạn, du lịch, văn phòng căn hộ, chế biến nông lâm thuỷ sản...

Trong những năm gần đây, các nước ASEAN có tỷ trọng FDI vào Việt Nam ngày càng giảm. Nếu như vào năm 1995, Malaixia đứng thứ 7, Thái Lan đứng thứ 14 và Inđônêxia đứng thứ 17 trong số những nước có vốn FDI ở Việt Nam, thì vị trí này của các nước vào năm 2001 là như sau: Malaixia đứng thứ 13, Thái Lan đứng thứ 14, Inđônêxia đứng ngoài danh sách 20 nước có vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam. Khủng hoảng tài chính và cơ cấu kinh tế tương đồng giữa Việt Nam và các nước ASEAN đã ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí xếp hạng của các nước này trong danh sách các nưóc có vốn FDI vào Việt Nam. Năm 1996, tổng FDI của toàn khối ASEAN vào Việt Nam đạt 8,497 tỷ USD, năm 1997 giảm còn 4,649 tỷ USD, 1998 còn 3,987 tỷ USD, 1999 còn 1,568 tỷ USD và 2001 là 2,503 tỷ USD.

Trong khu vực Châu Á, Trung Quốc cũng nổi lên là một nước có số vốn FDI vào Việt Nam ngày càng tăng. Cho tới nay, Trung Quốc là nước đứng thứ 18 trong số những nước có vốn FDI vào Việt Nam, và dự đoán trong những năm tới vị trí của Trung Quốc trong danh sách các nhà đầu tư vào Việt Nam sẽ được cải thiện do nền kinh tế Trung Quốc liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao và chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của chính phủ Trung Quốc. Quy mô đầu tư của các dự án thường rất nhỏ (trung bình 2 triệu USD/dự án), tuy nhiên, hiệu quả đầu tư tương đối cao.

Khu vực Châu Âu là khu vực lớn thứ hai trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tính đến hết năm 2002, khu vực này chiếm tới 26,2% trong tổng FDI của Việt Nam, tính đến hết năm 2005 châu Âu chiếm 17,1% về số dự án và 21,7% tổng vốn đầu tư. Nếu trong giai đoạn 1988-94, EU có 144 dự án với tổng số vốn là 1,712 tỷ USD, quy mô mỗi dự án là 11,9 triệu USD, thì trong 2 năm 1995- 1996, số dự án của EU tại Việt Nam là 67 dự án, với tổng vốn đầu tư là 1,056 tỷ USD và quy mô trung bình 1 dự án tăng lên là 15,7 triệu USD. Trong 3 năm 1997-1999, FDI của EU vào Việt Nam tăng vọt, với 26 dự án, 1,617 tỷ USD và quy mô mỗi dự án là 62,2 triệu USD. Đầu tư của EU chủ yếu có mặt trong lĩnh vực công nghiệp (chiếm 55,3% số dự án), tiếp đó là dịch vụ (chiếm 34% số dự

án). Các dự án đầu tư của EU cũng tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bến Tre, Khánh Hoà...Đa phần đầu tư của EU tại Việt Nam được thực hiện dưới hình thức 100% vốn nuớc ngoài.

Bắc Mỹ là khu vực có số vốn FDI lớn thứ 3 vào Việt Nam. Điển hình của khu vực này là Mỹ. Mối quan hệ thương mại đầu tư Mỹ – Việt Nam chỉ được phát triển mạnh hơn ký Hiệp định thương mại Việt – Mỹ vào cuối năm 2001. Đầu tư của Mỹ chủ yếu tập trung ở những ngành công nghiệp (chiếm 58,6% tổng vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam), trong đó công nghiệp nặng có số vốn đầu tư lớn nhất (chiếm 29% tổng FDI của Mỹ), tiếp đó là dầu khí (chiếm 11,7%), công nghiệp nhẹ (chiếm 8,2%)...Lĩnh vực nông lâm nghiệp và văn hoá giáo dục cũng được các nhà đầu tư Mỹ quan tâm, chiếm 12% và 9,8% tương ứng. Hầu hết các dự án đầu tư của Mỹ là dưới hình thức 100% vốn nước ngoài (chiếm 64,3% số dự án và 52,4% số vốn đầu tư), tiếp theo là liên doanh (chiếm 25,6% số dự án và 34,9% số vốn đầu tư)...Năm 2005, Mỹ có 40 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 98,7 triệu USD, chiếm 5,6% về số dự án và 2,7% tổng vốn đăng ký. Vốn đầu tư của Mỹ tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và Hà Nội.

2.3. Đánh giá chung về hoạt động thu hút FDI ở Việt Nam từ 1997 đến nay

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 59)