Tăng cƣờng các biện pháp đảm bảo thực hiện quyết định hành chính

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 72 - 74)

HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

3.2.2. Tăng cƣờng các biện pháp đảm bảo thực hiện quyết định hành chính

chỉ, sửa đổi và bãi bỏ quyết định không hợp pháp, không còn phù hợp với thực tiễn, đồng thời bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Khi ban hành quyết định hành chính thì các chủ thể ban hành cần tiếp thu ý kiến của nhân dân, nhất là ý kiến đóng góp của đối tượng bị tác động trực tiếp của quyết định đó.

3.2.2. Tăng cƣờng các biện pháp đảm bảo thực hiện quyết định hành chính hành chính

Hiện nay các quy định về thực hiện quyết định hành chính được quy định trong nhiều văn bản khác nhau. Mỗi một ngành khác nhau lại có các quy định riêng về việc ban hành và thực hiện quyết định hành chính. Các văn bản pháp luật hiện nay mới chỉ quan tâm đến giai đoạn soạn thảo, thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, còn công tác thực hiện quyết định hành chính như thế nào, làm sao để quyết định hành chính đó đạt hiệu quả cao nhất, đối với các quyết định hành chính không thi hành thì giải quyết thế nào. Các vấn đề trên được quy định rất ít trong các văn bản pháp luật, nếu có thì các quy định vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả. Có thể nói một tình trạng rất phổ biến hiện nay là có nhiều quyết định hành chính được ban hành nhưng lại không được thực hiện trên thực tế. Việc các quyết định hành chính không được thi hành trong thực tế có nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả những nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân từ phía các cơ quan nhà nước không chịu thực hiện quyết định hành chính vẫn còn xảy ra. Vấn đề đặt ra hiện nay là pháp luật cần có những quy định thật sự hiệu quả trong việc ban hành và thực hiện quyết định hành chính. Theo các quy định pháp luật hiện nay nếu một quyết định hành chính không được thực hiện trong thực tế thì việc xử lý còn rất hạn chế. Nếu việc quyết định hành chính đó không được thực hiện trong thực tế do lỗi của các cơ quan, tổ chức

nhà nước thì việc xử lý đối với cán bộ có lỗi trong việc không thực hiện quyết định đó mới chỉ dừng lại ở việc kỷ luật, cảnh cáo. Nếu do các đối tượng chịu sự điều chỉnh của quyết định hành chính đó thì áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, nếu các đối tượng trên vẫn tiếp tục không thực hiện thì pháp luật vẫn chưa thực sự quan tâm, có giải pháp giải quyết thích hợp. Tình trạng này khiến cho vai trò của pháp luật đối với cuộc sống bị giảm sút, người dân có ý coi thường pháp luật, không có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Để khắc phục tình trạng trên pháp luật phải thực sự nghiêm minh, các quyết định ban ra phải thực sự hiệu quả, người dân tự giác chấp hành pháp luật. Để làm được việc này các quy định của pháp luật về quyết định hành chính cần phải sửa đổi cho phù hợp, hiệu quả hơn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước nói chung, công tác ban hành và thực hiện quyết định hành chính nói riêng cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

- Vấn đề lỗi trong cả giai đoạn ban hành quyết định hành chính và thực hiện quyết định hành chính: Có thể nói vấn đề xác định lỗi từ trước đến nay chỉ được quan tâm trong khoa học luật Hình sự còn trong khoa học Luật Hành chính vẫn chưa thực sự được quan tâm. Việc để một quyết định hành chính không được thực hiện trong thực tế cần phải truy cứu trách nhiệm người có lỗi. Ở đây có hai loại người có lỗi: người có trách nhiệm trong việc ban hành quyết định và người có trách nhiệm trong việc thi hành quyết định. Việc truy cứu trách nhiệm cần căn cứ vào mức độ lỗi. Tuy nhiên, trước tiên phải truy cứu người có trách nhiệm ban hành quyết định không hợp pháp, không hợp lý. Việc xử lý các quyết định hành chính có thể được thực hiện theo cơ chế tài phán, tức là đưa ra tòa án để xét xử chứ không chỉ dừng lại ở việc kiểm điểm, rút kinh nghiệm nội bộ như hiện nay. Có như vậy các tổ chức, cá nhân mới thực sự quan tâm đến công việc.

- Việc thực hiện các biện pháp khôi phục lại tình trạng cũ do việc thực hiện quyết định trái pháp luật gây ra. Hiện nay các biện pháp khôi phục lại tình trạng cũ do thực hiện quyết định hành chính trái pháp luật gây ra cho người dân vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trong tình hình thực tế hiện nay tình trạng các quyết định hành chính ban hành trái thẩm quyền, không đúng với quy định của pháp luật vẫn còn rất nhiều. Những quyết định hành chính đó được thực hiện trong thực tế không chỉ gây thiệt hại cho cá nhân, các đối tượng chịu sự điều chỉnh của quyết định hành chính đó mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan nhà nước. Nếu một quyết định hành chính ban hành trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến người dân thì trong tình trạng hiện nay người dân chỉ có cách đi khiếu nại đến các cơ quan nhà nước cấp trên. Trong trường hợp quyết định hành chính đã thi hành, nay bị cơ quan nhà nước cấp trên đình chỉ thi hành do trái với quy định của pháp luật thì vấn đề khôi phục lại hiện trạng cũ do quyết định trái pháp luật đó gây ra được đặt ra. Tuy nhiên vấn đề bồi thường thiệt hại do việc thực hiện quyết định trái pháp luật đó gây ra cho người dân vẫn chưa thực sự được đặt ra, nếu có cũng không phù hợp với thiệt hại do quyết định trái pháp luật gây ra. Trong thực tế người dân chịu rất nhiều thiệt thòi đối với các trường hợp do các quyết định hành chính ban hành trái pháp luật gây ra. Do vậy, để pháp luật trở nên hiệu quả hơn cần phải quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân, trong đó có các quyền được bồi thường thiệt hại do việc thực hiện các quyết định hành chính trái pháp luật gây ra.

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 72 - 74)