Các hoạt động hợp tác chuyên môn, kỹ thuật về ATVSLĐ đối vớ

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 94)

với Việt Nam

Hội nhập là yêu cầu khách quan và là xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập. Công tác xây dựng chính sách nói chung, quản lý sản xuất, và quản lý ATVSLĐ cũng đang thay đổi để bắt nhịp tình hình mới.

Trong quá trình hội nhập về lĩnh vực ATVSLĐ, Việt Nam đã nhận được các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của ILO, tập trung vào giúp các cơ quan quản lí Nhà nước, hoạch định chiến lược, chính sách, hướng dẫn giúp cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc của NLĐ thông qua nhiều hoạt động như: Điều tra, khảo sát về ĐKLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong các công trường xây dựng nhỏ, khai thác than và nông nghiệp; Tập huấn cải thiện điều kiện trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (WISE), ATVSLĐ trong nông nghiệp, hệ thống quản lý ATVSLĐ (ILO-OSH 2001), cải thiện ĐKLĐ trên các công trường xây dựng nhỏ (WINSCON); Xây dựng mạng thông tin quốc gia về ATVSLĐ; Hỗ trợ tổ chức Tuần lễ quốc gia hàng năm về ATVSLĐ và Phòng chống cháy nổ, tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam cũng như tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế; Triển khai một số dự án như Dự án "ATLĐ và hệ thống thanh tra lao động hợp nhất", Dự án “Tăng Cường năng lực ATVSLĐ trong nông nghiệp tại Việt Nam”, Dự án “Nâng cao năng lực huấn luyện ATVSLĐ tại Việt Nam”, Dự án "Khuôn khổ hợp tác quốc gia xúc tiến việc làm bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010”.

Đặc biệt với sự trợ giúp về kỹ thuật của ILO, năm 2005 Việt Nam đã xây dựng được hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ và năm 2006 Chương trình quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ngày 18/10/2006, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực ATVSLĐ trong 12 năm Bộ luật Lao động được thông qua.

Hiện nay, mạng thông tin quốc gia về ATVSLĐ đi vào hoạt động và bước đầu phát huy hiệu quả trong việc liên kết chia sẻ thông tin. Thông qua ILO, các dự án đã và đang triển khai góp phần nâng cao năng lực về ATVSLĐ của Việt Nam. Quan trọng hơn thông qua các hoạt động này nhiều kinh nghiệm về quản lý ATVSLĐ, giám sát các nguy cơ TNLĐ, BNN cũng như các biện pháp cải thiện ĐKLĐ được phổ biến rộng rãi hơn và bước đầu

đưa vào áp dụng ở một số ngành, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Ngoài ra, Việt Nam cũng tranh thủ học hỏi được kinh nghiệm và nhận được sự trợ giúp trực tiếp từ nhiều đối tác khác trong công tác ATVSLĐ hoặc được lồng ghép trong các chương trình hợp tác (WHO, FES, KOSHA, JISHA, JICOSH, StBG/HVBG, các nước ASEAN, Đan Mạch, sáng kiên liên kết các doanh nghiệp da giày....).

Tiếp theo việc gia nhập ILO, năm 1995 Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). Gia nhập ASEAN, trong lĩnh vực ATVSLĐ Việt Nam đã chủ động tham gia vào nhiều hoạt động và cũng nhận được sự trợ giúp của các nước ASEAN thông qua chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin nghiên cứu, tham dự các khoá huấn luyện, hội thảo và Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN. Việt Nam là thành viên Mạng ATVSLĐ của các nước ASEAN (ASEAN-OSHNET) ngay từ năm 1999 khi Mạng mới được thành lập và là nước chủ nhà tổ chức hội nghị Mạng ASEAN-OSHNET hàng năm lần thứ 6 năm 2005.

Hội nhập quốc tế, công tác ATVSLĐ của Việt Nam đã có được những thuận lợi nhưng cũng đứng trước những khó khăn và thách thức mới. Hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường được mở rộng ra khu vực và các nước khác trên thế giới, các quá trình thương mại và đầu tư quốc tế được tự do hoá và diễn ra thuận lợi hơn, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp cận và lựa chọn công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ sạch, đảm bảo không ô nhiễm môi trường và an toàn, sức khoẻ cho NLĐ. ĐKLĐ qua đó cũng được cải thiện hơn. Sản xuất phát triển, số lượng doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh tăng nhanh, đến năm 2006 Việt Nam đã có khoảng 240.000 doanh nghiệp và 3 triệu hộ sản xuất - kinh doanh đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP và kim ngạch xuất khẩu, tạo ra hàng triệu việc làm giúp cho NLĐ có thêm cơ hội lựa chọn việc làm có ĐKLĐ tốt hơn.

Tham gia vào các tổ chức Quốc tế và các mối quan hệ song phương khác Việt Nam có thể học tập, trao đổi được nhiều kinh nghiệm tốt trong quá trình quản lý, trong đó có kinh nghiệm quản lý ATVSLĐ, cải thiện ĐKLĐ và nhận được sự hỗ trợ cho việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại Việt Nam.

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập, các sản phẩm được tiêu chuẩn hoá không chỉ về chất lượng mà còn cả về khía cạnh xã hội, trong đó có vấn đề ATVSLĐ tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp cải thiện ĐKLĐ. Một số sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường quốc tế cần đảm bảo các tiêu chuẩn do phía đối tác yêu cầu như môi trường theo ISO 14000, SA 8000, OHSAS 18000 (OHSAS 18001, OHSAS 18002) và các qui định về ATVSLĐ khác, ATVSLĐ cũng là tiền đề khởi động cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức khi tìm hiểu để vào thị trường Việt nam (các công ty bảo hiểm Liberty Mutual...).

Hội nhập cũng đồng nghĩa với việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Điều này đã tạo động lực cho sự quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng, triển khai các chương trình hoạt động về ATVSLĐ để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Với sự hỗ trợ của ILO và sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành trong hội nhập. Năm 2010, Việt Nam đã chính thức có Chương trình quốc gia về ATVSLĐ với những đối sách tổng thể, toàn diện. Năm 2005, Hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng, hệ thống lại những thành tựu đã làm được và cũng cho thấy những việc cần làm trong tương lai, quỹ TNLĐ, BNN cũng đã được hình thành trong quỹ bảo hiểm xã hội theo luật Bảo hiểm xã hội năm 2007, Tập huấn cán bộ quản lý Nhà nước về ATVSLĐ; Xây dựng mô hình cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp nhỏ; Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn và chỉ số tự giám sát để cải thiện ATVSLĐ ở các doanh nghiệp; Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động và ATVSLĐ ở các làng nghề và trang trại.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công tác ATVSLĐ trong hội nhập cũng đứng trước những khó khăn và thách thức. Vấn đề hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia có nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ do nhập khẩu phải công nghệ lạc hậu, máy, thiết bị đã hết khấu hao gây mất an toàn, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của NLĐ nếu không có những giải pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn nhập khẩu này. Vì vậy, ngoài những mặt tích cực khi hội nhập quốc tế cần xác định những mặt trái của nó để hạn chế những vấn đề bất lợi đối với Việt Nam.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ATVSLĐ

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)