Theo tiêu chí này thì các quyết định hành chính phân chia thành các loại sau:
- Quyết định hành chính của Chính phủ: Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị định của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh; quyết định của Chủ tịch nước thì Chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là các nghị quyết, nghị định.
Ví dụ: Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Quyết định hành chính của Thủ tướng Chính phủ: Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị định của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là các quyết định và chỉ thị.
Ví dụ: Quyết định số 138/2001/QĐ-TTg ngày 19/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước.
- Quyết định hành chính của các Bộ và cơ quan ngang bộ: Theo quy định của pháp luật thì bộ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm
quyền chuyên môn, được sử dụng quyền hành pháp trong lĩnh vực chuyên môn do mình quản lý. Để thực hiện quyền lực đó người đứng đầu mỗi bộ, cơ quan ngang bộ đều có quyền ra các quyết định hành chính dưới hình thức là những quyết định, thông tư.
Ví dụ: Quyết định số 885/1998/QĐ-BTC ngày 16/7/1998 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ phát hành, quản lý hoá đơn bán hàng.
- Quyết định hành chính của UBND các cấp: UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định được quyền ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Ví dụ: Quyết định số 46/2002/QĐ-UB ngày 01/4/2002 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch khu nhà ở tại xã Mễ Trì - huyện Từ Liêm – Hà Nội.
- Quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND (gồm các sở, phòng, ban) với tư cách là cơ quan giúp việc về chuyên môn cho UBND được quyền ra các quyết định hành chính dưới hình thức là quyết định, chỉ thị.
Ví dụ: Quyết định số 68/QĐ-SGTVT của Sở Giao thông vận tải ngày 14/4/2008 về việc ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước.
- Quyết định hành chính liên tịch: Đây là loại quyết định khác với các loại trên về chủ thể ra quyết định. Các loại quyết định trên chỉ do một chủ thể duy nhất ban hành để thực hiện quyền lực nhà nước. Còn ở loại quyết định này có sự phối hợp của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, thậm chí còn có cả sự phối hợp của các tổ chức xã hội.
Ví dụ: Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là thông tư có sự tham gia của hai bộ là Bộ Tư pháp và bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ý nghĩa: cách phân loại này cho thấy tính thứ bậc của quyết định hành chính gắn liền với thứ bậc hành chính và quyết định của cấp dưới không được trái với các quyết định của cấp trên, nhằm thực hiê ̣n quyết đi ̣nh của cấp trên.