Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý Nhà nƣớc về ban hành, thực hiện quyết định hành chính

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 80 - 84)

HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

3.2.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý Nhà nƣớc về ban hành, thực hiện quyết định hành chính

về ban hành, thực hiện quyết định hành chính

thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyết định hành chính. Thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian qua các cơ quan có thẩm quyền đã thường xuyên tiến hành việc kiểm tra cấp dưới thực hiện các quy định của pháp luật về quyết định hành chính, song việc kiểm tra mới chỉ tập trung vào việc xem xét người ban hành quyết định hành chính có đúng thẩm quyền không, quyết định có được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục không, nội dung quyết định có đúng vụ việc không, chưa quan tâm tới hiệu quả của quyết định. Do vậy có nhiều trường hợp quyết định hành chính được ban hành đúng thẩm quyền, đúng nội dung nhưng không có khả năng thực hiện trên thực tế.

Để nâng cao chất lượng quyết định hành chính, hạn chế các quyết định hành chính không được thực hiện hoặc bị khiếu nại cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, quản lý nhà nước về hoạt động ban hành quyết định hành chính ở tất cả các cấp, các ngành. Quy định trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên trong việc theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính. Nếu cơ quan cấp dưới không thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước nói chung, về ban hành, thực hiện quyết định hành chính nói riêng thì thủ trưởng cơ quan cấp trên có quyền áp dụng các biện pháp bắt buộc cơ quan cấp dưới nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý Nhà nước về ban hành, thực hiện quyết định hành chính cần chú ý một số điểm sau:

Thứ nhất, giám sát, kiểm tra thường xuyên quá trình ban hành quyết

định hành chính, việc giám sát, kiểm tra khi ban hành quyết định hành chính được thực hiện qua các bước soạn thảo, thẩm định, ký ban hành, diễn ra chủ yếu trong nội tại cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính. Thực tế cho thấy, khi ban hành quyết định hành chính, tổ chức, cá nhân được giao soạn thảo văn bản phải kiểm tra, rà soát hồ sơ, tài liệu, các

yếu tố có liên quan, khi cần thiết thẩm tra, xác minh thực tế để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ các yếu tố về căn cứ pháp luật, cơ sở thực tiễn của quyết định. Tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm thẩm định phải xem xét, kiểm tra hồ sơ, căn cứ để phát hiện sai trái về nội dung, hình thức. Người có thẩm quyền ký quyết định là bước cuối kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ, căn cứ, cơ sở ban hành quyết định. Thực hiện tốt các bước công việc trên chắc chắn sẽ giảm bớt quyết định hành chính trái pháp luật.

Về giám sát, kiềm tra của đối tượng chịu sự điều chỉnh của quyết định hành chính, thực tế cho thấy, trước khi ban hành quyết định hành chính, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện công khai, minh bạch , trao đổi với cơ quan, tổ chức, công dân chịu sự điều chỉnh của quyết định hành chính để xác định rõ số liệu, tình hình thực tế, căn cứ ban hành quyết định… cũng hạn chế được những sai sót.

Thứ hai, giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quyết định. Quyết

định hành chính chỉ có hiệu lực, hiệu quả khi được thực hiện đúng và đầy đủ. Thực tế nhiều nơi tỷ lệ thực hiện quyết định hành chính chưa cao; vẫn còn tình trạng quyết định hành chính chưa được thực hiện, thực hiện chậm, sai hoặc chưa đầy đủ các nội dung trong quyết định… từ đó dẫn đến khiếu kiện. Vì vậy, giám sát, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quyết định hành chính là vấn đề cần quan tâm theo hướng: Các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền phải theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quyết định hành chính của mình. Cơ quan quản lý cấp trên, các cơ quan chức năng như kiểm tra, thanh tra,... định kỳ hoặc đột xuất đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền. Các cơ quan, tổ chức có chức năng giám sát như Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tiến hành giám sát định kỳ hoặc đột xuất có trọng tâm, trọng điểm để đánh giá tình hình thực

hiện quyết định hành chính. Qua kiểm tra, thanh tra, giám sát chấn chỉnh việc thực hiện quyết định hành chính, đồng thời phát hiện những sai, trái trong quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các quyết định đó.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống thống kê, cập nhật, theo dõi, giám sát,

đánh giá việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính. Để nhìn nhận một cách khái quát và cụ thể hiệu quả của việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính tác động trực tiếp trong mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, cơ quan, tổ chức như thế nào, thì phải thống kê, tổng hợp được trong từng thời gian ở mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức đến từng cấp, từng ngành có bao nhiêu quyết định hành chính được ban hành trong đó có bao nhiêu quyết định hành chính bị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và đã thực hiện, chưa thực hiện? Đến nay, có thể nhiều cơ quan, đơn vị, từng cấp, từng ngành đã có thống kê theo dõi, nhưng tổng hợp chung để đánh giá địa phương, ngành, cơ quan, tổ chức nào ban hành quyết định hành chính sai, trái nhiều hay ít, tỷ lệ thực hiện như thế nào cần được tổng hợp đầy đủ. Với yêu cầu áp dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính hiện nay, có thể kết nối được thông tin khi ban hành quyết định hành chính với theo dõi quyết định hành chính sai, trái thông qua giám sát, kiểm tra chủ động và kết quả giải quyết khiếu kiện hành chính thì có thể thực hiện được việc nêu trên.

Thông qua theo dõi, giám sát, kiểm tra việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính không chỉ ngăn ngừa, phát hiện quyết định hành chính trái pháp luật để sửa đổi, bổ sung, thu hồi, hủy bỏ; mà quan trọng hơn là có biện pháp xử lý mghiêm minh những cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành, thực hiện quyết định hành chính trái pháp luật. Thực hiện được những việc nêu trên sẽ giúp cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thấy được tính khả thi của quyết định hành chính trong thực tiễn; đồng thời, nắm được

thực trạng tình hình của cơ quan, tổ chức thuộc quyền để có biện pháp chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, uốn nắn, sửa chữa kịp thời những sai, trái. Mặt khác, qua giám sát, kiểm tra việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính giúp cho việc xem xét, đánh giá chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người có thẩm quyền, trách nhiệm và cơ quan, tổ chức trong việc trực tiếp giải quyết công việc của công dân, cơ quan, tổ chức.

Một phần của tài liệu quyết định hành chính- lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 80 - 84)