Sơ lƣợc kinh tế Việt Nam trƣớc thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 36 - 37)

TIỀN TỆ CHÂ UÁ 1997 ĐẾN NAY

2.1.1. Sơ lƣợc kinh tế Việt Nam trƣớc thời kỳ đổi mớ

Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiệm vụ mới vô cùng khó khăn, đó là tái thiết nền kinh tế thời kỳ hậu chiến. Hệ thống quản lý kinh tế cũ kỹ thời kỳ chiến tranh đã gây ra khủng hoảng kinh tế - xã hội vào cuối thập kỷ 70-80. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục suy giảm, đất nước phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn lương thực nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Vào năm 1980, những chỉ tiêu cơ bản của Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) hầu hết đều không thực hiện được. Nền kinh tế ở trạng thái trì trệ, sa sút, đời sống nhân dân có nhiều khó khăn và Việt Nam nằm trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội ở mức báo động.

Khủng hoảng kinh tế tiếp tục chưa được khắc phục trong những năm thực hiện kế hoạch 5 năm (1981-1985) đã dẫn đến tình trạng đói nghèo lan rộng. Để đảm bảo đủ việc làm và thu nhập của dân cư không giảm thì ít nhất nền kinh tế phải tăng trưởng 7%/năm. Nhưng trên thực tế, tăng trưởng kinh tế là rất thấp do sản xuất trong nước luôn luôn không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu. Tích luỹ tuy nhỏ bé, nhưng toàn bộ quỹ tích luỹ và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn vốn bên ngoài. Do không phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường và mở cửa ra thế giới, nên các nguồn lực trong nước được sử dụng kém hiệu quả và không mở rộng được quy mô sản xuất. Xuất khẩu không được khuyến khích và các kênh huy động vốn đầu tư nước ngoài hầu như không được sử dụng, do đó đã không tạo ra nguồn ngoại tệ cần thiết để đầu tư mở rộng sản xuất, thị trường bị bó hẹp, phần lớn phụ thuộc vào viện trợ và vay nợ nước ngoài. Các thành phần kinh tế không được khuyến khích phát triển, vì vậy phần lớn hàng hoá sản xuất và tiêu

dùng trong nước đều do khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể chi phối, khiến thị trường kém sức năng động và cạnh tranh. Hơn nữa, do kinh tế nhà nước mở rộng với quy mô lớn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu đội ngũ công nhân có tay nghề và trình độ, trong điều kiện kinh tế tư nhân không được khuyến khích đã dẫn đến tình trạng sản xuất trì trệ, không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong nước, không kích thích nhu cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, đổi mới và sáng tạo. Nền kinh tế vì thế thiếu đi tính năng động cần thiết và tiếp tục rơi vào tình trạng suy thoái không có lối thoát.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (Trang 36 - 37)