Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 31)

1996 19971998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 Tăng trƣởng GDP (%)

1.2.2.Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ việc nghiên cứu những cơ sở lý luận, đặc điểm, vai trò của FDI trong nền kinh tế, cũng như tình hình thu hút FDI sau khủng hoảng tài chính tiền tệ của một số nước ASEAN, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cơ bản sau:

Một là, các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy, FDI có một tầm

quan trọng đặc biệt trong chiến lược công nghiệp hoá và phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Xuất phát từ những quan điểm lý thuyết và các mô hình lý thuyết về FDI, thực tế thu hút FDI của một số nước ASEAN sau khủng hoảng... có thể thấy công nghiệp hoá thông qua FDI (hay còn gọi là nhấn mạnh đến FDI) cho phép các nước phát huy những lợi thế so sánh vốn có để phát triển kinh tế. Vấn đề là ở chỗ cần phát huy lợi thế so sánh đó như thế nào. Về mặt lý thuyết, các yếu tố kinh tế quyết định FDI được phân làm 3 nhóm: thị trường (đầu tư để mở rộng thị trường), nguồn lực (đầu tư khai thác các nguồn lực để tiết kiệm chi phí) và hiệu quả (đầu tư tìm kiếm hiệu quả). Những lợi thế của một quốc gia về các yếu tố trên sẽ quyết định khả năng thu hút FDI, thông qua đó quyết định vị trí của nó trong phân công lao động quốc tế. Nếu một quốc gia có lợi thế dựa trên nguồn lực con người thì chiến lược công nghiệp hoá phải dựa trên việc phát triển lợi thế này và định hướng thu hút FDI là nhằm khai thác nguồn lực con người của

nước đó. Trong chiến lược thu hút FDI theo chiều hướng này, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sẽ là ưu tiên hàng đầu và các chính sách về phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng.

Hai là, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội là yếu tố quan trọng tạo

môi trường hấp dẫn để thu hút FDI. Cơn bão tiền tệ tài chính châu Á năm 1997- 1998 đã dẫn đến sự mất ổn định kinh tế vĩ mô ghê gớm, làm rối loạn xã hội, tham nhũng, nghèo khổ..., và nhiều đánh giá khác nhau đã quy về những khiếm khuyết cố hữu của mô hình đông á. Sự mất ổn định này đã khiến nhiều nước khó thu hút trở lại dòng vốn FDI vào nước mình (chẳng hạn như Inđônêxia, Philipin), mặc dù cuộc khủng hoảng đã đi qua và chính phủ các nước đang nỗ lực hết sức mình để ổn định lại tình hình và cải thiện môi trường đầu tư.

Ba là, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã rút ra một vấn đề quan trọng:

nếu một nước không có đủ các thiết chế ngân hàng và tài chính lành mạnh, thông thoáng, đủ rõ ràng, thì khả năng kiểm soát rủi ro sẽ không có và nhà đầu tư nước ngoài kém tin tưởng hơn vào môi trường đầu tư của nước đó. Khủng hoảng ở ASEAN cho thấy, tam giác lợi ích giữa chính phủ – ngân hàng – doanh nghiệp làm cho thiết chế tài chính ngân hàng của các nước này trở nên hư hỏng. Các quan hệ móc ngoặc, hối lộ, không minh bạch giấy tờ, thủ tục, những chỉ thị ngầm để được vay vốn ưu đãi, để được đầu tư ưu đãi... trở nên ngày càng trầm trọng, khiến môi trường pháp lý, thể chế, tài chính ngân hàng trở nên trì trệ, có nguy cơ sụp đổ rất lớn khi gặp những biến động tài chính. Đây cũng là một trong các nguyên nhân quan trọng làm cho hệ thống ngân hàng và tài chính đã không dễ đổi mới để có thể phản ứng linh hoạt, nhạy bén trước những biến động thị trường trong và ngoài nước. Sau khủng hoảng, những cải cách tài chính ngân hàng đã được nhiều nước Châu Á tiến hành, nhằm khai thông các dòng vốn lưu chuyển từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác, khiến các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi làm ăn tại nước sở tại. Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia Châu Á sau khủng hoảng đều thực hiện tốt được vấn đề đó, và tất yếu dòng FDI sẽ dịch chuyển về những nước có thiết chế tài chính – ngân hàng lành mạnh hơn.

Bốn là, có một mối liên hệ rất mật thiết, gắn bó giữa mở rộng thương mại

và FDI. Chiến lược công nghiệp hoá thông qua FDI chỉ có thể thành công khi nó được đảm bảo lợi ích của chính sách thương mại tích cực, nói cụ thể hơn là nó

phải gắn với tự do hoá thương mại. Các cơ sở lý thuyết và thực tiễn đều cho rằng thu hút FDI trong điều kiện hàng rào thương mại chưa được gỡ bỏ sẽ dẫn đến xu hướng thay thế nhập khẩu và độc quyền. Tự do hoá thương mại sẽ tạo áp lực cạnh tranh đối với chính các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó nâng cao hiệu quả và hiệu ứng liên kết của FDI.

Khi khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á xảy ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng các nước châu Á bị khủng hoảng là do họ mở cửa và hội nhập quá sâu, đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ và tài chính. Từ đó, họ cho rằng cần có biện pháp giảm bớt mức độ mở cửa và hội nhập quốc tế. Đó là một quan điểm sai lầm. Trong khu vực châu Á, Singapore và Hồng Kông đã chịu ảnh hưởng ít nhất từ cuộc khủng hoảng vừa qua. Lý do là tại các nước này, nền kinh tế mở cửa tự do, cơ chế thị trường đã hoàn thiện, nhà nước ít can thiệp vào nền kinh tế, cạnh tranh bình đẳng, thể chế tài chính ngân hàng theo thông lệ quốc tế..., do vậy các dòng vốn chảy vào (cả vốn gián tiếp và vốn trực tiếp) đều rất hiệu quả. Rõ ràng, một chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư có mối liên kết rất chặt chẽ với nhau, khiến lợi thế của quốc gia được khai thác hiệu quả, quy mô của nền kinh tế được mở rộng. Những chính sách mở cửa một chiều, không đồng bộ sẽ khiến cho các thiết chế kinh tế trở nên lạc hậu hơn, công ty trong nước được bảo hộ cao hơn và kém hiệu quả hơn..., và điều đó sẽ khiến nền kinh tế phải chịu nhiều rủi ro hơn khi hội nhập quốc tế.

Năm là, trong khủng hoảng tài chính kinh tế năm 1997, những nước chịu

tổn thất nhiều nhất về thu hút FDI là những nước có trình độ phát triển không bền vững. Điều đó thể thiện ở việc kết hợp không nhuần nhuyễn giữa nâng cao năng lực công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng yếu kém, khả năng quản lý không tốt của chính phủ, tình hình mất ổn định chính trị - xã hội và cơ cấu thu hút FDI phân theo ngành kinh tế không hợp lý . Điển hình là một số nước như Inđônêxia, Philippin.. Trong khi đó những nước như Hàn Quốc, Singapo, Malaixia, Thái Lan tuy có chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng, dòng FDI vào các nước này cũng giảm sút, nhưng môi trường đầu tư vẫn mang tính cạnh tranh cao trong khu vực do có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại vào loại bậc nhất Châu Á, và những cơ chế chính sách thu hút FDI có nhiều điểm thông thoáng nhất. Để thực hiện vững chắc chiến lược thu hút FDI sau khủng hoảng, các nước đi sau trong khu vực Châu Á có rất nhiều vấn đề cần

phải bàn, trong đó có những vấn đề thuộc về nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư và điều chỉnh hợp lý cơ cấu kinh tế.

Kết luận chƣơng 1

Từ sự phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn thu hút FDI của 1 số nước ASEAN sau khủng hoảng, có thể rút ra những kết luận quan trọng sau:

Thứ nhất, các lý thuyết cơ bản FDI chủ yếu tập trung giải thích tại sao có hiện tượng đầu tư ra nước ngoài. Dựa vào các lý thuyết trên, chúng ta có thể rút ra một điều quan trọng: để xây dựng chiến lược công nghiệp hoá và thu hút FDI của một quốc gia, cần phải tiếp cận các quan điểm lý thuyết, lấy đó là cơ sở khoa học, đồng thời phải đồng nhất với lịch sử của thị trường thế giới và toàn cầu hoá.

Thứ hai, Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế thế giới khác nhau, đầu có những

mô hình công nghiệp hoá, mở rộng thương mại và thu hút FDI thích hợp. Mô hình thu hút FDI hiện nay là nó phải gắn chặt với toàn cầu hoá và mạng lưới sản xuất quốc tế, do vậy các quốc gia có thể lựa chọn những chiến lược mở cửa và hội nhập khác nhau để thu hút vốn, nền tảng công nghệ thông qua FDI, nhưng không nhất thiết là phải đi theo trình tự phát triển như những quốc gia những thập kỷ trước đó đã làm, mà có thể tìm giải pháp phát triển “rút ngắn” trong thời đại kinh tế tri thức và công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay.

Thứ ba, chiến lược thu hút FDI của mỗi quốc gia được quy định bởi lợi thế

quốc gia của nó. Vì vậy, cần phải xác định một cách nghiêm túc lợi thế cơ bản hiện nay của chúng ta là gì và phải làm thế nào để phát huy lợi thế đó. Tự do hoá thương mại, cải cách chính sách trong nước nhằm phát huy nội lực đang là những điều kiện quan trọng bậc nhất để thu hút FDI thành công.

Chƣơng II

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 31)