Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 1987-

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 43)

TIỀN TỆ CHÂ UÁ 1997 ĐẾN NAY

2.1.3. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 1987-

Trong giai đoạn 1986-1996, kinh tế Việt Nam được phân thành hai giai đoạn chủ yếu: Giai đoạn 1986-1990 là thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới với rất nhiều yếu kém cần phải khắc phục; giai đoạn 1991-1996: thời kỳ đất nước ta ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt đỉnh cao về tốc độ tăng trưởng vào năm 1996. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong thời kỳ 1987-1996 dường như cũng đi theo xu hướng phát triển của nền kinh tế, được phân thành hai giai đoạn chủ yếu:

- Giai đoạn 1: từ 1988 đến 1990: Đây được coi là giai đoạn khởi động của dòng FDI. Trong giai đoạn này, ở Việt Nam mới thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa kinh tế được 2 năm và ban hành luật đầu tư nước ngoài được 1 năm. Thế giới chưa biết đến Việt Nam với tư cách là một đất nước bắt đầu mở cửa nền kinh tế và kết giao với các châu lục không phân biệt tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, người nước ngoài vào Việt Nam như đến với một vùng đất mới, xa lạ, hấp dẫn nhưng họ lại thận trọng vì sợ mạo hiểm. Do vậy, trong 3 năm 1988-1990, tổng vốn đăng ký mới đạt 1582 triệu USD, còn vốn thực hiện thì không đáng kể, bởi trong giai đoạn này các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiét mới đưa được vốn vào Việt Nam.

- Giai đoạn 2: từ 1991 đến 1996: Đây là thời kỳ FDI tăng trưởng nhanh và góp phần nhiều nhất vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Trong thời kỳ này, tổng FDI vốn đăng ký đạt 24.884 triệu USD và tổng vốn FDI thực hiện đạt 10076 triệu USD, bằng 40,5% vốn đăng ký trên cả nước. Đặc biệt, FDI vào Việt Nam đã đạt đỉnh cao vào năm 1995 và 1996. Trong hai năm này, số đăng ký đạt 7370,5 triệu USD và 8640 triệu USD tương ứng. Hàng loạt các dự án mới có tính chất quan trọng đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam và nhiều dự án quy mô lớn đã ra đời trong thời điểm này, điển hình là các dự án liên doanh chế tạo điện tử, sinh học, chế tạo xe máy, ô tô, khai thác dầu khí, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp....Trong thời kỳ này, cũng phải kể đến sự đóng góp của Diễn đàn quốc tế về đầu tư nước ngoài tổ chức tại Việt Nam năm 1991, thu hút sự tham gia quy mô lớn của hơn 650 khách quốc tế và đại diện của một số tổ chức quốc tế như UNIDO, IMF, WB, ADB, ESCAF, UNDP...Đây là sự kiện quan trọng để thế giới bên ngoài hiểu về quan điểm mở cửa và hội nhập kinh tế và những chính sách thu hút FDI của chính phủ Việt Nam.

Nhiều đánh giá khác nhau đã nhìn nhận năm 1996 là mốc quan trọng đánh dấu một giai đoạn tăng trưởng kinh tế và gia tăng dòng vốn FDI với khối lượng lớn. Đầu tư nước ngoài liên tục gia tăng cả về số dự án và vốn đầu tư, đạt mức kỷ lục là 8,6 tỷ USD về tổng số vốn đăng ký vào năm 1996 (nếu tính cả vốn đăng ký tăng thêm của năm trước đó thì năm 1996 vốn đăng ký vào Việt Nam lên tới 10, 164 tỷ USD (bảng 2.2.). Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là khoảng 50%/năm. Trong các giai đoạn sau đó, Việt Nam chưa khi nào lấy lại tốc độ tăng trưởng tăng vốn FDI kỷ lục như vậy.

Bảng 2.1. Tổng hợp thực hiện FDI vào Việt Nam giai đoạn 1991-1996 (triệu USD)

Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn

Vốn đăng ký 1275 2027 2589 3746 6607 8640 Tăng vốn 9 50 240 516 1318 788 Giải thể 240 402 79 292 509 1141 Hết hạn 1 13,9 38 0,1 45,5 146,1

Vốn còn hiệu lực 1043 1661,1 2712 3969,9 7370,5 8140,9 Luỹ kế vốn còn hiệu lực 2599 4260 6972 10942 18313 26453

Vốn thực hiện 427 557 1116 2237 2792 2795

Vốn từ nước ngoài 375 492 931 1946 2343 2518 Vốn của doanh nghiệp VN 52 65 185 291 449 277

Doanh thu 152 232 595 1074 2053 2771 KN xuất nhập khẩu Xuất khẩu 52 112 269 352 445 920 Nhập khẩu 35 56 223 600 1468 2042 Tỷ trọng của FDI/GDP (%) 2,6 2,6 6,5 6,8 8,8 7,4 Nộp ngân sách 128,0 195,0 363,0

Tốc độ tăng GDP của khu vực FDI (%)

15 19,4

Lao động trực tiếp (1000 ngƣời) 200 220

Nguồn: [36]

Trong giai đoạn 1987-1996, FDI đã có những tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam trên một số mặt chủ yếu sau:

- FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam. Mặc dù sự phân bổ các dự án không đồng đều, phần lớn tập trung ở các tỉnh thành phố lớn như TP Hồ CHí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng..., nhưng nó cũng là nguồn vốn đáng kể giúp các địa phương này phát triển kinh tế thuận lợi hơn so với các tỉnh, thành phố và các địa phương khác. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài thuần tuý chiếm tới 7,4% GDP vào năm 1996, tăng so với 2,6% GDP năm 1991. Nó đã góp phần hình thành, mở rộng, hiện đại hoá các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như dầu khí, hoá dầu, điện tử, ô tô, xe máy, giày dép, hoá chất, phân bón, dệt may, chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, khách sạn... Năng lực tăng thêm của những ngành, lĩnh vực có vốn FDI đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế, thay thế hàng nhập khẩu, đẩy nhanh định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thông qua FDI, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên... được khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả.

- Hoạt động của FDI góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng GDP của Việt Nam trong thời kỳ 1991-1996. Vào năm 1995, tốc độ tăng GDP của khu vực FDI

là 15%/năm, năm 1996 là 19,4%/năm, cao gấp 2-2,5 lần tốc độ tăng GDP của nền kinh tế. Từ năm 1994 trở đi, khu vực FDI đã bắt đầu có những đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách nhà nước và xuất khẩu hàng hoá, góp phần cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán và mở rộng nguồn thu ngoại tệ.

- Hoạt động FDI đã dần chuyển sang các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến và xây dựng kết cấu hạ tầng. Tỷ trọng vốn thực hiện trong ngành công nghiệp (trừ dầu khí) và xây dựng trên tổng số vốn thực hiện đã tăng tương ứng từ 13,8% và 0,5% năm 1991 lên 20,1% và 8,2% vào năm 1995. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, hình thành và làm tăng năng lực của các ngành công nghiệp đặc biệt như dầu khí, bưu chính viễn thông, hoá chất, hoá dầu, điện tử, tin học, ô tô, xe máy, dệt may, giày dép. Đồng thời, FDI còn góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng và trình độ quản lý, thúc đẩy chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.

2.2. Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam từ năm 1997 đến nay

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)