Phát huy vai trò của cá đoàn thể quần chúng và nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nƣớc

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 89)

HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

3.2.6. Phát huy vai trò của cá đoàn thể quần chúng và nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nƣớc

trong việc kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nƣớc

Qua tổng kết lý luận về thực tiễn quá trình đổi mới xây dựng đất nước, văn kiện Đại hội Đảng lần thức XV đã nêu rõ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, vận động đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Từ đó xác định Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quy chế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị.

Hiến pháp năm 1992 quy định:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động

của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc[19].

Như vậy, trong Hiến pháp và trong các văn bản pháp luật khác đều quy định vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cùng Công đoàn có chức năng chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, đồng thời giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước. Việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước không chỉ là giám sát việc xây dựng, ban hành các quyết định hành chính mà còn giám sát cả việc thực hiện các quyết định hành chính. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền thì Mặt trận và các thành viên có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan đã ban hành quyết định hành chính xem xét, giải quyết lại. Vì vậy, các cơ quan nhà nước cần phải coi trọng và tăng cường sự tham gia của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận trong việc quản lý nhà nước nói chung, việc ban hành quyết định và thực hiện quyết định hành chính nói riêng. Việc giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan nhà nước đồng thời còn tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước hoàn thiện hơn nhờ việc phát hiện ra các sai sót, những điều chưa đúng trong việc ban hành và thực hiện quyết định hành chính của các cơ quan nhà nước. Thực tế cho thấy có nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài nhưng với sự tham gia của các đoàn thể quần chúng nên các cơ quan nhà nước đã giải quyết hiệu quả. Nhiều vụ việc do hiểu biết pháp luật của công dân còn hạn chế nên mặc dù đã được giải quyết đúng quy định của pháp luật nhưng người dân vẫn không chấp hành. Nhiều trường hợp vì mục đích của cá nhân mà người dân cố tình làm trái với quyết định, gây cản trở đến công tác quản lý của các cơ quan hành chính. Trong các trường hợp như vậy, để quyết định hành chính

được thực hiện trong thực tế thì vai trò của các đoàn thể quần chúng hết sức quan trọng, thông qua các tổ chức này có thể giải thích, thuyết phục người dân tự nguyện chấp hành quyết định hành chính mà không cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế hay xử phạt. Việc thực hiện quyết định hành chính cần tham khảo ý kiến của các tổ chức đoàn thể quần chúng ở cơ sở khi xét thấy cần thiết.

- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể quần chúng, nhất là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận trong quá trình ban hành và thực hiện quyết định. Đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức trong việc vận động, tuyên truyền nhân dân tự giác thực

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 89)