Các yếu tố bên ngoà

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 46 - 48)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH NƯỚC TA

2.2.2. Các yếu tố bên ngoà

Trong thực tế việc ban hành và thực hiện quyết định còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, cụ thể:

- Về vấn đề quyết định: Hành chính là phục vụ nhân dân, là hoạt động diễn ra thường xuyên, sự không hài lòng, thoả mãn của xã hội đối với hành chính luôn tồn tại. Vấn đề trong quản lý hành chính nhà nước là những dấu hiệu khó khăn nhận được từ môi trường của các cơ quan hành chính. Việc xác định vấn đề quyết định là một vấn đề phức tạp.

- Yếu tố thẩm quyền: Nhà nước chỉ có thể ban hành quyết định hành chính khi vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của hoạt động quản lý, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, do đó có nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của nhiều chủ thể nên việc phân định thẩm quyền nhiều lúc còn chưa rõ ràng, khó khăn.

- Yếu tố nguồn lực: Nhà nước chỉ có thể ban hành quyết định hành chính khi có đầy đủ các nguồn lực để thực hiện giải quyết vấn đề như: đội ngũ cán bộ, công chức, cơ sở kỹ thuật, hệ thống xử lý thông tin.

- Yếu tố thông tin: Thông tin về yếu tố quyết định và thông tin về vấn đề cần giải quyết ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng quyết định.

- Yếu tố chính trị: Việc lựa chọn phương án quyết định giải quyết vấn đề chịu ảnh hưởng nhất định bởi các quyết định chính trị của Đảng cầm quyền, công luận và các nhóm lợi ích trong xã hội.

- Yếu tố pháp lý: Nhiều loại thủ tục hành chính cản trở xác định mục tiêu và phương án giải quyết vấn đề, các thủ tục nhiều khi còn thiếu tính linh hoạt dẫn đến tình trạng quan liêu trong giải quyết hành chính.

yếu tố buộc các nhà quản lý phải cân nhắc khi ra bất kì quyết định nào bởi nếu bất kì một chi tiết nào trong quyết định hành chính vi phạm pháp luật thì ngay lập tức quyết định đó sẽ bị vô hiệu hoá. Nếu nhà quản lý cố tình thực hiện quyết định đó thì sẽ vi phạm pháp luật và sẽ bị các cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động của tổ chức.

Chính vì tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng vô cùng to lớn của pháp luật tới quyết định hành chính nhà nước mà nhà quản lý sau khi cân nhắc hoàn tất quyết định cần tham khảo các tài liệu về luật xem quyết định của mình có sai phạm không.

- Luật pháp: Đây là yếu tố buộc các cơ quan nhà nước phải cân nhắc khi ra bất kì quyết định nào bởi nếu bất kì một chi tiết nào trong quyết định vi phạm pháp luật thì ngay lập tức quyết định đó sẽ bị vô hiệu hoá. Nếu vẫn cố tình thực hiện quyết định đó thì sẽ vi phạm pháp luật và sẽ bị các cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc huỷ bỏ quyết định đó. Chính vì tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng vô cùng to lớn của pháp luật tới việc ban hành quyết quyết định mà các cơ quan nhà nước cũng cần phải cân nhắc xem quyết định của mình vi phạm với các quyết định của cơ quan cấp trên không.

- Văn hoá, phong tục tập quán của địa phương: Sự thực thi trong đời sống hàng ngày chúng ta thường đưa ra quyết định dựa trên logic văn hoá hơn là dựa vào logic quá trình. Bộ não của con người luôn xử lý những thông tin có được nhờ các giác quan. Chúng gần như được mã hoá thành những khuôn mẫu quen thuộc mà kinh nghiệm đã cho chúng ta biết cần phải giải quyết như thế nào trong những trường hợp tương tự. Ở một mức độ nào đó người quản lý tr- ước khi ra quyết định cần xét xét quyết định của mình có phù hợp với văn hoá của vùng miền, người dân sở tại hay không. Nếu quyết định đó phù hợp với nền văn hóa, phong tục tập quán của địa phương đó thì việc thực hiện quyết định có nhiều thuận lợi hơn, ngược lại nếu quyết định đó trái với phong tục tập

quán thì sẽ có rất nhiều khó khăn để thực hiện quyết định đó.

- Thời gian: Đây cũng là một trong những nhân tố tác động đến chất

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)