Vai trò của các cơ quan nhà nƣớc trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quyết định hành chính

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 40 - 43)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH NƯỚC TA

2.1. Vai trò của các cơ quan nhà nƣớc trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quyết định hành chính

hành và thực hiện các quyết định hành chính

Xây dựng và ban hành một quyết định hành chính là các hành động và cách thức thực hiện, các hành vi đó diễn ra kế tiếp nhau theo trình tự thời gian xác định kể từ thời điểm sáng kiến ban hành đến công bố quyết định hành chính. Như vậy để ban hành một quyết định hành chính cần phải trải qua các bước của việc xây dựng quyết định hành chính.

Chúng ta thấy rằng “xây dựng” có thể hiểu là tạo dựng nên, làm nên hay làm hoàn chỉnh hơn vấn đề. Vậy theo cách hiểu này thì xây dựng các quyết định hành chính, trong đó đặc biệt là quyết định quy phạm pháp luật hành chính đó chính là hoạt động làm nên, tạo nên hay làm hoàn chỉnh hơn các quy phạm pháp luật hành chính hay chính xác hơn đó chính là các văn bản quy phạm pháp luật hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Trên thực tế nói chung các vai trò xây dựng các quyết định hành chính, gồm có:

Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền sẽ có vai trò ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết, pháp lệnh của các cơ quan quyền lực nhà nước, quyết định của Chủ tịch nước và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

Cơ quan hành chính nhà nước được coi là một chủ thể cơ bản, chủ yếu nhất trong việc ban hành quyết định quản lý nhà nước, điều này xuất phát từ đặc thù của chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà

nước. Đó là hoạt động quản lý mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên cơ sở pháp luật. Như vậy, cơ quan hành chính là nơi sáng tạo ra quyết định hành chính.

Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền có vai trò trong việc rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật trái với quy định.

Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính cá biệt để điều chỉnh quan hệ xã hội.

Có thể nói rằng đây là những vai trò nói chung của các cơ quan hành chính nhà nước. Tùy thuộc vào chức năng, thẩm quyền mà mỗi cơ quan hành chính nhà nước lại có những vai trò khác nhau trong việc xây dựng các quyết định hành chính.

Vai trò của các cơ quan quan hành chính trong việc thực hiện các quyết định hành chính: “Thực hiện” có thể hiểu là làm cho trở thành sự thật bằng những việc làm và hành động cụ thể. Như vậy, thực hiện các quyết định hành chính đó chính là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm làm cho các quy phạm pháp luật hành chính nói riêng, các quyết định của các cơ quan hành chính nói chung đi vào thực tế quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở nhiệm vụ và thẩm quyền của mình. Từ đó ta có thể thấy rằng vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện quyết định hành chính thể hiện như sau:

Các cơ quan hành chính nhà nước căn cứ vào thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của mình để thực thi các quyết định hành chính, đưa các quyết định hành chính, trong đó đặc biệt là các quy phạm pháp luật đi vào thực tế, triển khai thực thi trên khắp cả nước thông qua hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương.

Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền quyết định các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan cấp trên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật; báo cáo với các cơ quan quyền lực nhà nước về việc triển khai và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật.

Tổ chức và lãnh đạo các công tác thanh tra các cấp, các ngành thuộc thẩm quyền, tổ chức và chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ các quyết định hành chính của cơ quan cấp dưới trái với các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan cấp trên.

Các cơ quan hành chính nhà nước còn căn cứ các quy định của pháp luật về thẩm quyền của mình để bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên của cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới.

Như vậy, các cơ quan hành chính nhà nước có vai trò rất quan trọng

trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quyết định hành chính do đặc thù của quản lí hành chính nhà nước, là việc cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước, quyết định của Chủ tich nước và các văn bản quy phạm của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, nên đây là vai trò rất quan trọng và chủ đạo của các cơ quan hành chính nhà nước. Và qua đây cũng thấy được trong vai trò xây dựng và thực hiện các quyết định hành chính nói chung, quyết định quy phạm pháp luật hành chính nói riêng thì các cơ quan hành chính nhà nước còn rất nhiều bất cập và hạn chế cần khắc phục ngay, để có thể xây dựng được một hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thật sự có năng lực, thật sự có hiệu quả, giúp đất nước phát triển và đem lại lợi ích chính đáng cho nhân dân đúng như bản chất “nhà nước của dân, do dân và vì dân”.

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 40 - 43)