Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ công chức làm công tác liên quan đến việc ban hành, thực hiện

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 84)

HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

3.2.5. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ công chức làm công tác liên quan đến việc ban hành, thực hiện

cán bộ công chức làm công tác liên quan đến việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính nói riêng

Theo V.I Lênin phẩm chất cao quý của người cán bộ là lòng trung thành với sự nghiệp và có năng lực. Do đó công chức hành chính nói chung và cán bộ công chức làm công tác liên quan đến việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính nói riêng phải có trình độ và những tiêu chuẩn nhất định.

Trong các Văn kiện Đại hội VII, Đại hội VIII đến Đại hội lần thứ XV của Đảng đều đề cấp đến vấn đền con người, coi đây là vấn đề trung tâm và quan trọng nhất trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Đặc biệt Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII đã đề ra chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khẳng định công tác cán bộ là quan trọng nhất, là khâu then chốt của vấn đề then chốt. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 có trọng tâm là: Cải cách thể chế và nâng cao chất lượng cán bộ công chức. Ý kiến các thành viên Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 5-2011 đều thống nhất định hướng công cuộc cải cách hành chính giai đoạn tới cần phải tập trung vào hai nội dung trọng tâm này; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện triệt để hơn cải cách thủ tục hành chính, tài chính công, hiện đại hóa hành chính. Trong đó, việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức có yếu tố đi kèm hết sức quan trọng là cải cách chế độ, chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ

công chức làm việc; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng chỉ rõ “cán bộ công chức là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Nâng cao năng lực của đội ngũ các bộ công chức nói chung, của đội ngũ cán bộ làm công tác soạn thảo, ban hành và thi hành quyết định hành chính sẽ tạo điều kiện cho các quyết định hành chính được ban hành đúng việc, đúng người, giúp cho việc thực hiện quyết định hành chính được nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, đảm bảo quyền lực của nhà nước được tôn trọng, thi hành trong thực tế đồng thời đảm bảo được các quyền lợi chính đáng của nhân dân. Để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân có đủ các yêu cầu về chính trị, đạo đức và lối sống trong sạch, có năng lực, trình độ theo đúng quy định, có kiến thức pháp lý, am hiểu hoạt động thực tiễn và gắn bó với nhân dân. Các cơ quan nhà nước cần có chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác tiếp dân…Xuất pháp từ công việc quản lý nhà nước là luôn liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân cho nên việc xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng phải bám sát chủ trương và chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước để có định hướng cụ thể về công tác cán bộ này. Bên cạnh đó cần xác định nội dung, chương trình giảng dạy và phương thức đào tạo, bồi dưỡng. Kết hợp việc đào tạo chính quy với các hình thức đào tạo khác tạo cơ chế khuyến khích cán bộ tự học hoặc cử đi học nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra, có chính sách đãi ngộ, nhất là chính chính sách dưỡng liêm, có cơ chế khuyến khích khen thưởng vật chất hoặc tinh thần nhằm động viên và khuyến khích người có nhiều thành tích trong công tác.

Để một quyết định hành chính ban ra có chiều sâu thì đòi hỏi người ban hành quyết định hành chính đó cũng phải là một người có trình độ hiểu biết sâu sắc. Có thể nói trình độ cán bộ, công chức của nước ta nói chung ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức có trình độ nhận thức còn hạn chế, nhất là trình độ hiểu biết pháp luật. Chính điều này khiến cho công tác quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn. Các quyết định hành chính được ban hành không có tính thực tế, không thực hiện được.

Đối với cán bộ công chức lãnh đạo: Trong các cơ quan hành chính, sản phẩm của người lãnh đa ̣o, quản lý là các quyết định hành chính. Cán bộ công chức lãnh đạo được pháp luâ ̣t quy đi ̣nh về chức năng , nhiê ̣m vu ̣, thẩm quyền riêng và mang những nét của lao đô ̣ng trí óc đă ̣c biê ̣t, có tính chủ động và sáng tạo.

Nhà lãnh đạo , quản lý là phải có trách nhiệm liên kết được các thành viên của cơ quan công sở thành một thể thống nhất và chỉ dẫn cho cơ quan , công sở hoa ̣t đô ̣ng để đa ̣t được mu ̣c tiêu đề ra là tốt nhất, hiê ̣u quả nhất

Mô ̣t số biê ̣n pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo:

Xem xét la ̣i viê ̣c tổ chức quản lý để đánh giá những điểm mạnh , điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với từng khâu, từng bộ phận, từng vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước nói chung, hoạt động ban hành và thực hiện quyết định hành chính nói riêng.

Đổi mới tổ chức quản lý cho phù hợp với thời kì hiện nay . Sử du ̣ng nhân lực có hiê ̣u quả , chú trọng từ khâu tuyển chọn , bố trí sử dụng lao động, bảo đảm lao động có trình độ phù hợp với năng lực.

Tăng cường đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ , kỹ năng quản lý của người lãnh đạo ; tạo môi trường làm việc thân mật , cởi mở nhằm làm cho nhân viên gắn bó hơn với tổ chức, phát huy sáng kiến, tăng khả năng làm

việc của cán bộ công chức trong cơ quan.

Chú trọng đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện , khả năng của tổ chức , chú ý đến yếu tố dài hạn và thân thiện với môi trường.

Tạo lập môi trường, bao gồm môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lí , công nghệ ...điều kiện cho các tổ chức hoạt động thuận lợi. Tạo bầu không khí trong cơ quan thật thoái mái, mọi người hòa đồng với nhau. Khuyến khích hay ra các hình phạt bằng tài chính cho các nhân viên . Kích thích tư duy sáng tạo của các thành viên trong công sở.

Nói chung, năng lực quản lý của người lãnh đạo có ảnh hưởng rất quan trọng đối với tổ chức và toàn bộ nền kinh tế nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quyết định hành chính nói riêng. Để nâng cao năng lực quản lý của người lãnh đạo , ngoài sự nỗ lực toàn diện trên nhiều mặt và thường xuyên liên tục của các tổ chức , công sở, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ và các cấp chính quyền theo tinh thần hướng về tổ chức , tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả.

Các yêu cầu đối với đội ngũ công chức hành chính nhà nước hiện nay: Hiện nay chúng ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, vì vậy vấn đề pháp huy vai trò của pháp luật đồng thời quyền lợi của nhân dân ngày càng được quan tâm, bảo vệ, người cán bộ cần phải trang bị kiến thức mới, tư duy mới để đương đầu với những thay đổi của đất nước. Đặc biệt là đối với công chức lãnh đạo, quản lý thì yêu cầu này càng cao, đòi hỏi họ phải có năng lực chuyên môn, trình độ, nhận thức và hiểu biết lý luận, nâng cao năng lực giải quyết công việc, có thái độ chính trị đúng đắn và có phẩm chất đạo đức tốt.

Năng lực chuyên môn của công chức lãnh đạo được thể hiện trong việc quản lý nhân sự, quản lý công nghệ thông tin, tư vấn pháp lý, cũng như trong

quan hệ với quần chúng, trong quản lý và phân công lao động. Trong đó cốt lõi của năng lực chuyên môn là kiểm soát được mục tiêu công việc và phương tiện để đạt được mục đích và làm chủ được kiến thức và quản lý thực tiễn.

Quan trọng nhất đối với một công chức hành chính là kiểm soát được chương trình, chính sách, phối hợp với mọi người thực hiện công việc có hiệu quả. Khả năng phối hợp thông qua việc hiểu biết pháp luật, chính trị, quyền lực nhà nước, có kỹ năng sử dụng quyền lực nhà nước.

Trong khi thi hành công vụ, công chức thể hiện năng lực và trình độ của mình thông qua các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, các giá trị và hành vi ứng xử. Chính vì vậy, trong công tác đào tạo công chức hành chính nhà nước chúng ta cần chú ý trang bị cho họ kiến thức xã hội, hành vi ứng xử của con người với con người, giữa con người với tổ chức nhằm phát triển nhân cách toàn diện và con người có tri thức.

Có như vậy, khi được đảm trách công việc họ với phát triển các giá trị cá nhân, nhất là tinh thần trách nhiệm, tính thống nhất, lòng trung thành và thái độ phục vụ nhân dân tận tụy.

Năng lực thực thi công việc đối với công chức lãnh đạo, quản lý bao gồm khả năng động viên và giải quyết các công việc có liên quan đến nhân viên của mình, đến những nhà quản lý khác, đến những quan chức chính trị. Yêu cầu đối với nhà quản lý là phải có đủ khả năng tư duy độc lập, có năng lực tổ chức đạt được trình độ chung nhất về kiến thức khoa học, có trình độ chuyên ngành, có kinh nghiệm công tác và năng lực quản lý: biết dự đoán, vạch kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hành nhân viên, phối hợp công việc và kiểm soát công việc.

Trong công tác quản lý người nhân lực, công chức lãnh đạo, quản lý phải chú ý đến việc đào tạo, phải đổi mới môi trường tổ chức, tạo điều kiện cho công chức phát triển về mọi mặt, động viên khen thưởng nhân viên kịp

thời cả bằng hiện vật và tinh thần.

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)