Những thuận lợi trong việc ban hành và thực hiện quyết định hành chính

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 48 - 52)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH NƯỚC TA

2.3. Những thuận lợi trong việc ban hành và thực hiện quyết định hành chính

quả tốt hơn nếu có thời gian nghiên cứu, xác định vấn đề. Do vậy khi xây dựng, ban hành quyết định các cơ quan cần phải tính toán thời gian sao cho hợp lý, hiệu quả nhất để tránh ảnh hưởng đến hoạt động khác đồng thời đảm bảo được chất lượng của quyết định.

- Cơ sở vật chất để thực hiện quyết định: Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để các quyết định hành chính được áp dụng trong cuộc sống. Một quyết định hành chính được ban hành đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tính hợp pháp, tính hợp lý, người cán bộ có chuyên môn, trách nhiệm với công việc nhưng nếu thiếu các điều kiện vật chất, tài chính thì cũng khó có thể thực hiện quyết định đó hiệu quả được. Do vậy, trong công tác chuẩn bị nhằm triển khai thực hiện các quyết định hành chính các chủ thể ban hành quan tâm đến các điều kiện để thi hành các quyết định hành chính như cơ sở vật chất, phương tiện thi hành, cán bộ thực hiện, ngân sách, tài chính...thì việc thực hiện quyết định hành chính đó sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

2.3. Những thuận lợi trong việc ban hành và thực hiện quyết định hành chính hành chính

Như chúng ta đã biết quyết định hành chính là một dạng của quyết định lập pháp, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của Nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và thẩm quyền ban hành văn bản. Những văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thì đều không có hiệu lực pháp luật.

Qua nghiên cứu tình hình thực tế cho thấy nhìn chung việc ban hành văn bản quy phạm đã thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, nội dung và thẩm quyền ban hành. Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Công tác quản lý nhà nước nói chung, công tác ban hành quyết định hành chính nói riêng đã đi vào nề nếp. Các quyết định hành chính ban ra đang dần dần đúng theo quy định của pháp luật, tính hiệu lực và hiệu quả của quyết định hành chính được nâng cao hơn so với trước đây. Số lượng quyết định hành chính ban hành không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc bị khiếu nại giảm đáng kể so với thời kỳ trước. Công tác quản lý, lãnh đạo ngày càng được nâng cao, khoa học hơn. Quyết định hành chính ngày càng đảm bảo được lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân. Các quyết định hành chính có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề với các đối tượng thực hiện và xác định các nhiệm vụ cụ thể, thời gian cụ thể, phương tiện quyết định. Mặt khác, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác xây dựng chương trình, soạn thảo, thẩm định văn bản được nâng lên đáng kể, đặc biệt là trình độ hiểu biết về pháp luật. Các các quyết định hành chính nói chung và văn bản quy phạm pháp luật nói riêng đã góp phần không nhỏ vào việc quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống, đồng thời góp phần triển khai thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Về nội dung văn bản, mặc dù có nhiều điểm chưa thống nhất - do việc áp dụng các quy định về mẫu văn bản chưa thống nhất, song nhìn chung nội dung của các quyết định đã thể hiện được đầy đủ nội dung của quyết định. Nội dung của quyết định tương đối rõ ràng, mạch lạc thông điệp mà nhà quản lý muốn truyền đạt trong quyết định của mình. Nội dung của các quyết định đảm bảo hài hoà hai yếu tố hợp pháp, hợp lý. Những nội dung quản lý bên trong của quyết định không chỉ thể hiện ý chí đơn phương của nhà quản lý mà đã bám sát hơn với thực tiễn, nắm bắt được yêu cầu của xã hội, giải quyết hợp lý các vấn đề của thực tiễn.

- Về ngôn ngữ văn phong, cách trình bày một quyết định tương đối rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn chính xác, không đa nghĩa, đảm bảo kỹ thuật lập quy.

- Về thẩm quyền ban hành quyết định hành chính: Nhìn chung trong những năm qua công cuộc cải cách hành chính nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ công chức được tăng lên rõ rệt. Do vậy việc ban hành quyết định hành chính thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, các trường hợp quyết định hành chính bị vô hiệu do sai thẩm quyền ngày càng ít đi. Các quyết định hành chính được ban hành đúng cấp, đúng thẩm quyền.

- Về hình thức của quyết định mặc dù còn nhiều sai sót khi ban hành quyết định, vẫn còn trường hợp văn bản ban hành không đúng hình thức so với quy định của pháp luật song nhìn chung các quyết định hành chính được ban hành đúng tên gọi, thể thức, tiêu đề, số, ký hiệu văn bản, ngày tháng ban hành văn bản, chữ ký, con dấu

- Về mặt thủ tục ban hành các quyết định hành chính về cơ bản bảo đảm tuân thủ các yêu cầu bắt buộc và các yêu cầu bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học. Thủ tục ban hành các quyết định hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng giảm các khâu, các bước không cần thiết

trong quá trình ra quyết định.

Một điểm rất tích cực hiện nay của nhiều cơ quan, địa phương trong việc ban hành quyết định hành chính là đã xây dựng một quy trình ban hành quyết định hành chính thống nhất cho cơ quan mình. Các quy trình này về cơ bản đảm bảo được các yêu cầu của quyết định hành chính. Quy trình đã quy định việc ban hành quyết định hành chính từ giai đoạn sáng kiến ban hành quyết định, giai đoạn chuẩn bị dự thảo quyết định đến giai đoạn trình dự thảo quyết định lên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành và ban hành cũng như truyền đạt quyết định đến cơ quan, người thi hành. Có thể nói việc quy định cụ thể từng thủ tục của việc xây dựng, ban hành và thực hiện quyết định hành chính là một bước phát triển mang tính đột phá trong công tác ban hành quyết định hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Việc xây dựng quy trình ban hành quyết định hành chính tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng pháp luật, tránh tình trạng ban hành tuỳ tiện, không theo nguyên tắc.

- Có thể đánh giá rằng công tác xây dựng, thẩm định, rà soát và kiểm tra văn bản trong giai đoạn hiện nay ngày càng được nâng cao hơn, có sự tiến bộ vượt bậc so với những giai đoạn trước. Việc phối hợp giữa cơ quan tư pháp với đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn, việc trao đổi, thảo luận trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngày càng đi vào chiều sâu, chỉ ra những điểm bất cập, những điểm chưa phù hợp với pháp luật và đánh giá tính khả thi của dự thảo văn bản. Chính vì vậy mà dự thảo văn bản khi trình để thông qua được sự thống nhất ý kiến của cơ quan soạn thảo với cơ quan thẩm định, chất lượng ngày càng cao, có tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tính khả thi cao, với kỹ thuật lập quy ngày càng hoàn thiện.

- Công tác kiểm tra văn bản được tập trung được triển khai dần đi vào nề nếp. Ngành tư pháp từ trung ương đến cơ sở đã triển khai thực hiện nhiệm

vụ một cách thường xuyên, liên tục, đúng quy trình, hướng mạnh vào những lĩnh vực có bức xúc, tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết những văn bản vi phạm pháp luật. Chính vì vậy mà công tác kiểm tra văn bản đã góp phần giảm thiểu những văn bản sai phạm, mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật.

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 48 - 52)