Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của quyết định hành chính

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 74 - 80)

HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

3.2.3. Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của quyết định hành chính

Để một quyết định hành chính có hiệu quả trên thực tế thì trước hết cần đảm bảo tính lực và hiê ̣u quả của quyết đi ̣nh hành chính . Đây là một yêu cầu rất quan trọng cần thiết để tăng cường hiệu quả của quyết định hành chính. Khi ban hành quyết đi ̣nh hành chính phải đảm bảo được tính hợp pháp và

hợp lý của quyết đi ̣nh , khi đó văn bản đưa ra mới có tính khả thi cao , được xây dựng chấp nhâ ̣n , phù hợp với đường lối chính trị , nhu cầu nguyê ̣n vo ̣ng của người dân. Cụ thể:

Mô ̣t quyết đi ̣nh hành chính chỉ có hiê ̣u lực thi hành khi nó hợp pháp , tức là thoả mãn tất cả các yêu cầu sau:

Được ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật, không trái với hiến pháp, luâ ̣t, pháp lệnh và các quyết định hành chính nhà nước cấp trên, nhằm đưa tất cả các quyết đi ̣nh đi vào thực tiễn đời sống xã hô ̣i.

Được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể ra quyết định . Các chủ thể chỉ được ban hành quyết đi ̣nh hành chính để giải quyết những vấn đề xã hô ̣i phát sinh trong pha ̣m vi quyền ha ̣n được trao , không được lẩn tránh và lạm quyền.

Được ban hành với những lý do xác thực . Các chủ thể hành chính nhà nước chỉ được ban hành quyết định hành chính để giải quyết những vấn đề xã hô ̣i mô ̣t cách khách quan, khoa ho ̣c, tránh tuỳ tiện, chủ quan duy ý chí.

Phải đảm bảo trình tự, thủ tục, hình thức theo luật định.

Để đảm bảo tính hiê ̣u quả của quyết đi ̣nh hành chính ta phải đáp ứng các yêu cầu về tính hợp lý vì quyết đi ̣nh hành chính có hợp lý thì mới có khả năng thực thi cao. Nhưng tính hợp lý chỉ phải đă ̣t sau tính hợp pháp của quyết đi ̣nh và mô ̣t quyết đi ̣nh được coi là hợp lý khi nó đáp ứng được yêu cầu sau đây:

Quyết đi ̣nh hành chính phải đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước , tâ ̣p thể và cá nhân . Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa lợi ích Nhà nước và xã hội , coi lợi ích Nhà nước và lợi ích chung của công dân là tiêu chí để đánh giá sự hợp lý của quyết đi ̣nh hành chính.

Quyết đi ̣nh hành chính phải có tính cu ̣ thể và phù hợp với từng vấn đề và với các đối tượng thực hiê ̣n, quyết đi ̣nh cần xác đi ̣nh cu ̣ thể các nhiê ̣m vu ̣, thời ha ̣n, chủ thể, phương tiê ̣n để thực hiê ̣n.

Quyết đi ̣nh hành chính phải đảm bảo tính hê ̣ thống toàn diê ̣n. Nô ̣i dung của quyết định phải tính hết các yếu tố chí nh tri ̣, kinh tế , văn hoá, xã hội. Phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt và lâu dài phải kết hợp giữa tác dụng trực tiếp và gián tiếp . Các biện pháp được đề ra trong quyết định phải phù hợp đồng bô ̣ với biê ̣n pháp trong quyết đi ̣nh có liên quan.

Ngôn ngữ phong phú , cách trình bày một quyết định phải rõ ràng , dễ hiểu, ngắn go ̣n , chính xác , không đa nghĩa và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuâ ̣t lâ ̣p quy.

Trong tình hình hiê ̣n nay thì các quyết đi ̣nh hành chính đa phần đảm bảo được tính hợp pháp , các quyết định đề ra đã đúng thẩm quyền , đúng chủ thể, phù hợp với pháp luật . Nhưng bên ca ̣nh các tiến bô ̣ đã đa ̣t được trong thời kỳ gần đây, thì vẫn còn tồn tại một số điểm bất hợp lý trong công tác tác ra quyết đi ̣nh hành chính, đó là còn mô ̣t số quyết đi ̣nh ra trái với thẩm quyền của chủ thể ban hành, do các chủ thể này chưa nắm được pháp luâ ̣t và sự yếu kém về trình độ.

Tính hợp lý, trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay , mă ̣c dù đã có rất nhiều sự cố gắng để nâng cao tính hiê ̣u quả của các quyết đi ̣nh hành chính , nhưng vẫn còn tồn tại ở một số nơi với những văn bản chưa có tính khả thi cao , hay là viê ̣c ra quyết đi ̣nh quá châ ̣m cha ̣p, gây khó khăn cho hoa ̣t đô ̣ng quản lý.

Trong thực tế hiện nay, việc sửa đổi một quyết định hành chính không có khả năng thực hiện hoặc bị khiếu nại theo Luật Khiếu nại, tố cáo là bình thường. Lê-nin từng nói: “Người thông minh không phải không mắc sai lầm, người nào sai lầm mà không nặng lắm mà biết sửa chữa nhanh chóng thì người đó là người thông minh”. Về mặt pháp lý, việc sửa đổi phải tuân theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục luật định rất nghiêm ngặt. Nếu làm đúng, sự việc được khắc phục đơn giản và tốt hoặc ngược lại, nếu làm sai sẽ dẫn đến hậu quả là: không sửa được sai mà có khi lại mắc sai tiếp, vô hình chung làm cho

sự việc phức tạp ra, xấu đi và tất nhiên ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng điều chỉnh trong quyết định cũng như ảnh hưởng đến pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Ví dụ: Vụ việc hành chính, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính kéo dài thời gian giải quyết, để quá hạn hàng tháng, thậm chí hàng năm mới ra quyết định giải quyết, quyết định này không hợp pháp vì vi phạm thời hạn ban hành. Trường hợp lúc thuộc thẩm quyền của mình thì không sửa, đến khi chuyển lên trên rồi, cấp trên đang thụ lý giải quyết theo thủ tục tiếp theo, cấp dưới vẫn xin về để sửa hoặc cấp trên đẩy xuống để cấp dưới sửa "cứu sai" cho cấp dưới, quyết định này cũng không hợp pháp, vi phạm thẩm quyền. Có trường hợp quyết định hành chính đã thi hành xong hoặc chấm dứt hiệu lực thi hành rồi mà vẫn mang ra sửa, quyết định này không hợp lý vì nó không có nghĩa... Thực tế đây là những vấn đề đặt ra bức xúc cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn.

Như chúng ta đã biết, nếu so sánh giữa hoạt động xét xử của toà án với hoạt động ban hành quyết định của cơ quan hành chính thì thấy rằng: về nguyên tắc, thẩm phán không thể tự sửa bản án hay quyết định của mình mà nếu có thiếu sót thì phải do toà án cấp trên sửa hay huỷ án theo quy định của pháp luật tố tụng.

Nhưng đối với cơ quan hành chính thì lại khác, do đặc thù của hoạt động chấp hành và điều hành; với quyết định hành chính cá biệt, loại này do cá nhân có thẩm quyền ban hành, vì vậy dễ mắc sai sót cho nên pháp luật cho phép người ban hành quyết định hành chính được quyền xem xét lại để tự sửa hoặc thu hồi quyết định của mình nếu có căn cứ cho rằng quyết định đó không phù hợp. Tuy nhiên, quyền này cũng không phải là vô hạn mà theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền này có những giới hạn không thể nào vượt quá được. Do đó khi thực hiện không được quên những yêu cầu như sau:

Thứ nhất, yêu cầu về thời hạn: Quyền sửa hay rút lại quyết định hành

chính của mình được giới hạn bởi thời gian khiếu nại cộng với thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu theo luật khiếu nại, tố cáo (Luật Khiếu nại, tố cáo) là: 90 ngày khiếu nại và nhiều nhất 45 ngày giải quyết khiếu nại (đối với vùng sâu, vùng xa không quá 60 ngày) kể từ ngày thụ lý tổng cộng là 135 ngày (đối với vùng sâu, vùng xa là 150 ngày).

Quyền của người giải quyết khiếu nại lần hai theo Luật Khiếu nại, tố cáo là: 30 ngày (đối với vùng sâu, vùng xa là 45 ngày) khiếu nại và nhiều nhất 60 ngày giải quyết khiếu nại (đối với vùng sâu, vùng xa là 70 ngày) giải quyết khiếu nại kể từ ngày thụ lý tổng cộng là 75 ngày (đối với đối với vùng sâu, vùng xa là 90 ngày).

Quyền của người giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật cũng không quá 12 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành. Duy nhất chỉ có Thủ tướng Chính phủ, quyền này mới không bị hạn chế như quy định tại điều 28 Luật Khiếu nại, tố cáo: khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức...

Đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thời hạn trên ngắn hơn rất nhiều bởi lẽ việc kỷ luật cán bộ, công chức mang tính chất nội bộ của cơ quan hành chính cụ thể: quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định kỷ luật bị khiếu nại đối với lần đầu là: 15 ngày khiếu nại cộng 30 ngày (đối với việc phức tạp là 45 ngày) giải quyết khiếu nại tổng cộng là 45 ngày (đối với vụ việc phức tạp là 60 ngày). Đối với lần giải quyết tiếp theo là: 10 ngày khiếu nại cộng 30 ngày (đối với vụ việc phức tạp 45 ngày) giải quyết khiếu nại, tổng cộng là 40 ngày (đối với vụ việc phức tạp 55 ngày).

Để chốt lại cho rõ và cũng mở thêm một thời gian ngắn nữa cho người giải quyết khiếu nại, điều 46 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung năm

2005 quy định: "Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại điều 43 của Luật Khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết" thì người khiếu nại "có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại toà án; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày"[20]. Nếu hết thời hạn mà khiếu nại không

được giải quyết có đủ dấu hiệu: "cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo" thì người giải quyết khiếu nại còn bị xử lý theo điều 96 Luật Khiếu nại, tố cáo.

Thứ hai, yêu cầu về thẩm quyền: Sau khi ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (chính xác là từ khi người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu) thì người ra quyết định hành chính hoặc ra quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức hết quyền sửa hoặc huỷ bỏ quyết định của mình vì thẩm quyền này đã được pháp luật giao cho người giải quyết tiếp.

Thứ ba, yêu cầu về hiệu lực (đối với quyết định xử phạt hành chính,

quyết định kỷ luật): Đối với quyết định xử phạt hành chính tại điều 11 khoản 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: "Cá nhân, tổ chức bị xử phạt

vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính"[36].

Thứ tư, yêu cầu về trình tự, thủ tục: Như chúng ta đã biết, việc kỷ luật

là vấn đề hệ trọng liên quan trực tiếp đến quyền con người, đến sinh mệnh chính trị của một cán bộ, công chức cách mạng vì vậy, phải hết sức thận trọng. Chính vì lẽ đó mà pháp luật quy định về nguyên tắc, thủ tục rất chặt chẽ, rõ ràng. Trong thực tế, chỉ cần sai sót một khâu nào đó trong quy trình thủ tục, các bước tiến hành đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội dung. Tại Khoản 4 Điều 78 Luật Cán bộ, công chức quy định: "Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực

hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền"[24].

Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2006 của Chính phủ về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công chức quy định: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng và quản lý cán bộ, công chức gây ra thiệt hại phải thành lập Hội đồng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện cán bộ, công chức gây ra thiệt hại hoặc từ ngày nhận được văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này. Khoản 2 Điều 10 quy định nếu ý kiến của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền khác với kiến nghị của Hội đồng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó. Như vậy, điều luật quy định khi có ý kiến khác nhau ở giai đoạn ra quyết định kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó. Tuy nhiên pháp luật chỉ dừng lại ở việc quy định chung về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc quyết định xử lý kỷ luật cán ,bộ công chức, không có chế tài cụ thể trong trường hợp quyết định xử lý không đúng. Do vậy pháp luật cần quy định, chế tài cụ thể đối với trường hợp quyết định không đúng, việc bồi thường thiệt hại cho cán bộ, công chức do quyết định không đúng gây ra.

Việc sửa đổi, thay đổi quyết định hành chính khi phát hiện có thiếu sót là việc làm cần thiết, thường xuyên. Tuy nhiên, việc sửa đổi phải đảm bảo hững yêu cầu trên là những đòi hỏi thuộc về nguyên tắc, thủ tục mà pháp luật

đã quy định.

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 74 - 80)