TRONG THỜI GIAN TỚ
3.2.3. Giải pháp về tạo luồng vốn đầu tƣ
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng hội nhập nhanh và rộng là một thực tiễn khách quan, đòi hỏi các nước trên thế giới phải tuân theo nếu không muốn bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển. Do vậy, nếu Việt Nam đứng ra ngoài xu hướng trên, tất yếu hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam bị tác động trực tiếp, đi kèm theo là khó tránh khỏi bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực ngoại giao, chính trị, xã hội… Để tạo thuận lợi cho dòng vốn FDI chảy vào trong nước trong thời gian tới, Việt Nam cần phải có sự kết hợp giữa hợp tác đa phương và song phương nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng hợp tác. Trong vấn đề thúc đẩy hợp tác đa phương, trước hết Việt Nam thực hiện hiệu quả việc gia nhập WTO bắt đầu từ tháng 12 năm 2006, tham gia mạnh mẽ vào Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA).... Điều này đòi hỏi Việt Nam cần có sự cải cách nhanh chóng về cơ cấu kinh tế, cơ chế chính sách, thể chế kinh tế theo đúng quy định của WTO, đồng thời tạo nên sức cạnh tranh tốt hơn cho nền kinh tế để tham gia vào sân chơi ACFTA. Bên cạnh đó, Việt Nam cần đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết trong ASEAN, nhằm chủ động hơn trong việc tham gia vào cơ chế
hợp tác nội bộ khối, để từ đó tăng cường tiếng nói và vai trò của mình trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, an ninh, chính trị và xã hội.
Song song với việc đẩy mạnh hợp tác đa phương, Việt Nam cũng cần có những bước chuẩn bị cho việc ký kết các hiệp định hợp tác song phương sau khi đã chính thức trở thành thành viên của WTO vào cuối năm nay. Hợp tác song phương, đặc biệt là việc kí kết FTA với các đối tác chiến lược trong khu vực và trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo …sẽ giúp hàng hoá Việt Nam tránh bị phân biệt đối xử trên thị trường khu vực, khai thông dòng vốn FDI, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá, mở rộng quy mô thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng hợp tác song phương với Việt Nam, các nước như Nhật Bản, Trung Quốc cũng sẽ tích cực mở rộng hợp tác song phương với các nước khác trong khu vực, do vậy xu hướng cạnh tranh giữa các nước sẽ ngày càng gay gắt hơn. Để hợp tác song phương đi vào hiệu quả, Việt Nam cần sáng suốt trong việc lựa chọn các đối tác cần thiết nhất và tìm ra phương án hợp tác tối ưu nhất, đồng thời phải tích cực tập trung phát triển kinh tế theo hướng ngày càng hiệu quả hơn. Có thể nói trong quá trình hợp tác thời gian tới, sự kết hợp giữa hợp tác đa phương và hợp tác song phương sẽ có tác dụng bổ sung và giúp Việt Nam phát huy tốt nhất tiềm năng và nội lực, hội nhập hiệu quả hơn vào khu vực và thế giới.
Trong thời gian tới, để tạo thuận lợi và hiệu quả cho các luồng vốn FDI vào Việt Nam, bên cạnh những nỗ lực hội nhập đa phương và song phương, cần phải tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
+ Một là, xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động phân loại, nghiên cứu kỹ các đối tác đầu tư thông qua mạng lưới cộng tác viên, các đầu mối ở nước ngoài, rà soát lại tất cả các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, tạo ra sự liên kết chung trong quy hoạch tổng thể, trên cơ sở đó xác định rõ những gì Việt Nam cần, các dự án thuộc loại nào... để lập danh mục dự án. Và các nhà đầu tư có nhu cầu và lựa chọn dự án trong danh mục sẽ được cấp phép ngay mà không cần phải xem xét lại.
Hai là, quan tâm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Chính phủ và các bộ ngành cần nghiên cứu kỹ, phân tích một cách nghiêm túc các đối tác lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, EU. Hiện tại các đối tác này đang là những nhà đầu tư lớn và có hiệu quả ở Việt nam, tuy nhiên so với dòng vốn khổng lồ đổ ra nước
ngoài của họ, Việt Nam còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé. Để đầu tư nước ngoài của các đối tác này đổ ngày càng nhiều vào Việt Nam, cần có những biện pháp khác hơn ngoài những nỗ lực xúc tiến đầu tư của chính phủ thông qua các cuộc viếng thăm ngoại giao, các cuộc hội thảo quốc tế, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan ngoại giao...Công tác thu thập thông tin về từng đối tác, từng thị trường cần phải có những thực tiễn sinh động hơn; đó là có thể lập những văn phòng đại diện ở các địa điểm nước ngoài mà Việt Nam đang cần thu hút đầu tư, lập các văn phòng phân tích và thu thập thông tin ở nước ngoài. Việc này có thể thuộc thẩm quyền của chính phủ, bộ, ngành, cũng có thể là của địa phương, công ty Việt Nam đang có nhu cầu kêu gọi vốn FDI. Việc trông đợi vào các phòng thương mại của các đại sứ quán là một giải pháp cần thiết nhưng không hữu hiệu bằng việc tìm hiểu thông tin và vận động xúc tiến đầu tư trên thực tế tại chính nước hoặc công ty mà Việt Nam đang có nhu cầu thu hút đầu tư.
Ba là, cần khẩn trương cải cách triệt để hệ thống doanh nghiệp nhằm thu hút TNCs của các nước lớn trên thế giới. Trong đó, đối với các doanh nghiệp nhà nước, nếu doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả hoặc đầu tư vào các ngành chủ đạo thì chính phủ nên hỗ trợ duy trì làm định hướng cho nền kinh tế, còn các doanh nghiệp yếu kém làm ăn không hiệu quả nên cổ phần hoá và kêu gọi đầu tư từ các đối tác nước ngoài, giúp họ góp vốn, đưa trang thiết bị hiện đại vào sản xuất, thậm chí có thể bán lại cho các nhà đầu tư nhằm vực dậy nhà máy, đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Các chính sách thu hút TNCs phải mang tính rõ ràng, hệ thống, hấp dẫn. Các chính sách này trước tiên cần khuyến khích TNCs đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo, dịch vụ... Đây chính là các thế mạnh của các TNCs lớn, đặc biệt là các TNCs của các nước Mỹ, châu Âu. Bằng cách này, Việt Nam không chỉ thu hút được nhiều vốn đầu tư mà còn nhận được công nghệ chuyển giao trực tiếp từ công nghệ nguồn (công ty mẹ) và tiếp cận vào thị trường thế giới thông qua mạng lưới marketing toàn cầu.
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 và định hướng trở thành nước công nghiệp đến năm 2020, các nhà hoạch định chiến lược đã đề xuất một số ngành có tác động lớn trên các phương diện cần ưu tiên thu hút vốn FDI trong thời gian tới như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, các dự án dịch vụ có sức cạnh tranh cao, xây dựng kết cấu hạ tầng...
Dựa trên những yếu tố khách quan và chủ quan liên quan đến việc hoạch định chiến lược thu hút FDI và giải pháp thực hiện chiến lược đó, thực hiện triệt để và có hiệu quả định hướng thu hút vốn FDI này, chính phủ đã tiến hành xem xét và đề ra các biện pháp, luật lệ để tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI trong giai đoạn mới. Những chính sách và giải pháp mà chính phủ đưa ra đều rất cần thiết, mang tính thực tế cao, thể hiện quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư từ phía chính phủ. Những giải pháp này cho thấy sau khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, các nhà hoạch định chính sách đã nhận thức được môi trường đầu tư của Việt Nam cần phải có sự thay đổi về chất theo chiều sâu, mang tính cạnh tranh, hơn là chỉ dựa vào sự ban hành luật pháp ban đầu, dựa trên lợi thế so sánh tĩnh để thu hút đầu tư. Những giải pháp này thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư như về pháp lý, thủ tục hành chính, cơ cấu đầu tư, đối tác đầu tư, cơ sở hạ tầng... để khơi rộng nguồn cho dòng chảy FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.