Đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 84)

Việc thể chế hóa chính sách về ATVSLĐ thông qua Bộ luật Lao động năm 2012 và một số luật chuyên ngành liên quan về lĩnh vực ATVSLĐ đã được ban hành tương đối đầy đủ, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đặc biệt là các ngành có nguy cơ cao xảy ra TNLĐ, BNN như xây dựng, hầm mỏ, hoá chất.v.v..., phần nào đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

So với các quy định trước đây, hiện nay các quy định về ATVSLĐ có nhiều quy định mới, được đánh giá là tiến bộ khi áp dụng trong thực tiễn như sau:

Thứ nhất, Bên cạnh việc đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển

các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị ATLĐ và các phương tiện bảo vệ cá nhân thì chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực ATLĐ, VSLĐ trong thời gian hiện nay là khuyến khích phát triển các dịch vụ ATLĐ, VSLĐ để đáp ứng ngày càng tốt hơn đến việc chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho NLĐ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (Điều 134 Bộ luật Lao động năm 2012).

Thứ hai, về bổ sung trách nhiệm của NSDLĐ trong việc phân công người

làm công tác ATLĐ, VSLĐ trong doanh nghiệp, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: NSDLĐ cử người làm công tác ATLĐ, VSLĐ. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ, BNN và sử dụng từ 10 lao động trở lên thì NSDLĐ phải cử người có chuyên môn phù hợp để làm cán bộ chuyên trách về công tác ATLĐ, VSLĐ (Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2012); Những người làm công tác chuyên trách về ATLĐ, VSLĐ của doanh nghiệp nhất thiết phải được tham gia các khoá huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ.

Thứ ba, trong sản xuất kinh doanh có thể xảy ra những sự cố, những tình huống đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chủ động để đối phó với những tình huống khẩn cấp. Bộ luật Lao động năm 2012 bổ sung quy định trách nhiệm của NSDLĐ phải chủ động xây dựng phương án sử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức việc diễn tập để sẵn sàng xử lý tốt các tình huống (Điều 140 Bộ luật Lao động năm 2012).

Thứ tư, Bộ luật Lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung các năm 2002,

2006, 2007 khi quy định về TNLĐ chỉ đề cập đến cụm từ “NLĐ” dẫn đến trong thực tế có những đối tượng khác chưa phải là NLĐ có quan hệ lao động với doanh nghiệp khi bị TNLĐ, không được chủ sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi. Bộ luật Lao động năm 2012 định rõ những quy định đối với người bị TNLĐ không chỉ áp dụng đối với NLĐ mà còn áp dụng đối với người học nghề, tập nghề và thử việc.

Thứ năm, đối với người bị TNLĐ, BNN thì ngoài việc bồi thường theo

quy định hiện hành, NSDLĐ còn có trách nhiệm thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với trường hợp NLĐ tham gia bảo hiểm y tế. Đối với những NLĐ không tham gia bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu cho đến khi điều trị ổn định; Trả đủ tiền lương theo Bộ luật Lao động cho NLĐ bị TNLĐ, BNN trong thời gian điều trị mà phải nghỉ việc (Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2012).

Thứ sáu, khi xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp, NSDLĐ phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn động, VSLĐ và cải thiện ĐKLĐ.

Thứ bảy, do tầm quan trọng trong việc phòng ngừa TNLĐ, Bộ luật Lao

động quy định: NSDLĐ, người làm công tác ATLĐ, VSLĐ phải tham dự khoá huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ, phải qua kiểm tra, sát hạch và được cấp chứng chỉ, chứng nhận; NSDLĐ phải tổ chức huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ cho NLĐ.

Với những quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2012 liên quan đến ATLĐ, VSLĐ về cải thiện điều kiện ATVSLĐ tại nơi làm việc góp phần nâng cao ý thức tuân thủ ATLĐ của NLĐ và NSDLĐ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ góp phần phòng ngừa và giảm thiểu TNLĐ, BNN.

Thứ tám, các chế tài đối với hành vi vi phạm ATVSLĐ được xây dựng

phù hợp với quy định quốc tế

Pháp luật quốc tế có quy định về việc áp dụng chế tài đối với việc đảm bảo ATVSLĐ. Điều 9 Công ước số 155 về ATVSLĐ và môi trường làm việc năm 1981 quy định “Hệ thống thi hành pháp luật phải quy định các hình thức xử phạt thích đáng đối với những trường hợp vi phạm pháp luật và pháp quy”. Khoản 3 Điều 4 Công ước số 184 về ATVSLĐ trong nông nghiệp năm 2001 cũng quy định “Cơ quan có thẩm quyền được cử ra phải đưa ra những biện pháp đúng và những hình phạt thích hợp, phù hợp với luật pháp và các quy định quốc gia, ở những nơi cần thiết, bao gồm cả ngăn chặn hoặc hạn chế những hoạt động nông nghiệp có thể dẫn đến rủi ro về ATVSLĐ cho NLĐ, cho đến khi những điều kiện dẫn đến việc ngăn chặn hoặc hạn chế đó được sửa đổi”.

Theo pháp luật Việt Nam, vi phạm pháp luật về ATVSLĐ có thể chịu chế tài hành chính, hoặc hình sự

Về chế tài hành chính, chế tài hành chính được quy định trong Luật

Xử lý vi phạm hành chính năm 2013, trong đó có những quy định mang tính nguyên tắc trong việc xử lý các vi phạm pháp luật hành chính về lao động, bên cạnh đó Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

động, về an toàn ở những nơi đông người gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. Ngoài ra, Bộ luật Hình sự còn có quy định về các tội vi phạm quy định xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, nghiệm thu công trình, tội liên quan đến chất phóng xạ; tội liên quan đến chất cháy, chất độc và vấn đề phòng cháy.

So sánh quy định về chế tài đối với vi phạm pháp luật về ATVSLĐ của pháp luật quốc tế với pháp luật Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về việc thực hiện các chế tài này.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong xây dựng chính sách, hệ thống pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ còn bộc lộ một số mặt hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới là:

Thứ nhất, hiện nay quan niệm về sức khoẻ trong pháp luật Việt Nam

còn chưa có cách hiểu đầy đủ theo quy định của pháp luật quốc tế, vấn đề sức khoẻ trong công việc cần được hiểu không chỉ là tình trạng không có bệnh tật, mà còn bao gồm cả các yếu tố thể chất và tinh thần có tác động đến sức khoẻ và có liên quan trực tiếp đến ATLĐ và vệ sinh lao động [67], hiện nay vấn đề sức khoẻ của NLĐ được đặt ra chỉ dừng lại ở “bề nổi” nhằm bảo vệ sức khoẻ về mặt thể chất của NLĐ, yếu tố tinh thần của NLĐ chưa được nhắc tới, đây là một điểm thiếu sót được đặt ra trong thời gian tới khi chúng ta xây dựng các chính sách mới cần lồng ghép vấn đề này vào để pháp điển hoá trong hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thống nhất khi quy định về các biện pháp bảo đảm tính mạng và sức khoẻ của NLĐ trong quá trình làm việc.

Thứ hai, việc ban hành các văn bản dưới luật còn chậm, làm ảnh hưởng

đến việc tổ chức thực hiện ở các cơ quan quản lý các cấp, các đơn vị doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, đi vào tìm hiểu nội dung của các vấn đề liên quan đến ATVSLĐ chúng ta thấy rằng các quy định về ATVSLĐ nằm rải rác, phân tán

ở nhiều văn bản khác nhau từ các quy định của Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư như hiện nay gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, điều này đang tạo ra một hệ thống phức tạp, chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực thi.

Thứ tư, nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn ban hành đã lâu, trở nên lạc hậu so (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với sự phát triển của sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đa số TCVN được ban hành từ những năm 1980, 1990 và thậm trí nhiều TCVN ban hành từ những năm 1970 đến nay vẫn chưa được nghiên cứu, ban hành lại. Đến nay, chưa có quy chuẩn ATLĐ riêng cho sản xuất nông nghiệp, mà chỉ có 1 số quy phạm an toàn liên quan đến sản xuất nông nghiệp như quy phạm an toàn điện, cơ khí, an toàn thuốc bảo vệ thực vật. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ chậm được rà soát chuyển đổi và ban hành đáp ứng yêu cầu sản xuất, phát triển công nghệ, vật liệu mới.

Thứ năm, về đối tượng điều chỉnh trong Bộ luật lao động hiện nay chỉ

điều chỉnh quan hệ lao động giữa NLĐ làm công ăn lương với NSDLĐ và các quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. Trong khi đó, công tác ATVSLĐ liên quan đến cả những đối tượng không thuộc phạm vi trên như cá nhân có sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ ...; nông dân, ngư dân, diêm dân và lao động tự do; NLĐ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ không có giao kết hợp đồng lao động, các làng nghề... lại chưa được quy định;

Thứ sáu, các chế tài áp dụng đối các hành vi vi phạm pháp luật hành

chính, hình sự đang được hoàn thiện và xây dựng, tuy nhiên so với các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có chế tài nào đủ mạnh liên quan đến một số hành vi vi phạm về ATVSLĐ trong nông nghiệp, vi phạm các quy định về ô nhiễm không khí, ồn và rung tại nơi làm việc.

Thứ bảy, về quản lý thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội cho NLĐ bị TNLĐ, BNN theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, những người bị TNLĐ hoặc mắc BNN do 02 tổ chức thực hiện quản lý và chi trả các khoản trợ cấp bao gồm: Cơ quan BHXH thực hiện việc quản lý và chi trả trợ cấp thuộc quỹ BHXH và đơn vị sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các khoản về chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, chi phí tiền lương trong thời gian điều trị, chi phí cho việc giám định khả năng lao động...Như vậy, việc quản lý và thực hiện chế độ TNLĐ hiện nay chưa được tập trung thống nhất vào một đầu mối. Đông thời, phương thức này bộc lộ tồn tại là chủ sử dụng lao động thường không chủ động được nguồn tài chính để đảm bảo chi trả kịp thời cho người bị TNLĐ, ảnh hưởng đến quyền lợi NLĐ, đặc biệt là các ngành sản xuất có nguy cơ xảy ra TNLĐ cao như các ngành khai thác khoáng sản, xây dựng… và những ngành nghề có nguy cơ bị thua lỗ, thì mức độ ảnh hưởng quyền lợi NLĐ càng rõ nét. Vì vậy, phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội dung này cho phù hợp để đảm bảo quyền lợi NLĐ tham gia BHXH khi bị TNLĐ.

Thứ tám, về tỷ lệ đóng của chế độ TNLĐ: Theo chính sách BHXH hiện

hành, tỷ lệ đóng vào quỹ TNLĐ, BNN được áp dụng chung cho mọi NLĐ không phân biệt ngành nghề, lĩnh vực công việc hay điều kiện làm việc của NLĐ. Hiện nay, số vụ TNLĐ hàng năm thường tập trung vào một số ngành, nghề, lĩnh vực nhất định, như các ngành xây dựng, khai thác than và khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo… Hàng năm, theo thống kê, số vụ TNLĐ của những ngành này thường chiếm trên 50% tổng số vụ TNLĐ của tất cả các ngành, lĩnh vực [36]. Để đảm bảo tính công bằng trong thực thi chính sách chế độ TNLĐ, cần thiết phải nghiên cứu quy định tỷ lệ đóng vào quỹ TNLĐ theo ngành nghề. Ngành nghề nào có tỷ lệ TNLĐ cao thì mức đóng vào quỹ TNLĐ cao và ngược lại. Hiện nay trên thế giới, việc quy định

tỷ lệ đóng BHXH của chế độ TNLĐ theo ngành nghề không phải là mới, vì đã có rất nhiều nước quy định tỷ lệ đóng phí TNLĐ theo ngành nghề, như: Ở Cộng hòa Liên bang Đức, phí đóng bảo hiểm TNLĐ được phân theo ngành kinh tế có tỷ lệ từ 0,4%-31,9%, trong đó tỷ lệ cao nhất là 31,9% đối với công nghiệp khai thác gỗ, thấp nhất là 0,4% đối với ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm có mức trung bình là 1,49%. Ở Thái Lan, NSDLĐ đóng vào quỹ TNLĐ- BNN với tỷ lệ từ 0,2-2% tiền lương hàng tháng của NLĐ [35].

Thứ chín, về việc quy định cơ sở tính tiền trợ cấp TNLĐ, chế độ TNLĐ-BNN là một trong các chế độ BHXH bắt buộc được quy định trong Luật BHXH, nhưng cách tính tiền trợ cấp TNLĐ-BNN lại tính trên lương tối thiểu, trong khi đó các chế độ khác lại tính trên mức tiền lương, tiền công đóng BHXH. Ngay trong chế độ TNLĐ, có nội dung tính tiền trợ cấp TNLĐ trên lương tối thiểu, nhưng cũng có nội dung lại tính tiền trợ cấp trên lương của NLĐ, đã gây khó khăn cho việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện. Ví dụ: Mức trợ cấp TNLĐ, BNN đối với NLĐ từ ngày 01/01/2007 trở đi bị TNLĐ- BNN mới được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động thì tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động do TNLĐ-BNN sau khi giám định tổng hợp để giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN (Điều 42 và Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội), trong đó:

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới được tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng ra viện của lần điều trị TNLĐ-BNN sau cùng, hoặc tại tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa nếu không phải điều trị nội trú.

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH sau khi giám định tổng hợp được tính với số năm đóng BHXH và tính trên tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị TNLĐ-BNN sau cùng.

Vì vậy, việc tính tiền trợ cấp của chế độ TNLĐ hiện nay chưa thống nhất với cách tính tiền trợ cấp của các chế độ bảo hiểm xã hội khác, và ngay trong chế độ TNLĐ việc quy định tính tiền trợ cấp của các loại trợ cấp cũng chưa thống nhất. Đây là nội dung cần được nghiên cứu, sửa đổi trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 84)