Công tác ATVSLĐ được xem xét trên các khía cạnh về môi trường lao động, tình hình xảy ra TNLĐ và BNN, thiệt hại do TNLĐ, nguyên nhân của TNLĐ, công tác thanh tra, kiểm tra về TNLĐ, BNN, công tác nhân sự, về hệ thống tổ chức kiểm định kỹ thuật ATLĐ, về hệ thống giám sát môi trường lao động và sức khoẻ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về môi trường lao động, tại các cơ sở thường xuyên giám sát
môi trường lao động, các yếu tố có chỉ số vượt tiêu chuẩn cho phép có xu hướng giảm, một số yếu tố nguy cơ đã được cải thiện. Tổng số mẫu xét nghiệm kiểm tra môi trường trung bình 3 năm 2006-2010 là 300.000 mẫu/năm (tăng 42% so với 210.000 mẫu giai đoạn 2001-2005); trong đó số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép chiếm 13,3% (tỷ lệ này giai đoạn 2001- 2005 là 19,6%) (Xem chi tiết tại Bảng số 2.1)
Năng lực giám sát môi trường tăng. Năm 2006 giám sát môi trường lao động cho 1.200 cơ sở với 242.345 mẫu đo, năm 2007 cho 2.000 cơ sở với 324.910 mẫu, 2010 cho 29.105 cơ sở với 376.746 mẫu (Xem chi tiết tại Bảng số 2.1). Tỷ lệ vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với các yếu tố ồn, bụi, vi khi hậu, rung, ánh sáng khá cao.
Bảng 2.1: Kết quả kiểm soát môi trường lao động [8]
Năm Tổng số mẫu đo (Mẫu)
% mẫu vƣợt tiêu chuẩn cho phép
(%) 2005 228.526 18,20 2006 242.345 16,90 2007 324.910 14,40 2008 176.284 13,04 2009 383.212 13,63 2010 376.746 11,20
Thứ hai, về tình hình TNLĐ, BNN và sức khoẻ NLĐ được xem xét ở
Trong giai đoạn 2006-2010, bình quân hàng năm số vụ TNLĐ là 5485 vụ, trong đó số vụ gây chết người là 513 vụ. Vùng có nhiều vụ TNLĐ nhất là vùng Đông Nam bộ (2910 vụ) và Đồng bằng sông Hồng (1015 vụ), đây cũng là 02 vùng có nền kinh tế phát triển và có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh hơn so với các vùng khác. Điều nay cho thấy việc đảm bảo an toàn cho NLĐ trong các cơ sở sản xuất vẫn là một vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới.
5784.6 1044.8 407.6 693.4 69.8 2910 659 513.2 124.8 61.6 83.8 21.6 162.4 59 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Cả nước//Whole country Đồng bằng sông Hồng/Red River Delta Trung du và miền núi phía Bắc/Midland and North Moutainous
region
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung/ Central Coast Tây Nguyên/Central Highlands Đông Nam Bộ/South East Đồng bằng sông Cửu Long/Mekong River Delta
Biểu đồ số 2.1: Biểu đồ về số vụ TNLĐ [31]
Biểu đồ về số người bị TNLĐ và cơ cấu giới tính: Giai đoạn 2006-2010, trung bình hàng năm số người bị TNLĐ là 6.030 người, trong đó số nam chiếm khoảng 80%, còn cơ cấu nữ giới chỉ chiếm khoảng 20%. Ngoài ra, TNLĐ xảy ra chủ yếu ở những ngành sản xuất, khai thác có tính chất năng nhọc, nguy hiểm thu hút nhiều lao động nam giới.
6094 6299 6047 6403 5307 4,821 5,351 4,785 5,251 4,313 1,273 948 1,262 1,152 994 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số Nam Nữ
Từ năm 2006 – 2010, tổng số người bị TNLĐ của năm 2009 tăng cao nhất 6.403 người, năm 2010 số người TNLĐ giảm xuống đáng kể là 5.307 người, giảm gần 1.100 người chiếm 83% số người TNLĐ của năm 2009. Con số này cho thấy, số người TNLĐ có dấu hiệu giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao.
Tình hình TNLĐ của cả nước vẫn đang có xu hướng gia tăng, tuy nhiên tần suất TNLĐ đã có dấu hiệu giảm tại một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Long An, các địa phương xảy ra nhiều TNLĐ chết người là những địa phương có công nghiệp phát triển như: Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương.v.v… Các Bộ, ngành xảy ra nhiều TNLĐ chết người đó là các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao Thông - Vận Tải. Các lĩnh vực sản xuất xảy ra nhiều TNLĐ chết người là: Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giao thông; Xây dựng; Khai thác than, khoáng sản; Sản xuất vật liệu xây dựng; Cơ khí chế tạo [31]
Bảng 2.2: TNLĐ theo thống kê từ báo cáo doanh nghiệp [8]
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 quân Bình 1 Số vụ TNLĐ 5.951 5.836 6.250 5.125 5.896 5.818 2 Số vụ TNLĐ chết người 505 508 507 554 504 513 3 Số người bị TNLĐ 6.337 6.047 6.421 5.307 6.154 6.059 4 Số người chết vì TNLĐ 6.210 573 550 601 574 576 5 Tổn thất do TNLĐ (từ bồi thường và trợ cấp) tỷ đồng 48.035 194 39.388 1.336 298 118.837 bình quân 1 người bị nạn (triệu đồng) 7,58 32,08 6,13 25,17 48,42 19,899
6 Thiệt hại tài sản (triệu đồng) 10.94 3.5 2.7 3.9 5.85 4.481
bình quân 1 người (triệu đồng) 1,73 0,58 0,42 0,73 0,95 0,74
7 Tổng thiệt hại (triệu đồng) 58.975 197.5 42.088 137.5 303.85 123,319
Thứ ba, về tình hình BNN, theo thống kê từ năm 1976 đến năm 2011, BNN có xu hướng giảm dần, từ năm 1976 – 1995, tổng số thăm khám và phát hiện BNN chiếm 100%, tuy nhiên từ năm 2000 – 2011 tỷ lệ phát hiện BNN khi khám bệnh NLĐ con số này đã giảm dần (Bảng 2.2). Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm phát hiện BNN khi khám sức khoẻ NLĐ giảm không ổn định và vẫn ở tỷ lệ cao.
Bảng 2.3: Tình hình BNN qua các giai đoạn 1976-2011 [8]
STT Thời gian Tổng số khám hiện bệnh TS phát Tỷ lệ phần trăm phát hiện bệnh % 1 1976 – 1980 2.060 2.060 100 2 1981 – 1985 1.657 1.657 100 3 1986 – 1990 1.188 1.188 100 4 1991 – 1995 2.152 2.152 100 5 1996 – 2000 58.474 6.996 11,9 6 2001 – 2005 236.187 28.782 12,1 7 2006 – 2010 346.132 15.036 4,3 8 2011 60.598 3.557 5,9
Đáng chú ý hơn nữa, số lượng cơ sở khám sức khoẻ ít và khả năng khám BNN của Việt Nam cũng rất hạn chế nên trên thực tế số người mắc BNN có thể cao gấp hàng chục lần số báo cáo. Qua khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho thấy, tỷ lệ NLĐ có sức khoẻ yếu (loại 4) và rất yếu (loại 5) đứng ở mức cao, năm 2010 là 8,8%; Tỷ lệ nghỉ ốm trong công nhân ở mức cao, năm 2010 là 24,7% tổng số NLĐ của các doanh nghiệp có báo cáo [8].
Thiệt hại do TNLĐ gây ra trong năm 2012 là 82,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do TNLĐ lên tới hơn 85.600 ngày. Có 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người, dẫn đầu là TPHCM, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Long An, Đà Nẵng và Bình Thuận. Trong đó, ngành nghề để xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng nhất vẫn là lao động giản đơn trong ngành khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia công kim loại, thợ cơ khí [8]. Cũng theo thống kê, nguyên nhân hàng đầu để xảy ra những vụ tai nạn đó là do NSDLĐ không huấn luyện về ATLĐ cho NLĐ và NLĐ vi phạm các quy trình, biện pháp về ATLĐ (xem Bảng 2.4, 2.5).
Bảng 2.4: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do NSDLĐ [9]
Stt Nguyên nhân Số vụ Tỷ lệ/ Tổng số vụ báo cáo năm 2012 Năm 2011
1 Không huấn luyện về ATLĐ cho NLĐ 123 1,81% 7,8% 2 Không có quy trình, biện pháp ATLĐ 280 4,13% 3,49% 3 Do tổ chức lao động chưa hợp lý 91 1,34% 3,37% 4 Không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không
đảm bảo an toàn 146 2,15% 3,15%
5 Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
cho NLĐ 114 1,68% 1,39%
Bảng 2.5: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do NLĐ [9]
Stt Nguyên nhân Số vụ Tỷ lệ/ Tổng số vụ báo cáo năm 2012 Năm 2011
1 Vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về ATLĐ 2261 33,36% 30,73% 2 Không sử dụng các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân 342 5,05% 4,78%
Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực ATLĐ hiện nay đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan nhà nước đối với các doanh nghiệp vi phạm công tác ATVSLĐ còn chưa triệt để dẫn đến tình trạng còn nhiều NSDLĐ không chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật.
Khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề, chưa được quan tâm hướng dẫn đầy đủ quy định nhà nước về ATVSLĐ dẫn đến việc vi phạm các quy định về An toàn - vệ sinh lao động và nguy cơ TNLĐ và BNN cao.
Thứ tư, về công tác thanh tra, kiểm tra, bộ máy tổ chức và cán bộ làm
công tác ATVSLĐ đã từng bước được củng cố tại các cơ quan quản lý nhà nước. Tại ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, có Vụ BHLĐ (từ năm 2003 là Cục ATLĐ) là cơ quan tham mưu giúp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng các chính sách, chế độ về BHLĐ cho NLĐ và Ban Thanh tra kỹ thuật ATLĐ có chức năng thanh tra, kiểm tra về ATLĐ, điều tra TNLĐ, xây dựng, phổ biến các tiêu chuẩn ATVSLĐ và tư vấn kỹ thuật an toàn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ năm 2011, nhiệm vụ thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật lao động nói chung và thanh tra liên quan đến lĩnh vực ATVSLĐ nói riêng thuộc chức năng của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục an toàn lao động có chức năng thống kê, khai báo tình hình TNLĐ, BNN trong cả nước. Ở các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có Phòng Thanh tra kỹ thuật ATLĐ, với các cán bộ thanh tra viên có chuyên môn kỹ thuật đảm nhận chức năng thanh tra về kỹ thuật ATLĐ, điều tra TNLĐ và phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATLĐ. Tại ngành Y tế có bộ phận Thanh tra VSLĐ thuộc Thanh tra của Bộ Y tế và các Sở Y tế đảm nhận chức năng thanh tra VSLĐ và tham gia điều tra TNLĐ; Bộ Y tế có Vụ Y tế dự phòng thực hiện chức năng quản lý VSLĐ, sức khỏe nghề nghiệp. tại Bộ Công Thương, có Cục kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp (Nay là Cục Kỹ thuật An toàn – Môi trường công nghiệp) và tại các Bộ quản lý ngành, chức năng quản lý ATVSLĐ được giao cho một đơn vị trực thuộc, tùy theo đặc thù của ngành, lĩnh vực, như: Bộ Giao thông – Vân tải là Vụ Tổ chức cán
bộ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cục chế biên nông lâm, thủy sản và Bộ Xây dựng là Vụ Quản lý hoạt động xây dựng.
Từ năm 2003, Thanh tra ATLĐ, Thanh tra VSLĐ và Thanh tra chính sách lao động được sát nhập thành thanh tra lao động thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thành lập Cục ATLĐ là cơ quan tham mưu cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về ATLĐ. Tại Bộ y tế, chức năng quản lý về sức khỏe nghề nghiệp được giao cho Cục Quản lý môi trường y tế.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp Bộ Nội vụ xây dựng và ban hành Thông tư số 10/2008/TTLT- BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008, trong đó quy định việc thành lập bộ phận quản lý nhà nước về ATLĐ tại các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình thanh tra, kiểm tra trên toàn quốc [8]
Năm Số doanh nghiệp Số kiến nghị Số tiền phạt (triệu đồng)
2008 5.695 23.134 8.798,43 2009 5.571 27.842 10371,4 2010 7.847 41.720 15270,2 2011 7.950 40.758 17305,53 2012 7.374 23.045 14.700 Tổng 21.368 110.320 42947,13
Thứ năm, về công tác tổ chức nhân sự, lực lượng cán bộ làm công tác
ATVSLĐ thuộc ngành lao động chỉ có gần 500 người; lực lượng Thanh tra lao động có chuyên môn để thanh tra về ATVSLĐ thiếu cả về số lượng và chất lượng. Ngành Y tế cũng đang gặp khó khăn trong việc đào tạo cán bộ có đủ khả năng khám phát hiện và điều trị BNN. Một số tỉnh, thành phố cũng đã thành lập phòng khám BNN nhưng việc triển khai hoạt động chưa được hiệu quả do thiếu bác sỹ, trang thiết bị, phòng xét nghiệm. Đội ngũ giám định viên
BNN mặc dù cũng được đào tạo và đào tạo lại nhưng số lượng và chất lượng chưa cao. Các cơ sở điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng nghề nghiệp hầu hết thiếu tài liệu, trang thiết bị và cán bộ chuyên môn.
Thứ sáu, về hệ thống tổ chức kiểm định kỹ thuật ATLĐ.
Để đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình sản xuất và bảo vệ tính mạng, sức khỏe NLĐ, việc kiểm soát chất lượng, kỹ thuật an toàn đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, các công trình vui chơi công cộng (máy, thiết bị) và các loại phương tiện bảo vệ cá nhân có vai trò rất quan trọng. Đến nay, ngoài 13 đơn vị kiểm định thuộc các Bộ, ngành, địa phương, còn có 26 đơn vị kiểm định thuộc các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, tư nhân và 9 tổ chức kiểm định nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ Việt nam.
Tuy nhiên, lực lượng kiểm định viên chưa được bồi dưỡng, huấn luyện, cơ quản lý đối với hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ hiện nay chưa phát huy được năng lực kỹ thuật và năng lực chuyên môn của các chuyên gia kỹ thuật. Thị trường dịch vụ kiểm định đã được hình thành theo chính sách xã hội hóa của nhà nước nhưng chưa có những hướng dẫn quản lý đầy đủ, gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh, làm cho chất lượng dịch vụ kiểm định kém gây bức xúc trong dư luận.
Thứ bảy, về hệ thống giám sát môi trường lao động và chăm sóc sức
khỏe NLĐ
Hiện nay trên toàn quốc và các Bộ ngành đã thành lập 58 khoa Sức khoẻ nghề nghiệp/khoa Y tế lao động và 37 tỉnh, ngành đã có phòng khám BNN, 08 tỉnh/thành phố đã thành lập và củng cố được Trung tâm Sức khỏe môi trường lao động: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang.
lao động: 18.438 người trong đó: Trung ương có 750 người tại 11 Trung tâm Y tế các Bộ, ngành; 04 Viện thuộc hệ y tế dự phòng; Viện Giám định Y khoa (trung bình mỗi đơn vị 50 người); Tuyến tỉnh có 1225 người tại 55 tỉnh, thành phố thành lập khoa Y tế lao động, Phòng khám BNN và 8 tỉnh thành lập Trung tâm Sức khỏe lao động môi trường: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang; Tuyến huyện có 1314 người tại khoa Sức khỏe cộng đồng của Trung tâm Y tế huyện/quận/thành phố trực thuộc tỉnh (trung bình mỗi đơn vị mỗi đơn vị có 02 người); Tuyến xã, phường có khoảng 10.000 người (trung bình mỗi xã/phường có 01 cán bộ thực hiện công tác VSLĐ); Doanh nghiệp có 5614 người (mỗi doanh nghiệp có 01 cán bộ y tế) [8].
Qua phân tích về tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ, cho thấy một số kết quả bước đầu đạt được là:
Thứ nhất, công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện được Chính phủ, các Bộ,
ngành, địa phương coi trọng hơn. Đặc biệt, sau khi Quốc hội thông qua Bộ Luật lao động năm 2012, những quy định về BHLĐ, ATVSLĐ đã thể hiện đầy đủ và toàn diện, đồng bộ và kịp thời trên nhiều mặt, lĩnh vực, phù hợp với những điều kiện của nền kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước đã phối hợp với tổ chức công
đoàn triển khai các văn bản pháp luật về BHLĐ, ATVSLĐ; Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng Quốc gia về BHLĐ; nhiều Bộ, Ngành, địa phương