Kinh tế Việt Nam giai đoạn 1987-

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 37 - 38)

TIỀN TỆ CHÂ UÁ 1997 ĐẾN NAY

2.1.2.1.Kinh tế Việt Nam giai đoạn 1987-

Một trong những thành công đáng tự hào nhất của Việt Nam là sản xuất lương thực tăng rất nhanh, đưa Việt Nam từ một đất nước luôn thiếu thốn lương thực trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn thứ 3 thế giới, với xuất khẩu từ 3-4 triệu/tấn gạo/năm vào cuối giai đoạn này. Bắt đầu thời kỳ đổi mới, lạm phát đã giảm từ 800% năm 1986 xuống còn 67,5% năm 1990 và ở mức 1 số vào cuối thập kỷ 1990.

Từ cuối thập kỷ 1980, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. Tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng từ 2- 4% trong thời kỳ cuối thập kỷ 1980 lên 3,9% trong thời kỳ 1986-1990 và 8,2% trong thời kỳ 1990-1995, vượt mức kế hoạch đề ra. Trong giai đoạn 1991-1995, công nghiệp tăng trưởng bình quân 13,3%/năm, nông nghiệp 4,5%/năm và dịch vụ tăng 12%/năm. Đại hội VIII đã kết luận: Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc nhưng đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Do đạt được tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu ngành kinh tế đã thay đổi theo hướng phản ánh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong lĩnh vực quan hệ kinh tế đối ngoại, thương mại được phát triển không chỉ thông qua sự tăng trưởng khối lượng và giá trị thương mại, mà còn thông qua sự đa dạng hóa sản phẩm và thị trường. Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của Việt Nam đã tạo điều kiện cho đất nước phát huy được những lợi thế so sánh vốn có về tài nguyên và lao động, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn phục vụ cho tăng

trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 1991-1995, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên, gấp hơn 2 lần so với mức của thời kỳ 1986-1990, trong đó xuất khẩu tăng lên 2,8 lần và nhập khẩu tăng lên 1,8 lần. Tốc độ xuất khẩu giai đoạn 1991-1995 đạt 20%/năm. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng có sự chuyển dịch nhanh chóng. Trong giai đoạn 1991-1995, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm dầu thô, thuỷ sản, gạo, dệt may, cà phê, lâm sản, cao su, lạc, hạt điều.

Tính đến năm 1995, Việt Nam đã thu hút được 1604 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 18,8 tỷ USD, chiếm tới 30% tổng số vốn đầu tư phát triển của cả nước. Vào năm 1996 luật đầu tư nước ngoài có sự sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn, nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nuớc ngoài vào những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên phục vụ chiến lược công nghiệp hoá đất nước bao gồm các lĩnh vực chế biến chế tạo hướng về xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 còn đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Ngoài 3 hình thức đầu tư như hợp tác kinh doanh liên doanh, 100% vốn nước ngoài, luật lần này còn bổ sung thêm hình thức hợp đồng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), nhằm khuyến khích FDI vào đầu tư các cơ sở hạ tầng. Bộ luật này tiếp tục được sửa đổi nhiều lần sau đó nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Những thành tựu kinh tế quan trọng trong giai đoạn 1987-1996 cho thấy kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng phát triển trì trệ và suy thoái, đạt được những tiến bộ trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng và bắt đầu bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá kể từ năm 1996.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 37 - 38)