Ngày nay, vai trò của Luật quốc tế ngày càng được mở rộng hơn không chỉ nằm gói gọn trong những vấn đề truyền thống như quyền con người, vấn đề hòa bình an ninh… mà phạm vi điều chỉnh của Luật quốc tế đã vượt ra khỏi tính truyền thống đó sang những vấn đề như môi trường, kinh tế quốc tế, quốc tế nhân đạo… Tuy nhiên, các quy phạm này đều nhằm nhằm hướng tới các giá trị tốt đẹp của con người, tạo cho con người có cuộc sống tốt hơn, đó cũng là tất yếu của quá trình lịch sử, bởi vạn vận luôn luôn thay đổi và Luật quốc tế cũng phải thay đổi theo để phù hợp với xu hướng đó. Vấn đề đảm bảo ATVSLĐ cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó, bằng chứng là việc trên bình diện quốc gia và quốc tế đã có rất nhiều quy phạm liên quan để điều chỉnh về vấn đề này.
Về pháp lý, quyền con người là phẩm giá, năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của con người được thể chế, bảo vệ bởi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Quyền con người được bắt đầu từ môi trường quốc gia, trước khi cộng đồng quốc tế có thể thống nhất với nhau về những giá trị, chuẩn mực, quy định hay nguyên tắc chung để điều chỉnh cách thức ứng xử của các quốc gia đối với công dân của nước đó và cả công dân của các nước khác. Các chuẩn mực về quyền con người nhìn từ góc độ quốc gia hay quốc tế đều nhằm hạn chế sự tự do xâm phạm quyền con người.
Trên phạm vi toàn thế giới, hệ thống pháp luật quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người nói chung và
NLĐ nói riêng. Trong xu thế quốc tế hóa mọi mặt của đời sống quốc tế ở cả hai cấp độ, khu vực và toàn cầu, dựa trên cơ sở nền kinh tế trí thức, luật quốc tế hiện đại là kết quả và là sự phản ánh các quan hệ quốc tế trong điều kiện hợp tác, phát triển của cộng đồng thế giới. Sự ra đời của các điều ước quốc tế về ATVSLĐ với sự tham gia của rất nhiều các quốc gia thành viên trên thế giới cùng với những quy phạm mang tính chất ràng buộc, những tiêu chuẩn đối với lao động rõ ràng và cụ thể đã góp phần hiệu quả cho bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của NLĐ trên toàn thế giới.
Luật quốc tế ghi nhận cam kết của các quốc gia cũng như cơ chế hợp tác trong việc đảm bảo tính mạng, sức khoẻ của NLĐ. Thông qua việc ký kết, phê chuẩn hay trở thành thành viên của một điều ước quốc tế, mỗi quốc gia đã thể hiện quan điểm, chính sách của chính quốc gia đó đối với vấn đề mà quốc gia quan tâm, trong đó có vấn đề về ATVSLĐ. Không có sự áp đặt mang tính quyền lực quốc tế trong quá trình thực hiện luật quốc tế trừ những cơ chế kiểm soát quốc tế có sự thỏa thuận của các quốc gia.
ATVSLĐ là một vấn đề mang tính chất toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác với nhau, đặc biệt là vấn đề liên quan đến phòng ngừa và giảm thiểu TNLĐ, BNN, trong đó vấn đề hợp tác và chuyển giao khoa học kỹ thuật được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, luật quốc tế chính là cơ sở, nền tảng để các quốc gia xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vấn đề có liên quan.
Trong thực tế thực thi luật quốc tế về ATVSLĐ, các quốc gia phải tự điều chỉnh pháp luật của mình trên cơ sở các quy định của luật quốc tế. Bên cạnh cơ chế phòng chống TLNĐ, BNN, từng quốc gia đều xây dựng cơ chế riêng để đảm bảo việc thực hiện ATVSLĐ. Luật quốc tế xác lập những quy tắc, chuẩn mực pháp lý về ATVSLĐ đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, các quốc gia có thể tham khảo, viện dẫn hoặc có cơ chế hiệu quả trong việc thúc đẩy các Chương trình quốc gia về cơ chế tăng cường
ATVSLĐ, đặc biệt là xây dựng “văn hoá an toàn và sức khoẻ phòng ngừa”, nâng cao nhận thức của NLĐ, NSDLĐ đối với vấn đề này. Cùng với việc ký kết các điều ước quốc tế, để thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, các quốc gia thành viên tiến hành nội luật hóa các quy định của các điều ước vào hệ thống pháp luật quốc gia.
Luật quốc tế đóng vai trò quan trọng trong thay đổi nhận thức và xây dựng văn hoá an toàn trong lao động và sản xuất, xây dựng chính sách ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng TNLĐ, BNN, những ảnh hưởng của môi trường làm việc, các nhân tố có hại đối với NLĐ góp phần bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của NLĐ, bảo vệ quyền con người trong xã hội.
Toàn cầu hoá làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam trở thành hệ thống pháp luật mở. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia cùng với các tập quán quốc tế mà Việt Nam thừa nhận trở thành một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Thực tiễn đó buộc chúng ta phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các nguồn của pháp luật quốc tế và các nguồn của pháp luật quốc gia.
Việt Nam hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như APEC, WTO.v.v… Điều này mang lại vị trí và tiếng nói cho Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với những thời cơ luôn luôn là thách thức. Việc kí kết các điều ước với các tổ chức quốc tế hay với các quốc gia khác đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng phải chấp nhận những bất lợi do yêu cầu của bên còn lại. Thực tế đó, đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng thích nghi với điều kiện hội nhập và không ngừng đổi mới khắc phục toàn diện các mặt còn hạn chế, góp phần từng bước nâng Việt Nam trở thành một cường quốc vững mạnh.