1996 19971998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 Tăng trƣởng GDP (%)
1.2.1.2. Những tác động đến dòng FDI của một số nước
Xu hướng FDI trong giai đoạn 1997-2004 ở các nước ASEAN cũng bị tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Năm 1996, FDI vào ASEAN-5 đạt 26,7 tỷ USD, năm 1998 giảm xuống còn 19,1 tỷ USD do tác động mạnh của khủng hoảng và năm 1999 bắt đầu tăng trở lại, tuy nhiên vẫn đạt mức rất thấp so với thời kỳ trước 1997. Vào năm 2002 FDI vào ASEAN-5 đạt 11,1 tỷ USD và năm 2003 đạt 15,4 tỷ USD. Sự sụt giảm mạnh mẽ dòng vốn FDI ở ASEAN-5 xuất phát chủ yếu là từ Inđônêxia và Malaixia. Trong giai đoạn 1995- 1998, FDI vào Inđônêxia chiếm 12,9% tổng lượng FDI vào 10 nước ASEAN, nhưng trong giai đoạn 1995-2003 tỷ lệ này giảm còn 1,7%. ở Malaixia, tỷ lệ tương ứng là 19,3% và 16,4%, ở Philippin là 5,4% và 5,3%. Singapo là nước có sự cải thiện môi truờng đầu tư hiệu quả nhất với tỷ lệ FDI của đất nước này trong ASEAN tăng từ 36,3% lên 48,9%, tiếp theo là Thái Lan tăng từ 13,7% lên 14,5%. Xếp thứ hạng thu hút FDI trong 140 nước trên thế giới, trong giai đoạn 1980- 1990, Singapo đứng thứ 1, Malaixia đứng thứ 8, Thái Lan đứng thứ 25, Philippin đứng thứ 39, Inđônêxia đứng thứ 63. Trong giai đoạn 1990-2000, thứ hạng của cả 5 nước trên đều tụt mạnh: Singapo thứ 18, Malaixia đứng thứ 44, Thái Lan thứ 41, Philippin thứ 89, Inđônêxia thứ 138, gần đứng cuối bảng [39].
Bảng 1.2. FDI vào ASEAN-5 giai đoạn 1995-2003 (tỷ USD)
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Malaysia 5,815 7,297 6,323 2,714 3,895 3,788 0,554 3,203 2,473 Philippin 1,577 1,618 1,261 1,718 1,725 1,345 0,982 1,111 0,319 Singapore 11,503 9,303 13,533 7,594 16,067 17,128 15,038 5,730 11,431 Thái Lan 2,070 2,338 3,882 7,491 6,091 3,350 3,886 0,947 1,869 Inđônêxia 4,346 6,194 4,678 -0,356 -2,745 -4,550 -3,279 0,145 -596 ASEAN-5 25,311 26,750 29,676 19,161 25,033 21,151 17,181 11,136 15,496
ASEAN-10 28,231 30,209 34,099 22,405 27,853 23,379 19,373 13,733 20,304
Nguồn: [38]
Do chiều hướng ảm đạm của dòng FDI vào ASEAN, những tác động của nó đối với nền kinh tế cũng không lấy gì sáng sủa. Mặc dù trong những năm gần đây, chính phủ các nước ASEAN đã cố gắng dỡ bỏ những rào cản đối với đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều trở ngại về luật pháp làm cản trở đến môi trường đầu tư. Sau khủng hoảng, chính phủ các nước đã nới lỏng quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài lên 100% trong nhiều lĩnh vực, nhưng nhìn chung các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không được phép sở hữu đất đai trong các nhà máy sản xuất mà họ xây dựng, bị hạn chế trong việc sở hữu cổ phần trong ngành công nghiệp viễn thông. Ở một số ngành công nghiệp khác, như ngành khai thác mỏ ở Philippin, quyền sở hữu tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài chỉ là 40%. Những rào cản luật pháp đó, cộng thêm với những yếu tố bất ổn định chính trị, nguồn nhân lực không được nâng cao trình độ, cơ sở hạ tầng yếu kém, nạn tham nhũng tràn lan (ở Inđônêxia và Philippin), giá nhân công tăng cao và thị trường điện tử bão hòa (ở Malaysia) đã khiến cho dòng vốn FDI quốc tế chệch hướng khỏi ASEAN-4 (trừ Singapore) và đổ vào các nước láng giềng như Việt Nam và Trung Quốc.
Cùng với sự sụt giảm nhanh dòng vốn FDI, tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá chế tạo trong các dự án FDI cũng không có sự thay đổi đáng kể, thậm chí còn giảm ở Malaysia. Năm 1996, xuất khẩu hàng hoá chế tạo trong các dự án FDI ở Malaysia là 84,4%, năm 2003 còn 80,6%. Tại các nước khác, tỷ lệ này thay đổi rất chậm: Inđônêxia 59,2% và 59,4%; Philippin 85,6% và 91,8%, Singapore 87,8% và 89,4% và Thái Lan là 76,2% và 80,1%. Sự thu hẹp và rút vốn FDI ra khỏi Inđônêxia khiến tỷ lệ thất nghiệp của đất nước này đạt 9,5% năm 2003 và ở Philippin đạt 10,2%, cao nhất khu vực ASEAN.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và sự sụt giảm nhanh chóng dòng vốn FDI cũng buộc chính phủ các nước ASEAN phải xem xét lại chính sách và tác động của FDI đối với việc phát triển công nghệ ở trong nước. Trong số các nước này, chỉ có Singapore và Malaysia được đánh giá là những nươc tiếp thu công nghệ nước ngoài thông qua FDI hiệu quả nhất nhờ có sự gia tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo, chi phí R&D để tiếp thu công nghệ nước ngoài một cách hiệu quả. Tổng chi tiêu R & D cho khoa học công nghệ của Singapore tăng từ 0,86%
GDP năm 1990 lên 2,11% GDP năm 2001 và của Malaysia tăng từ 0,62% năm 1997-1998 lên 1% năm 2000 [T/c KTTG, số 2/2005, trang 54). Trong khi đó vẫn còn nhiều nước ASEAN dựa trên những công nghệ truyền thống, năng suất thấp và tập trung nhiều lao động không lành nghề. Những công nghệ này đang gây sức ép về môi trường sinh thái và hiệu quả cạnh tranh thấp và nó đang là nguyên nhân chính khiến dòng FDI tháo lui khỏi Inđônêxia và Philippin. Giải pháp về phát triển công nghệ có nhiều, nhưng điều quan trọng là phải đào tạo được nguồn nhân lực có năng lực nghiên cứu và triển khai, đẩy mạnh xây dựng được một số ngành công nghiệp mới và đặc thù, và có những chiến lược thu hút FDI hiệu quả vào các ngành công nghiệp mục tiêu.