Văn bản hóa các quyết định hành chính

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 35 - 40)

Các văn bản của quyết định hành chính chứa đựng chính sách và quy phạm đều được thể hiện bằng văn bản do các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền ban hành. Các quyết định hành chính cá biệt phần lớn đều được ban hành dưới hình thức văn bản.

Như vậy, văn bản hành chính là hình thức thể hiện của các quyết định

hành chính nhằm cụ thể hoá Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên hoặc áp dụng pháp luật do chủ thể xác định trong các trường hợp nhất định. Nói cách khác văn bản hành chính là những

quyết định hành chính được ban hành thành văn do cơ quan hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền hành pháp ban hành theo đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định, mang tính quyền lực nhà nước làm phát sinh các hậu quả pháp lý như ban hành chính sách, biện pháp lớn, sửa đổi, thay đổi, chấm dứt hoặc phục hồi các quan hệ pháp luật cụ thể.

Thẩm quyền ban hành các văn bản hành chính:

Hiến pháp 1992, các luật tổ chức các cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương quy định thẩm quyền ban hành các văn bản chính sách và văn bản pháp quy thuộc các cơ quan Nhà nước ở Trung ương. Các cơ quan chính quyền Nhà nước ở địa phương ít ban hành văn bản pháp quy mà chủ yếu ban hành văn bản cá biệt.

Theo pháp luật hiện hành, thẩm quyền ban hành văn bản hành chính được quy định như sau:

Chính phủ được ban hành Nghị quyết và Nghị định.

Nghị quyết của Chính phủ: dùng để ban hành các chủ trương, chính sách lớn, nhiệm vụ kế hoạch và ngân sách Nhà nước, công bố các công tác quan trọng của Chính phủ.

Ví dụ: Nghị quyết Số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Nghị định của Chính phủ: dùng để ban hành quy định về quyền lợi và nghĩa vụ công dân nhằm thực hiện Hiến pháp và các quy định pháp luật của Nhà nước, các điều lệ quy định về chế độ quản lý hành chính Nhà nước.

Ví dụ: Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường.

Thủ tướng Chính phủ: theo Hiến pháp 1992 (điều 115), Thủ tướng Chính phủ được ban hành hai hình thức văn bản pháp quy và kiểm tra việc thi

hành các văn bản đó, là Quyết định và Chỉ thị.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được dùng để quy định các chính sách cụ thể, thành lập hoặc giải thể cơ quan Nhà nước, quy định các chế độ, phê chuẩn các kế hoạch, các phương án kinh tế kỹ thuật, phê chuẩn hoặc bãi bỏ các quyết định của cơ quan hành chính cấp dưới theo thẩm quyền do luật định, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm cán bộ…

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ được dùng để truyền đạt những chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, chỉ đạo về tổ chức và công tác đối với các ngành, các cấp.

Bộ và các cơ quan trực thuộc Chính phủ: Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), theo điều 116 của Hiến pháp 1992 được ban hành Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, và kiểm tra việc thực hiện những văn bản đó.

Quyết định của Bộ trưởng được dùng để ban hành các chế độ, thể lệ thuộc lĩnh vực công tác của ngành; quy định thành lập, giải thể cơ quan, đơn vị thuộc quyền và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động của các cơ quan, đơn vị đó; bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong ngành theo quyền hạn được giao; phê chuẩn các kế hoạch, phương án kinh tế kỹ thuật.

Chỉ thị của Bộ trưởng được dùng để ban hành các chủ trương, biện pháp quản lý của ngành; chấn chỉnh, chỉ đạo công tác của các tổ chức thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng; giao nhiệm vụ cho các cơ quan nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của ngành, …

Thông tư của Bộ trưởng được dùng để hướng dẫn, giải thích các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp quy của Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ; đề ra biện pháp thi hành các chính sách, chế độ theo quy định của Chính phủ hoặc của ngành có liên quan.

Chính quyền địa phương: theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quản lý địa phương theo Hiến pháp, luật và văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Do vậy, ở địa phương cả Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đều ban hành văn bản dưới luật, trên cơ sở luật và nhằm thực hiện luật pháp trong đó nhiều văn bản để thực hiện quyền hành pháp địa phương.

Các văn bản do các cơ quan chính quyền địa phương ban hành gồm: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân là hình thức văn bản thể hiện quyết định của kì họp của Hội đồng nhân dân, nhằm đề ra chủ trương, biện pháp lớn của địa phương, đặt ra các quy định có tính chất chung cho địa phương để thực hiện pháp luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên thể hiện ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương.

Quyết định của UBND tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) được dùng để công bố biện pháp, thể lệ thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý cấp trên, thành lập, giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quy định chức năng, nhiệm vụ cho các tổ chức đó; phê chuẩn kế hoạch, quyết định của các cơ quan cấp dưới, các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các dự án theo thẩm quyền quản lý được giao.

Chỉ thị của UBND tỉnh dùng để truyền đạt chủ trương, chính sách chung, các biện pháp tổng quát theo nghị quyết của hội đồng nhân dân và sự chỉ đạo của các cơ quan cấp trên.

UBND xã, phường và cấp tương đương cũng được phân ra hai loại là quyết định và chỉ thị đồng thời kiểm tra việc thi hành các văn bản đó, nhưng vì là cấp cơ sở của chính quyền nên chủ yếu ra quyết định là chính, còn hình thức chỉ thị rất ít dùng.

Bên cạnh đó ngoài các văn bản kể trên, các cơ quan hành chính nhà nước còn ban hành nhiều văn bản hành chính thông thường mang tính thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản pháp quy hoặc dùng để giải quyết các tác nghiệp cụ thể, phản ánh tình hình giao dịch trao đổi về công việc cụ thể trong quá trình thực thi các nhiệm vụ theo chức năng quản lý hành chính nhà nước.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 35 - 40)