Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 91 - 97)

HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

3.2.7. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

3.2.7. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luật

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật góp phần ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội, đồng thời phát huy vai trò cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Để tạo sự chuyển biến tốt trong cán bộ, công chức ở các cơ quan Đảng, Nhà nước và nhân dân, giúp mọi người xác định rõ việc học tập, nghiên cứu pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật... cần tập trung một số nội dung như bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức pháp luật và tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức tư pháp xã, phường, thị trấn. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên, củng cố tổ chức và hoạt động các câu lạc bộ pháp luật; hướng dẫn hoạt động hòa giải cơ sở, khai thác quản lý có hiệu quả tủ sách pháp luật; cách thức lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật khi thực hiện các hoạt động tư pháp cơ sở. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật dành cho cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn để giúp nâng cao hiểu biết pháp luật phục vụ công tác chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm trong

thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân ở cơ sở. Các cơ quan tư pháp phối hợp với cơ quan, đơn vị khác mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tư pháp, đặc biệt là cán bộ, công chức làm công việc trực tiếp liên quan đến việc soạn thảo, thực hiện quyết định hành chính trong đó đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa là những vùng có trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, chất lượng quyết định hành chính chưa cao.

Thông qua công tác tư vấn, trợ giúp pháp luật miễn phí định kỳ cho nhân dân ở cơ sở, trong đó quan tâm các đối tượng là nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số... tập trung vào những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân, những vấn đề vướng mắc ở địa bàn.

Thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động của tòa án nhân dân địa phương, thông qua công tác quản lý, giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật, người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ đang sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn trong việc phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở cơ sở. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật ở các đơn vị cơ sở. Xây dựng mô hình phối hợp giữa các cơ quan hành chính với các đoàn thể trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân.

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến giáo dục cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân, giáo dục pháp luật; đồng thời lồng ghép tuyên truyền pháp luật dưới cờ; vận động học sinh, sinh viên tham gia hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.

KẾT LUẬN

Khi đi sâu nghiên cứu vấn đề quyết định hành chính, chúng ta cần xem xét một cách toàn diện, sâu sắc về tất cả những nội dung, từ lý luận đến thực tiễn của vấn đề, từ đó mới có sự đánh giá khách quan thực trạng của vấn đề. Luận văn đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ thực trạng của công tác ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành chính, từ đó có cái nhìn chính xác nhất về những kết quả đã đạt được, những tồn tại, đồng thời đưa ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ban hành và thực hiện quyết định hành chính. Từ những quan điểm trên luận văn đi tới một số kết luận xoay quanh vấn đề quyết định hành chính như sau:

Quyết định hành chính là kết quả hoạt động của chủ thể hành chính nhà nước được thể hiện dưới dạng một hình thức nhất định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Quyết định hành chính là nhân tố cơ bản thể hiện bản chất của nền hành chính của một Quốc gia, chất lượng của một quyết định hành chính phản ánh chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý. Quyết định hành chính khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn có đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hay không, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn chính là thước đo chính xác nhất đối với khả năng đáp ứng yêu cầu công tác quản lý xã hội của nền hành chính quốc gia.

Quyết định hành chính chịu sự chi phối, ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, có những yếu tố xuất phát từ bên trong của nền hành chính quốc gia mà ta có thể đoán định, đánh giá được. Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố bên ngoài tác động tới quá trình ban hành tổ chức thực hiện quyết định hành chính. Các yếu tố này tác động theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Để điều hoà sự tác động này và nâng cao chất lượng, hiệu quả của quyết định đòi hỏi mỗi cán bộ, công

chức cần có nhận thức đúng đắn, toàn diện, nắm bắt được quy luật tác động của yếu tố bên trong và cả bên ngoài, từ đó đưa ra giải pháp hữu hiệu.

Như vậy,Quyết định hành chính có vai trò rất quan trọng trong việc cụ thể hoá các văn bản luật, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh rất đa dạng và phức tạp cho nên quyết định hành chính nói riêng và luật hành chính nói chung không nằm trong một văn bản cụ thể nhất định mà nằm trong nhiều văn bản khác nhau. Mặt khác quyết định hành chính luôn luôn gắn liền với việc xử lý các tình huống mà tình huống thì biến động, chuyển biến theo thực tế của tình hình xã hội cho nên Luật hành chính không thể đóng khung trong một văn bản nhất định. Qua đó ta thấy quyết định hành chính là một quyết định pháp luật, do đó nó mang đầy đủ tính chất của một quyết định pháp luật mà đặc điểm quan trọng nhất là thể hiện tính ý chí, tính quyền lực của Nhà nước. Quyết định hành chính thể hiện tính pháp lý rất cao, thể hiện ý chí quyền lực Nhà nước, thể hiện vai trò trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi ban hành để quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Trên thực tế thì những vai trò này diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên toàn thể đất nước thông qua hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Hiện nay chúng ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, vì vậy vấn đề đặt ra là phải phát huy vai trò của pháp luật và đảm bảo được quyền lợi của nhân dân. Để không ngừng nâng cao vai trò của các cơ quan nhà nước đồng thời bảo vệ được quyền lợi của nhà nước và quyền lợi chính đáng của nhân dân cần từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân, cần khắc phục những hạn chế, vướng mắc liên quan đến quyết định hành chính. Trong quá trình kiểm tra, thực hiện các quy định của pháp luật về công tác quản lý nhà nước nói chung, công tác ban hành và thực hiện quyết định hành chính nói riêng cần phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò của các cơ quan hành chính trong

việc thực hiện quyền lực nhà nước, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của nhân dân, thấy được giá trị tích cực các quyết định hành chính. Từ đó, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyết định hành chính, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cán bộ, nhân dân, phát huy vai trò của các tổ chức trong việc giám sát các cơ quan nhà nước thực hiện pháp luật đồng thời tích cực động viên nhân dân chấp hành pháp luật. Có như vậy các quyết định hành chính mới thực sự pháp huy được vai trò, công tác quản lý của các cơ quan hành chính mới đạt hiệu quả.

Để giải quyết được những vấn đề trên, chúng tôi xin mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề như sau:

- Cần xây dựng, hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ, hành lang pháp lý liên quan đến công tác ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành chính.

- Các cơ quan, các cấp, các ngành cần có nhận thức đúng đắn, toàn diện, đầy đủ về quyết định hành chính nói chung do mình ban hành, để từ đó không còn những sai sót, tồn tại trong công tác ban hành quyết định và tổ chức thực hiện quyết định, luôn đảm bảo hai yêu cầu là hợp pháp và hợp lý.

- Đảng, Nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ ý thức chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. Vì chỉ có trang bị được một nền tảng lý luận, kiến thức pháp lý đầy đủ, toàn diện thì sản phẩm mà các cán bộ, công chức hành chính làm ra là các quyết định hành chính mới thực sự có chất lượng, có tính khả thi, giải quyết được yêu cầu của nhiệm vụ quản lý, tạo được sự đồng tình ủng hộ của đối tượng quản lý.

- Cần có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, khách quan, toàn diện với các quyết định hành chính sai quy định pháp luật, trên tinh thần sai phạm đến đâu xử lý đến đó nhằm loại bỏ các quyết định bất hợp pháp, bất hợp lý đã và đang

tồn tại trong thực tiễn quản lý ở nước ta. Tập trung tháo gỡ khó khăn khi thực hiện các quyết định mới được ban hành.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho mọi cá nhân, tổ chức để từ đó nâng cao nhận thức của công dân về vai trò của quyết định hành chính trong đời sống, để từ đó các quyết định hành chính mỗi khi được ban hành nhận được sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ của người dân.

- Cần tạo ra được một cơ chế mới trong quá trình ban hành, tổ chức thực hiện quyết định hành chính mà ở đó thu hút được sự tham gia đóng góp ý kiến của đông đảo tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao tính hợp lý của quyết định hành chính nhà nước đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý xã hội trong thời kỳ mới.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học xung quanh vấn đề làm sao để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác ban hành thực thi quyết định hành chính. Từ đó có giải pháp mang tính chất đột phá, mang tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác ban hành và thực thi quyết định hành chính.

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 91 - 97)