Luật An toàn và sức khoẻ công nghiệp của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 35)

Luật An toàn và sức khoẻ công nghiệp của Nhật Bản bao gồm 12 Chương, 123 Điều và 22 Phụ lục, Chương I: Điều khoản chung, Chương II: Kế hoạch phòng ngừa TNLĐ, Chương III: Tổ chức quản lý an toàn và sức khoẻ, Chương IV: Các biện pháp phòng ngừa các mối nguy hiểm hoặc nguy cơ làm suy giảm sức khoẻ NLĐ, Chương V: Các quy định về máy và các hoá

chất nguy hiểm, Chương VI: Các biện pháp bố trí nơi làm việc của NLĐ, Chương VII: Các biện pháp duy trì và tăng cường sức khoẻ của NLĐ, Chương VIII: Các biện pháp tạo môi trường làm việc thoải mái, Chương IX: Kế hoạch cải thiện an toàn và vệ sinh lao động, Chương X: Thanh tra, kiểm tra, Chương XI: Các quy định khác, Chương XII: Các quy định về xử phạt.

Nghiên cứu Luật an toàn và sức khoẻ công nghiệp Nhật Bản, chúng ta thấy các quy định đáng chú ý sau:

Thứ nhất, trong luật có quy định về tổ chức, cá nhân quản lý về ATVSLĐ gồm: Cán bộ quản lý chung về ATVSLĐ (Điều 10), cán bộ an toàn (Điều 11), cán bộ y tế (Điều 12), hỗ trợ viên về an toàn sức khoẻ (Điều 12.2), Bác sỹ vệ sinh công nghiệp (Điều 13), cán bộ làm công tác kiểm soát chung về ATVSLĐ (Điều 15), các chuyên viên về ATLĐ (Điều 93), cố vấn y tế về vệ sinh lao động (Điều 95). Đồng thời tại nơi làm việc NSDLĐ phải thành lập Ban an toàn và sức khoẻ (Điều 18) và ban y tế (vệ sinh lao động) (Điều 19) tại nơi làm việc, những người này làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ y tế, Lao động và phúc lợi Nhật Bản. Những cán bộ này thực thi nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra sức khoẻ của NLĐ, hướng dẫn NSDLĐ tiến hành việc đo kiểm môi trường lao động hoặc các biện pháp cần thiết khác khi nhận thấy cần thiết phải duy trì sức khỏe của NLĐ bằng cách nâng cao môi trường làm việc của họ, kiến nghị liên quan đến chăm sóc sức khỏe NLĐ.v.v... đối với NSDLĐ để bảo đảm sức khỏe cho NLĐ.

Thứ hai, các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vê thông số kỹ

thuật các loại máy, các hoá chất nguy hiểm có hại cho NLĐ đều được quy định rõ ràng về sản xuất, chuyển nhượng, lưu thông, thanh tra, kiểm tra, cấp chứng nhận, cấm sử dụng các loại máy.v.v… (Điều 37 – 54), các loại hoá chất được sản xuất, cấm sản xuất, dán nhãn .v.v… (Điều 55 - ĐIều 58).

chú ý là khi NLĐ mới được thuê, NSDLĐ phải đào tạo NLĐ về an toàn và vệ sinh lao động liên quan đến việc thực hiện công việc mà NLĐ đó tham gia.

Thứ tư, NSDLĐ, theo qui định của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, phải tiến hành việc đo kiểm môi trường lao động cần thiết đối nơi làm việc trong nhà và những nơi khác, là nơi diễn ra các công việc gây hại, và phải lưu trữ kết quả.

Thứ năm, việc kiểm tra được tiến hành thông qua Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao

động và Phúc lợi tiến hành (Điều 89), giám đốc văn phòng lao động cấp quận, huyện (Điều 89.2) có thể kiểm tra các kế hoạch đòi hỏi các kiểm tra kỹ thuật cao ngoài kế hoạch được đã khai báo của NSDLĐ như về kế hoạch xây dựng, lắp đặt, di chuyển hoặc thay thế kết cấu chính của công trình hoặc máy móc (ngoại trừ các công trình tạm thời và máy móc theo qui định của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản) ở nơi làm việc.Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân quản lý về ATVSLĐ có trách nhiệm kiểm tra sổ sách, văn bản và những vật dụng khác hoặc tổ chức đo kiểm môi trưởng hoặc thu thập các mẫu sản phẩm, nguyên vật liệu mà không phải trả tiền hoặc thực hiện việc mở rộng phạm vi cần thiết cho việc thanh tra, tiến hành kiểm tra, điều tra nguyên nhân gây TNLĐ.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 35)