Những vấn đề đặt ra và hƣớng giải quyết

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 70 - 77)

10 nƣớc và vùng lãnh thổ dẫn đầu về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam

2.3.3. Những vấn đề đặt ra và hƣớng giải quyết

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam kể từ năm 2001 trở lại đây tuy có nhiều biểu hiện phục hồi sau một thời gian gián đoạn và trì trệ (1997-2000), nhưng nhìn

qua bức tranh tổng thể vừa phân tích ở trên có thể thấy chúng ta chưa có những tín hiệu bứt phá, có khả năng thoát khỏi động thái thiếu ổn định của quỹ đạo suy giảm dòng vốn FDI. Nếu làm phép so sánh và đối chiếu với điều kiện và môi trường đầu tư của các quốc gia năng động ở châu á, có thể thấy Việt Nam chưa phải là nước có sự hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư. Một trong những vấn đề nổi bật hiện nay đang được nhiều nhà đầu tư đánh giá là Việt Nam đang có được một môi trường chính trị xã hội ổn định và đạt được nhiều thành quả kinh tế. Cụ thể là:

+ Sau năm 1997, Việt Nam đã kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư.

+ Nền kinh tế nước ta tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước.

+ Môi trường đầu tư nước ta từng bước được cải thiện. Hệ thống luật pháp chính sách về đầu tư nước ngoài đã được hoàn chỉnh hơn tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và thông thoáng hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

+ Công tác chỉ đạo, điều hành của chính phủ, của các bộ, ngành và chính quyền địa phương đã tích cực, chủ động hơn (đẩy mạnh lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ những khó khăn cho việc triển khai dự án.

+ Công tác xúc tiến đầu tư đã được triển khai tích cực. Thực hiện nghị quyết 09 của chính phủ và Chỉ thị 19 của Thủ tướng chính phủ, nhất là trong năm 2003 đến nay, công tác xúc tiến đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực, khiến hình ảnh của Việt Nam được quảng bá rộng rãi hơn và môi trường đầu tư của Việt Nam được nhiều người đầu tư nước ngoài hiểu rõ hơn.

Tuy nhiên, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn được cải thiện rất chậm chạp, chắp vá và đang bị suy giảm sức hấp dẫn một cách tương đối so với các nước khác trong khu vực. Theo đánh giá của Phó thủ tướng Vũ Khoan tại diễn đàn đầu tư năm 2005 tháng 11/2005, “ba vấn đề được coi là thách thức đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay là cải cách hành chính; thu hút công nghệ cao và nâng cao chất lượng lao động”. Những vấn đề đặt ra hiện nay về môi trường đầu tư của Việt Nam là:

+ Môi trường đầu tư nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước khác trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút vốn FDI tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt, làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư mới.

+ Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng vẫn chưa đồng bộ, hay thay đổi, khó dự đoán trước. Một số bộ, ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn các nghị định của chính phủ (như nghị định 06 về lĩnh vực giáo dục và đào tạo) đã gây khó khăn đối với việc thẩm định cấp phép đầu tư và thu hút các dự án mới vào lĩnh vực này. Một số ưu đãi của chính phủ đã được quy định trong nghị định của chính phủ như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu 5 năm cho sản xuất đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng thiếu hướng dẫn nên chưa được áp dụng. Nghị định 164 về thúê thu nhập doanh nghiệp là bước tiến mới trong lộ trình xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, nhưng quy định mới về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đã làm giảm ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài, nhất là vào các KCN, KCX.

+ Đến nay, Việt nam vẫn thiếu một quy hoạch tổng thể về thu hút FDI một cách khoa học, phù hợp với thực tế và đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của chúng ta hiện nay vẫn chủ yếu căn cứ và những thế mạnh hiện có, hoặc đang thiếu hụt về công nghệ và vốn, nhưng lại không được căn cứ vào thực tế quy hoạch hiện tại của chính phủ. Công tác quy hoạch bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế. Theo quy định của pháp luật, ngoài các dự án không cấp giấy phép đầu tư, các nhà đầu tư có quyền lập các dự án xin cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo điều hành, chính phủ đã ban hành thêm một số quy định tạm dừng hoặc không cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án thuộc lĩnh vực như: sản xuất thép, xi măng, cấp nước theo hình thức BOT, xây dựng nhà máy đường, lắp ráp xe gắn máy hai bánh, nước giải khát có gas... Ngoài ra, các văn bản về một số ngành ban hành gần đây cũng đã hạn chế đầu tư nước ngoài như điều kiện về kinh doanh dịch vụ hàng hải, về địa lý vận tải hàng không, về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Thực tế trên đã bó hẹp lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, làm cho các nhà đầu tư

nước ngoài cho rằng chính sách của Việt nam không nhất quán, minh bạch, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

+ Thủ tục thẩm định, cấp giấy phép đầu tư tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn phức tạp, thời gian thẩm định một số dự án còn dài do phải thống nhất ý kiến giữa các bộ, ngành. Theo báo cáo mới đây của Công ty tài chính quốc tế IFC thực hiện về đánh giá môi trường kinh doanh của 133 nước trên thế giới cho thấy: chi phí – cả về thời gian và tài chính của các công ty cho việc xin giấy phép kinh doanh (bao gồm tất cả các công đoạn từ xin hồ sơ, công chứng giấy tờ, xác nhận giấy tờ, phê duyệt của cấp thẩm quyền...) ở Việt Nam là cao nhất. Báo cáo này đã đưa đến một dẫn chứng so sánh về thời gian cần thiết để hoàn tất các thủ tục và có thể bắt đầu kinh doanh ở Úc chỉ là 2 ngày, Singapore 8 ngày, Malaixia 31 ngày, còn ở Việt Nam là 63 ngày....

Trong bối cảnh quốc tế và trong nước diễn ra hiện nay, môi trường đầu tư của Việt Nam đang gặp rất nhiều cơ hội cũng như khó khăn. Vấn đề đặt ra hiện nay là Việt Nam cần phải có những giải pháp kịp thời để tận dụng những cơ hội và khắc phục những khó khăn để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Các nhag đầu tư nước ngoài cho tằng, hệ thống pháp luật của nước ta còn thiếu nhất quán, hay thay đổi, khó dự đoán trước. Một số quy định chưa hợp lý như việc khống chế tỷ lệ lao động người nước ngoài dưới 3%, quy định về giá chuyển giao côcng nghệ... Cơ sở hạn tầng còn yếu kém. Chẳng hạn, chất lượng cung cấp điện ở một số địa phương chưa đảm bảo, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh; việc cấp nước ở một số địa phương còn chưa tốt. Về giao thông, chi phí vận tải đường bộ, chi phí lưu kho, lưu bãi cao, chất lượng đường bộ không tốt... đã làm tăng chi phí vận chuyển. Thủ tục hành chính còn rườm rà, khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp phép còn chậm do quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài còn rườm rà, đòi hỏi phải thẩm định nhiều tiêu chí...Bên cạnh đó, những bất lợi gần đây như chi phí sản xuất gia tăng đáng kể do giá tăng, chi phí tiền lương tăng sau khi nâng mức lương tối thiểu; một số nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi các văn bản hướng dẫn thi hành các luật mới; một số nhà đầu tư vi phạm luật pháp Việt Nam, có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản như dự án Trung tâm đào tạo Anh ngữ SITC... đã gây rác động xấu đến dư luận và môi trường đầu tư nước ngoài.

Để giải quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trên, trứơc hết Việt nam cần ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách theo hướng thông thoáng hơn, minh bạch hơn, dễ dự đoán hơn. Nhằm cải thiện thủ tục hành chính, Luật đầu tư năm 2005 đã phân cấp quản lý trong hoạt động đầu tư nước ngoài một cách minh bạch hơn, nhằm giải quyết nhanh hơn việc cấp phép đầu tư. Bên cạnh đó, sẽ mở rộng diện đăng ký đầu tư và tăng cường hậu kiểm; đồng thời đơn giản hoá các quy định thẩm định, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trung ương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đối với đầu tư nước ngoài và trong giám sát kiểm tra việc thực hiện phân cấp. Mặt khác, cần nới lỏng quy định về tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như y tế, giáo dục, sử dụng công nghệ cao... Đối với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, ngoài nguồn vốn ngân sách và ODA sẽ khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này.

Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, được hưởng những lợi thế từ hoạt động của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới chắc chắn sẽ gia tăng mạnh mẽ nếu như các vấn đề đặt ra được giải quyết triệt để và hiệu quả.

Kết luận chƣơng 2

Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam sau năm 1997 đến nay, chúng ta đi đến những kết luận cơ bản sau:

Thứ nhất, sau một thời gian suy giảm mạnh trong giai đoạn 1997-2000, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã phục hồi trở lại và tiếp tục tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2001-6 tháng đầu năm 2006. Khối lượng FDI vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ với quy mô ngày càng lớn cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam đã có những cải thiện rõ nét, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, FDI ngày càng có những đóng góp và tác động quan trọng đối với

nền kinh tế, thể hiện qua cơ cấu FDI trong tổng đầu tư toàn xã hội, trong giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tạo việc làm, tạo nguồn thu ngân sách... Những đóng góp ngày càng lớn này chứng tỏ Việt Nam đã coi trọng FDI là một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế.

Thứ ba, sau năm 1997, Việt Nam ngày càng coi trọng hơn đến chất lượng

thu hút FDI thông qua việc phân bổ cơ cấu vốn FDI ưu tiên cho phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chú trọng các đối tác đầu tư có công nghệ nguồn và có khả năng tạo việc làm cho người lao động; chú trọng nhiều hơn đến các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Mặc dù chưa có những chuyển biến rõ nét về việc nâng cao chất lượng thu hút FDI, nhưng những biểu hiện trên cũng khẳng định rằng Việt Nam đã chú trọng kết hợp thu hút FDI theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Thứ tư, mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng động thái thu

hút FDI sau năm 1997 vẫn có dấu hiệu chưa bền vững. Dòng vốn FDI vẫn chưa quay trở lại mức cao đỉnh điểm vào năm 1996, có những đóng góp vào vốn đầu tư của toàn xã hội ngày càng thấp,cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý và khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nền kinh tế trong nước còn hạn chế. Những hạn chế trên xuất phát chủ yếu từ môi trường chính sách thu hút đầu tư của nước ta còn chưa hoàn thiện, cải cách thể chế và hệ thống pháp lý chưa nhanh gọn, quy hoạch còn rườm rà và nhiều bất cập...FDI chưa thực sự đáp ứng đầy đủ những mục đích và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam...

Trong thời gian tới, Việt Nam có rất nhiều cơ hội cũng như khó khăn để thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước, đặc

biệt là sau hội nghị APEC và sự tham gia WTO của Việt Nam vào cuối năm 2006. Tình hình thu hút FDI kể từ năm 1997 đến nay khiến chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá lại nhiều vấn đề, để phát huy tiềm năng và khắc phục những thiếu sót vốn cứ tồn tại dai dẳng nhiều năm qua, nhằm thu hút FDI nhiều hơn và chất lượng hơn trong thời gian tới.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 70 - 77)