Định hướng thu hút FD

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 86 - 89)

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.1.2.2. Định hướng thu hút FD

Dự thảo lần 3 Chương trình Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ 2006-2010 của Bộ Kế hoạch và đầu tư đã đưa ra mục tiêu thu hút tổng

vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn trong 5 năm 2006-2010 đạt 30-34 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt 22-24 tỷ USD, vốn tăng thêm đạt 8-10 tỷ USD. Vốn thực hiện trong giai đoạn này dự kiến đạt khoảng 24 tỷ USD, trong đó FDI trong ngành công nghiệp chiếm 55%, dịch vụ 37% và nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 8%.

Như vậy, so với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 đề ra từ 5 năm trước đó, mục tiêu thu hút vốn FDI trong giai đoạn 2006-2010 đã được nâng lên tầm cao mới. Trong chiến lược 2001-2010, Bộ kế hoạch và đầu tư đã dự kiến trong vòng 10 năm (2001-2010), Việt Nam cần phải thu hút từ 22-24 tỷ USD vốn FDI trong vòng 10 năm (không kể vốn pháp định đóng góp của phía đối tác Việt Nam), trung bình mỗi năm thực hiện khoảng 2,2-2,4 tỷ USD, mức tăng trưởng bình quân thu hút vốn FDI khoảng 7-8%/năm. Số vốn còn lại sẽ huy động từ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay thương mại nước ngoài trung và dài hạn khác.

Về định hướng lĩnh vực thu hút đầu tư, sẽ đặc biệt khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh hoạt, công nghệ nguồn từ các nước phát triển, công nghiệp phụ trợ, chế biến nông – lâm – thuỷ sản. Về dịch vụ, đặc biệt khuyến khích thu hút đầu tư vào các ngành kinh doanh bất động sản, du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo...

Với mục tiêu thu hút tối đa và hợp lý mọi nguồn vốn từ bên ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đảm bảo hiệu quả sử dụng đồng vốn cao nhất, chiến lược thu hút FDI trong giai đoạn tới của chính phủ Việt Nam sẽ là:

Thứ nhất, thu hút nguồn lực từ bên ngoài trên cơ sở coi trọng “vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng”, nhằm phát huy tổng thể các yếu tố để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Chiến lược này đã được nhắc lại nhiều lần trong các kỳ đại hội Đảng và trong các văn kiện, nghị quyết của chính phủ về đường lối phát triển kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Văn kiện Đại hội IX nêu rõ: “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn vốn tổng hợp để phát triển đất nước [Văn kiện Đại hội IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, p.92]. Nghị quyết số 09/2001/QĐ-

TTg cũng khẳng định lại quan điểm của Đại hội IX: kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được khuyến khích phát triển lâu dài và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế, tạo sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước. Những văn kiện, nghị quyết này đều xuất phát từ yêu cầu đảm bảo sự phát triển và cân đối các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, tránh sự phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn nước ngoài. Vốn nước ngoài chỉ là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả cao hơn của nền kinh tế, chứ không thể giữ vai trò chi phối các hoạt động kinh tế của Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai.

Thứ hai, chiến lược đầu tư chất lượng và hiệu quả

Chiến lược này xuất phát từ thực tiễn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua. Những văn kiện, nghị quyết của chính phủ, cấp bộ, liên ngành đều khẳng định chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn FDI trong thời gian qua còn gặp nhiều vấn đề, chưa đáp ứng đúng mục tiêu kế hoạch đã đề ra trước đó, đôi khi còn đi chệch định hướng thu hút FDI để phát triển kinh tế. Do vậy, định hướng chiến lược thu hút FDI trên quan điểm này được đề cập cụ thể trong nghị quyết 09/2003 và những văn kiện khác là:

- Lựa chọn những ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trọng yếu để thu hút FDI, bao gồm cả những ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông... lẫn các ngành có lợi thế so sánh về nguyên liệu, lao động để thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu...

- Khuyến khích đầu tư vào các địa bàn có lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực để tạo điều kiện liên kết phát triển với các vùng khác trên cơ sở lợi thế so sánh; đồng thời ưu đãi tối đa cho đầu tư vào những ngành có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn để tạo ra sự cân đối đầu tư giữa các vùng, miền lãnh thổ.

Thứ ba, chiến lược đa dạng hóa hình thức đầu tư và đa phương hoá đối tác đầu tư

Về đa dạng hoá hình thức đầu tư, hiện nay nguồn vốn FDI chủ yếu mới thực hiện trên cơ cở hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh, 100% vốn nước ngoài. Để dòng vốn nước ngoài chảy ngày một nhiều vào Việt Nam, chính phủ đang chuẩn bị những bước đi cần thiết để tiến tới cổ phần hoá các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cho phép thành lập công ty mẹ và công ty con, thực hiện hình thức mua lại và sáp nhập (M&A)...Vốn FDI vẫn được coi là quan trọng nhất trong số các nguồn vốn huy động ở nước ngoài, tuy nhiên, đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn FDI sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn, chất lượng hơn trong việc sử dụng nguồn vốn này.

Trong giai đoạn 2006-2010, Bộ kế hoạch và đầu tư đã đưa ra danh mục 94 dự án trọng điểm quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài. Các dự án này có tổng vốn đầu tư là 25,65 tỷ USD, trong đó có 6 dự án kêu gọi vốn đầu tư từ 1 tỷ USD/dự án đến 3,5 tỷ USD/dự án. Hai dự án kêu gọi vốn đầu tư lớn nhất là dự án liên doanh xây dựng Khu liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn, Thanh Hoá, công suất 7 triệu tấn/năm; dự án liên doanh nhà máy Thép liên hợp Kỳ Anh, Hà Tĩnh, có công suất 4,5 triệu tấn/năm. Cả hai dự án này đều có vốn đầu tư 3,5 tỷ USD/dự án. Danh mục 94 dự án trọng điểm tập trung kêu gọi vốn đầu tư vào các ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp. Trong 94 dự án trọng điểm đó, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi chỉ có 1 dự án đầu tư; ngành thuỷ sản có 4 dự án kêu gọi đầu tư.

3.2. Các giải pháp tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)