Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 91)

Năm 1989, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh về ký kết, thực hiện điều ước quốc tế trong đó có định nghĩa rõ về khái niệm điều ước quốc tế. Pháp lệnh này đã được thay đổi bởi Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998, sau đó là Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. Bên cạnh đó, năm 2007 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế. Với hệ thống pháp luật khá đầy đủ và hoàn thiện, Việt Nam đã ký kết và gia nhập hơn 700 điều ước quốc tế (chưa kể các điều ước quốc tế được ký dưới danh nghĩa các Bộ, ngành). Chỉ tính riêng từ năm 1997-2007, số lượng điều ước quốc tế được ký kết bằng số lượng điều ước của 50 năm trước đó [37].

Là đơn vị quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, tính đến năm 2012, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham gia 03 Thoả thuận quốc tế (01 Thoả thuận quốc tế liên quan đến lĩnh vực ATVSLĐ) [12], trình Chủ tịch nước phê chuẩn 01 Công ước quốc tế của ILO về lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội, dự kiến trong năm 2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tham gia 04 Thoả thuận quốc (01 Thoả thuận liên quan đến lĩnh vực ATVSLĐ [10]) và trình Chủ tịch nước phê chuẩn 02 Công ước của ILO liên quan đến lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội (01 Công ước liên quan đến vấn đề ATVSLĐ) [7], qua số liệu trên

phần nào cho thấy Nhà nước ta ngày càng quan tâm tới việc hoàn thiện và xây dựng các chính sách về bảo vệ sức khỏe của NLĐ.

Kế thừa và phát triển các quy định trước đây về điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, nội luật hóa một số quy định của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế mà Việt Nam là trở thành thành viên, tiếp thu những tinh hoa của lý luận và thực tiễn điều ước quốc tế, các quy định hiện hành về điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế phần nào đã đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và tham gia các điều ước quốc tế về ATVSLĐ nói riêng.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 91)