Nguyên nhân của những tồn tại trong việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 66 - 69)

HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

3.1. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính

quyết định hành chính

Trong những năm qua việc ban hành và thực hiện quyết định hành chính nước ta đạt được nhiều thành công, bên cạnh đó cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính khiến cho công tác quản lý nhà nước gặp không ít khó khăn, hiệu quả công tác quản lý của các cơ quan nhà nước chưa cao. Nguyên nhân chính của những tình trạng trên là:

Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính: Có thể nói rằng đây là một chủ thể rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác ban hành, thực hiện quyết định hành chính nói riêng. Tuy nhiên trong những năm qua chất lượng các quyết định hành chính được ban hành chưa thật sự có chất lượng khiến cho công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác soạn thảo, ban hành và thực hiện quyết định hành chính gặp không ít khó khăn. Hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước ngày càng được học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Các cán bộ công chức ngày càng có trình độ hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn không ít những cán bộ công chức có trình độ còn non kém, đặc biệt là trình độ hiểu biết pháp luật. Do sự hiểu biết còn hạn chế nên khi ban hành một quyết định hành chính họ không thể hiểu hết các quy

định của pháp luật về vấn đề cần điều chỉnh, từ đó dẫn tới việc ban hành các quyết định hành chính không đúng với quy định của pháp luật, quyết định thiếu tính khả thi. Theo Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) cho biết: "Theo thống kê chưa đầy đủ, có tới 30% công chức cấp xã chưa qua đào tạo và trong các cơ quan hành chính nhà nước, chỉ có khoảng 30% cán bộ, công chức làm việc có hiệu quả cao, số còn lại không có hiệu quả gì đặc biệt". Bên cạnh đó, nhiều cán bộ, công chức không chịu khó tu dưỡng, rèn luyện vì quá yên tâm với vị trí của mình. Đó là hậu quả của việc tuyển dụng theo cơ cấu, theo trình độ bằng cấp chứ không theo khả năng đáp ứng nhu cầu công việc. Đồng thời, rất ít cơ quan thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế. Trong các tổ chức được Công ty Tư vấn độc lập DEPOCEN (công ty đã khảo sát 6 bộ và cơ quan ngang bộ cùng 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) phỏng vấn thì có khoảng 51% cán bộ, công chức còn không biết rằng cơ quan họ đang có kế hoạch tinh giản biên chế hoặc ai đã bị tinh giản biên chế; phần lớn các cơ quan có thực hiện thì chỉ tinh giản những cán bộ đã sắp đến tuổi nghỉ chế độ, cho dù họ vẫn đang làm việc tốt; cán bộ, công chức trong các độ tuổi khác bị tinh giản rất ít. Đó là những lý do khiến cán bộ, công chức ở nhiều nơi vẫn còn thái độ thờ ơ, vô cảm, tắc trách khi thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính, gây phiền hà cho tổ chức, công dân và doanh nghiệp.

Hệ thống pháp luật nói chung hiện nay vẫn thiếu đồng bộ, nhất là trong các lĩnh vực như thu phí và lệ phí, đất đai, xử phạt vi phạm hành chính…

Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các cấp như trung ương và địa phương, trong từng ngành vẫn chưa rõ, thậm chí, mâu thuẫn, chồng chéo. Đây là một khó khăn lớn cho các hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động ban hành các quyết định hành chính của các cơ quan hành chính nói riêng.

Cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí dành cho công tác xây dựng, ban hành và thực thi các quyết định hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Chính vì vậy, ngay từ khâu khảo sát, điều tra nắm bắt thực tế, tổ chức hội nghị, hội thảo đến khâu thẩm định văn bản còn yếu về chất lượng.

Ở một số cơ quan hành chính nhà nước ở cấp địa phương, các cán bộ là lãnh đạo chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, do đó chưa dành sự quan tâm thích đáng cũng như chưa chú trọng đến việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác xây dựng, ban hành và thực thi các quyết định hành chính.

Quyết định hành chính chưa được xây dựng và ban hành theo trình tự luật định, đặc biệt là khâu thực hiện “tiền kiểm”, tức là thẩm định dự thảo quyết định chưa được chú trọng, mà mới chỉ mang tính hình thức. Công chức thực hiện công vụ một cách hời hợt thì hậu quả là quyết định không đúng sẽ lọt qua cửa thẩm định và được ban hành.

Chưa có cơ chế đủ mạnh để yêu cầu các chủ thể ban hành quyết định hành chính là trước khi ban hành thì phải tập hợp và lấy ý kiến người dân, huy động trí tuệ tập thể, phản biện của các cơ quan, của xã hội để tránh những quyết định khi ban hành phải “chết sớm” không thực hiện được.

Các chủ thể khi ban hành quyết định hành chính chưa tính đến việc cân bằng, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể (lợi ích giữa cơ quan quản lý, lợi ích của đối tượng thi hành quyết định và của toàn xã hội).

Công tác tổng kết, đánh giá, rà soát và hệ thống hóa các quyết định hành chính chưa được quan tâm thường xuyên và nghiêm túc, vì vậy còn những quyết định không phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành do chưa có quyết định khác thay thế. Chương trình, kế hoạch xây

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 66 - 69)