Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyết định hành chính

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 69 - 72)

HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyết định hành chính

Hiện nay các quy định về việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính của nước ta còn chưa tập chung thống nhất trong một văn bản, nhất là đối với các quyết định hành chính cá biệt. Trong tình trạng hiện nay thì mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có các quy định riêng về việc ban hành các quyết định hành chính cá biệt. Pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, còn đối với các quyết định hành chính cá biệt vẫn chưa có một quy định chung cho tất cả các ngành, các lĩnh vực từ đó dẫn tới việc áp dụng pháp luật về ban hành quyết định hành chính không được thống nhất, gây khó khăn cho cả cơ quan nhà nước và cả công dân. Do

vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tạo tiền đề cho việc quản lý có hiệu quả kinh tế - xã hội và thực hiện các quyền của công dân. Tuy nhiên, để hoàn thiện các quy định của pháp luật cần phải căn cứ vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để từ đó xem xét một cách khách quan các hạn chế, nhược điểm cần khắc phục, từ đó có giải pháp hoàn thiện. Hoàn thiện các quy định về quyết định hành chính cũng phải tuân thủ các yêu cầu trong việc hoàn thiện pháp luật. Do vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyết định hành chính phải đáp ứng được các yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật nói chung hiện nay, khắc phục được hạn chế, vướng mắc đang đặt ra trong thực tiễn, nhất là việc cải cách các thủ tục hành chính. Việc hoàn thiện pháp luật về quyết định hành chính phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyết định hành

chính phải đáp ứng được các yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Mục đích của cải cách hành chính xuất phát từ yêu cầu khắc phục những hạn chế của nền hành chính là mang nặng dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý cũng như yêu cầu phục vụ nhân dân trong điều kiện mới và nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước. Để nâng cao hiệu quả của việc cải cách hành chính nhà nước, ngày 17 tháng 9 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, trong đó xác định “thủ tục hành chính trong quan hệ giữa các cơ quan hành

chính nhà nước với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, giữa các cơ quan hành chính với nhau chưa đảm bảo được tính nhất quán, đồng bộ, vẫn còn tình trạng rườm rà, chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý; được ban hành bởi

nhiều cấp, nhiều cơ quan, dưới nhiều hình thức văn bản”[34]. Tiếp theo đó,

ngày 05/01/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 09/2005CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Chỉ thị này cũng nêu rõ:

Việc sửa đổi cũng như quy định mới về thủ tục hành chính phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với dân và doanh nghiệp; loại bỏ những khâu trung gian, những giấy tờ không cần thiết, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện. Các thủ tục tự đặt ra không đúng thẩm quyền phải được hủy bỏ; xử lý trách nhiệm đối với người ban hành. Các thủ tục hành chính trên từng ngành, lĩnh vực được hệ thống hóa hoặc được quy định tập trung thống nhất vào một văn bản. Việc thực hiện thủ tục hành chính phải đảm bảo công khai, minh bạch, đồng thời thiết lập cơ chế tự kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận và xử lý công việc của dân và của doanh nghiệp[35].

Như vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyết định hành chính phải phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực tức là phải đảm bảo được tính bao quát, thống nhất các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước. Các quy định về quyết định hành chính phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, phải bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước nhưng cũng phải đảm bảo được khả năng thực hiện được trong thực tế.

Thứ hai, đảm bảo các quy định của pháp luật về quyết định hành chính

phải đảm bảo được tính kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật còn phù hợp.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyết định hành

chính phải hướng tới việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đang đặt ra trong quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện quyết định hành chính…

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)