Các quy định nhằm bảo đảm và thúc đẩy thực hiện công tác ATVSLĐ

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 73)

Nội dung này bao gồm: Phân công trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ; Công tác huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ; Thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ; Khai báo, Điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ, BNN; Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ; Khen thưởng việc thực hiện tốt công tác ATVSLĐ.v.v...

Thứ nhất, về công tác huấn luyện về ATVSLĐ

NSDLĐ, người làm công tác ATVSLĐ phải tham dự khoá huấn luyện về ATVSLĐ, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ thực hiện; phải tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ cho

NLĐ, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, hướng dẫn quy định về an toàn, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở của mình; phải mở khoá huấn luyện ATVSLĐ, kiểm tra sát hạch và cấp chứng chỉ đối với NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quy định (Điều 150 Bộ luật Lao động năm 2012).

Thứ hai, công tác quản lý nhà nước và thanh tra nhà nước về ATVSLĐ

Quản lý nhà nước về lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động; Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và sự biến động cung cầu lao động; Quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển kỹ năng nghề, xây dựng khung trình độ nghề quốc gia, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội; Quy định danh mục những nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của NLĐ; Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật; Hợp tác quốc tế về lao động (Điều 235 Bộ luật Lao động năm 2012).

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động; Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về lao động; Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình (Điều 236 Bộ luật Lao động năm 2012).

Thanh tra về ATVSLĐ là một trong những hoạt động chuyên ngành của thanh tra Nhà nước về lao động (Điều 237 Bộ luật Lao động năm 2012).

Mục đích của thanh tra ATVSLĐ là đảm bảo về tính mạng, sức khỏe đối với NLĐ và đảm bảo an toàn về vận hành, sử dụng các phương tiện, thiết bị và nơi làm việc, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của sản xuất kinh doanh.

Thẩm quyền thanh tra nhà nước về ATLĐ và VSLĐ hiện nay Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động có các nhiệm vụ chủ yếu sau: Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động; Điều tra TNLĐ và những vi phạm ATLĐ, vệ sinh lao động; Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ĐKLĐ, ATLĐ, vệ sinh lao động; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật; Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về lao động.

Việc thanh tra ATLĐ, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: Phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra chuyên ngành về lao động.

Thứ ba, về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ

Về xử phạt vi phạm hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm

2013 đã có những quy định mang tính nguyên tắc trong việc xử lý các vi phạm pháp luật hành chính về lao động, bên cạnh đó Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó:

Hình thức phạt tiền áp dụng với các trường hợp:

Thứ nhất, vi phạm quy định về ATLĐ, vệ sinh lao động sẽ bị phạt tiền

từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều 16.

Thứ hai, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi quy định tại Khoản 2 Điều 16.

Thứ ba, nếu vi phạm quy định về phòng ngừa TNLĐ, BNN thì có thể bị

phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NLĐ vi phạm các quy định tại Khoản 1 Điều 17.

Thứ tư, phạt tiền NSDLĐ không tổ chức huấn luyện ATLĐ, vệ sinh lao

động cho NLĐ, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động quy định tại Khoản 2 Điều 17.

Thứ năm, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 17.

Thứ sáu, phạt tiền NSDLĐ có một trong các hành vi: Không trang bị đầy

đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang bị nhưng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật đối với người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật quy định tại Khoản 4 Điều 17.

Thứ bảy, phạt tiền NSDLĐ vi phạm các quy định về sử dụng các loại

máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ quy định tại Khoản 5 Điều 17.

Thứ tám, phạt tiền tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện ATLĐ, vệ sinh lao động vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện ATLĐ, vệ sinh lao động quy định tại Khoản 6 Điều 17.

ATLĐ có hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ quy định tại Khoản 7 Điều 17.

Thứ mười, phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với kiểm định

viên có một trong các hành vi quy định tại Khoản 9 Điều 17. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là:

Thứ nhất, buộc trả NLĐ khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành

tiền theo mức quy định đối với hành vi vi phạm về bồi dưỡng bằng hiện vật.

Thứ hai, buộc trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại đối với hành vi vi phạm về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

Thứ ba, buộc ngừng sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây

TNLĐ, BNN.

Thứ tư, buộc ngừng sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu

nghiêm ngặt về ATLĐ.

Thứ năm, buộc thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ huấn luyện ATLĐ,

vệ sinh lao động.

Thứ sáu, buộc thu hồi kết quả kiểm định.

Về xử lý hình sự, Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua tại kỳ họp thứ 6, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2000 liên quan đến tội về ATVSLĐ có phân biệt 2 trường hợp là người vi phạm và người có trách nhiệm vi phạm.

Theo đó, người nào vi phạm quy định về ATLĐ, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

Thứ nhất, là người có trách nhiệm về ATLĐ, vệ sinh lao động, về an

toàn ở những nơi đông người.

Thứ hai, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Nếu phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm. Trường hợp phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm (Điều 227 Bộ luật hình sự năm 1999).

Ngoài ra, liên quan đến ATLĐ trong quá trình lao động Bộ luật hình sự năm 1999 có 5 Điều quy định về trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm an toàn trong lao động gồm: Điều 229 tội vi phạm quy định xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, nghiệm thu công trình đó là có mặt cán bộ BHLĐ; Điều 236, 237: liên quan đến chất phóng xạ; Điều 239, 240: liên quan đến chất cháy, chất độc và vấn đề phòng cháy.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 73)