Xây dựng Luật ATVSLĐ ở Việt Nam với các định hướng sau

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 110)

Thứ nhất, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ NLĐ đặc biệt

là lao động trong những lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN, lao động nữ và các đối tượng lao động đặc thù. Đồng thời tăng Cường trách nhiệm của NSDLĐ, NLĐ trong việc tuân thủ các quy định pháp luật ATVSLĐ; bảo đảm nơi làm việc của NLĐ đạt các quy chuẩn quốc gia về ATLĐ, VSLĐ; công bố áp dụng các chỉ tiêu, quy định, yêu cầu của các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh nơi làm việc; trách nhiệm không ngừng cải thiện ĐKLĐ;

Thứ hai, tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về ATVSLĐ, ưu tiên các

chính sách, giải pháp phòng ngừa và thực hiện phòng ngừa có hiệu quả TNLĐ và BNN; bảo đảm thực hiện những quy định về bảo hộ, ATVSLĐ theo quy định của pháp luật, không ngừng cải thiện ĐKLĐ; xây dựng các chính sách, giải pháp huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác ATVSLĐ; mở rộng các hình thức bảo hiểm tai nạn, phát triển các dịch vụ huấn luyện, kiểm định, tư vấn kỹ thuật ATVSLĐ nhằm nâng cao quyền và lợi ích của NLĐ bị rủi ro trong quá trình lao động, giảm gánh nặng cho NSDLĐ cũng như của Nhà nước, xã hội;

Thứ ba, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật ATVSLĐ

các thông lệ quốc tế và nội dung của các Điều ước quốc tế mà nước ta đã phê chuẩn hoặc tham gia phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)