Quy định về ATVSLĐ trong một số Luật chuyên ngành

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 78)

Những quy phạm pháp luật lao động trong Luật Lao động chỉ có thể đề cập những vấn đề có tính nguyên tắc và một số vấn đề có thể áp dụng chung cho các nghề nghiệp. Các vấn đề cụ thể phải có luật chuyên ngành về ATVSLĐ, luật chuyên ngành đối với những ngành nghề phát sinh rủi ro nghề nghiệp nghiêm trọng (xây dựng, khai thác mỏ, hoá chất…).

Ngoài quy định nằm trong Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản liên quan, các quy định về ATVSLĐ còn nằm rải rác trong một số Luật chuyên ngành, có thể kể đến là các luật sau:

Thứ nhất, Luật Công đoàn năm 2012 được Quốc hội thông qua gồm 6 chương, 33 điều - tăng 2 chương và 14 điều so với Luật Công đoàn năm 1990. Theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012, Công đoàn có quyền tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật BHLĐ, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động (Khoản 2 Điều 11 Luật Công đoàn năm 2012) đồng thời tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trong trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng NLĐ, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm ATLĐ, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động (điểm c khoản 2 Điều 14 Luật Công đoàn năm 2012).

Thứ hai, Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ Chính trị

về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới có nêu “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc”. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, với 9 Chương, 91

Điều đã cụ thể hoá các chính sách của Nhà nước liên quan đến bảo vệ sức khoẻ của người dân.

Liên quan về vấn đề ATVSLĐ, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 có quy định về quyền của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được trang bị phương tiện BHLĐ, vệ sinh lao động để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp; Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể (Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009).

Các quy định tại Luật này đã thiết lập một cơ chế pháp lý rõ ràng bảo đảm nâng cao năng lực thực hành y khoa của người hành nghề, đặc biệt các quy định về điều kiện đối với người hành nghề đã được thống nhất đối với người hành nghề trong khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, đặc biệt là các quy định này đã tiếp cận được các chuẩn mực của pháp luật quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh.

Thứ ba, Luật Bảo về sức khoẻ Nhân dân được Quốc hội nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 1989 với 11 Chương, 55 Điều. Liên quan đến ATVSLĐ, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân quy định tại các vấn đề về vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất, vệ sinh các chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt vệ sinh lao động có quy định như sau: Các tổ chức Nhà nước, tập thể và tư nhân phải thực hiện các biện pháp bảo đảm ATLĐ, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh về độ nóng, ẩm, khói, bụi, tiếng ồn, rung chuyển và về các yếu tố độc hại khác trong lao động sản xuất để bảo vệ sức khoẻ, phòng, chống BNN cho NLĐ, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh; Đơn vị và cá nhân sử dụng lao động phải tổ chức việc khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ và phải phải bảo đảm trang bị BHLĐ cần thiết cho NLĐ (Điều 14).

Thứ tư, thay cho Pháp lệnh Phòng cháy chữa cháy năm 1961, Luật

Phòng cháy chữa cháy năm 2001 gồm 9 chương, 65 điều: Chương I: Những quy định chung; Chương II: Phòng cháy; Chương III: Chữa cháy; Chương IV: Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy; Chương V: Phương tiện phòng cháy chữa cháy; Chương VI: Đầu tư cho hoạt động phòng cháy chữa cháy; Chương VII: Quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy; Chương VIII: Khen thưởng và xử lý vi phạm; Chương IX: Điều khoản thi hành.

Điều 20 của Luật Phòng cháy, chữa cháy có quy định về việc phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở, trong đó yêu cầu các cơ sở phải có quy định nội

quy về an toàn phòng cháy chữa cháy, biện pháp về phòng cháy chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với cơ sở, có lực lượng phòng cháy chữa cháy, phương tiện, điều kiện khác đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy, có phương án chữa, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan ra, bố trí kinh phí hoạt động phòng cháy chữa cháy, có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy chữa cháy.

Thứ năm, Luật Hoá chất (được Quốc hội khoá XII thông qua tại kỳ họp

thứ 2 và có hiệu lực từ 1/7/2008) là cơ sở pháp lý bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường trong hoạt động hoá chất, góp phần phát triển công nghiệp hoá chất bền vững. Luật gồm 10 chương 71 điều qui định nguyên tắc hoạt động hoá chất phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản, hệ sinh thái và môi trường; trật tự, an toàn xã hội; Kiểm soát chặt chẽ hoạt động hoá chất, đặc biệt đối với hoá chất mới, hoá chất nguy hiểm, hoá chất hạn chế kinh doanh, hoá chất cấm; Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về đặc tính nguy hiểm của hoá chất và các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Luật Hoá chất điều chỉnh những vấn đề về bảo đảm an toàn liên quan đến hoá chất gây ra một số bệnh mãn tính, BNN, gây tử vong, đột biến gen.v.v…, nghiêm cấm các hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hoá chất nguy hiểm trái quy định; Sử dụng hoá chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hoá chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hoá chất tiêu dùng; Sử dụng hoá chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khoẻ con người, tài sản và môi trường.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoá chất phải thực hiện các quy định về quản lý và an toàn hoá chất theo quy định của Luật Hoá chất, các quy

định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm an toàn cho NLĐ, sức khoẻ cộng đồng và môi trường như phải có đầy đủ trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải; phương tiện vận chuyển; bảng nội quy về an toàn hoá chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hoá chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hoá chất nguy hiểm. Trường hợp hoá chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoá chất còn phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành hệ thống an toàn và xử lý chất thải. Cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xuyên tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hoá chất.

Luật Hoá chất quy định rõ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hoạt động hoá chất thì tuỳ theo đối tượng, tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân hoạt động hoá chất; bao che cho người vi phạm pháp luật về hoạt động hoá chất hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố hoá chất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 29/2005/L/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định khá cụ thể về việc phòng ngừa sự cố môi trường, an toàn sinh học, an toàn hóa chất, an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ; ứng phó sự cố môi trường và xây

dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường; quy định về khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường, cụ thể:

Bảo đảm an toàn về sức khoẻ và tính mạng cho NLĐ làm việc trong cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về lao động (Điều 74 Luật bảo vệ môi trường năm 2005), Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn quy định chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa như lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường; tuân thủ quy định về ATLĐ, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên; có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường (Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).

Như vậy, việc quy định vấn đề ATVSLĐ thành một chế định trong Bộ luật Lao năm 2012 nói chung và điều chỉnh trong pháp luật chuyên ngành nói có ý nghĩa quan trong trong thực tế, đó là:

Thứ nhất, nó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề

bảo đảm sức khỏe làm việc lâu dài cho NLĐ, đảm bảo an toàn thân thể NLĐ, hạn chế đến mức thấp nhất, giảm thiểu TNLĐ, đảm bảo NLĐ mạnh khoẻ, không bị mắc BNN hoặc các bệnh khác do điều kiện không tốt gây nên, bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng của NLĐ.

Thứ hai, các quy định về đảm bảo ATVSLĐ trong doanh nghiệp

phản ánh nghĩa vụ của NSDLĐ đối với NLĐ trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho NLĐ như việc trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện có tiếng ồn, bụi...

thực hiện tốt nghĩa vụ lao động. Cụ thể, việc tuân theo các quy định về ATVSLĐ đòi hỏi NSDLĐ trong quá trình sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện ATVSLĐ như trang bị đồ BHLĐ, thực hiện các chế độ phụ cấp...

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)