Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống tổ chức và tăng cường hoạt động của hệ
thống các cơ quan quản lý Nhà nước về ATVSLĐ, trước hết là nghiên cứu xây dựng hệ thống tổ chức Thanh tra chuyên ngành về ATVSLĐ từ Trung ương đế địa phương và tổ chức thanh tra chuyên ngành về ATVSLĐ trong các lĩnh vực phóng xạ; thăm dò, khai thác dầu khí; các phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang để bảo đảm tính quản lý tập trung, thống nhất, đồng bộ, kịp thời khắc phục hoặc xóa bỏ tồn tại làm hạn chế hiệu lực và quyền hạn của công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ.
Thứ hai, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, các Bộ, Ngành, Tổng công
ty, Công ty phải có biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác BHLĐ tương ứng và phù hợp với số lượng lao động; từng bước tăng Cường cả về số lượng và chất lượng thanh tra viên về ATVSLĐ, bảo đảm cho các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng máy, thiết bị, vật tư, hóa chất độc hại phải được kiểm tra, thanh tra ít nhất mỗi năm một lần. Đồng thời tăng Cường công tác khen thưởng và xử phạt để nâng cao hiệu lực pháp chế về ATVSLĐ, phù hợp với cơ chế nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.
Thứ ba, các cơ quan chức năng thuộc các Bộ, Ngành, địa phương tiếp tục tổ chức triển khai phổ biến, hướng dẫn đầy đủ và nghiêm túc các quy định Pháp luật về ATVSLĐ, phòng cháy chữa cháy phù hợp với trình độ phát triển của kỹ thuật mới, công nghệ mới đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển sản xuất trong thời kỳ mới. Nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh hoặc sản xuất mới các tài liệu, giáo trình kỹ thuật ATVSLĐ cho các ngành, lĩnh vực và nghề, công việc chủ yếu, phải chú ý những lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN, các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ và tiến hành huấn luyện theo đúng đối tượng, nội dung quy định; tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ với chất lượng được nâng cao hơn cho cán bộ thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ tiến tới nâng cấp các trung tâm, cơ sở huấn luyện về ATVSLĐ đáp ứng yêu cầu huấn luyện thực hành theo mô hình trực quan, hiện đại.
Thứ tư, tăng cường giám sát ô nhiễm môi trường lao động, từng bước
cải thiện ĐKLĐ, xây dựng văn hóa ATVSLĐ, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Thực hiện các biện pháp cải thiện ĐKLĐ trong các doanh nghiệp, các đơn vị cơ sở không chỉ bằng công tác thanh tra, kiểm tra xử phạt mà còn phải thông qua các chính sách khuyến khích, ưu đãi (giảm thuế, miễn thuế, vay vốn với lãi suất ưu đãi…) đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có khó khăn trong việc đổi mới công nghệ, đổi mới kỹ thuật, bảo đảm việc làm, thu nhập đồng thời vừa từng bước cải thiện ĐKLĐ cho NLĐ.
Thứ năm, bảo đảm có đủ phương tiện cá nhân thiết yếu (trang bị phòng hộ
lao động), đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng và chủng loại các phương tiện bảo vệ cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong việc phòng tránh TNLĐ, BNN cho NLĐ. Phương tiện dụng cụ phòng cháy chữa cháy phải đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng và NLĐ phải được huấn luyện sử dụng thành thạo; có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất, chế tạo
các trang thiết bị BHLĐ đồng thời có hỗ trợ về vốn hoặc miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp tổ chức tốt việc sản xuất các trang thiết bị BHLĐ.
Thứ sáu, củng cố và hoàn thiện các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức
năng lao động cho NLĐ sau chu kỳ làm việc để phòng chống và làm chậm nguy cơ mắc BNN, bồi dưỡng và tăng cường sức khỏe cho NLĐ. Công tác điều dưỡng phục hồi chức năng lao động và phòng chống BNN là một yêu cầu thực tế khách quan, nó không những thể hiện tính ưu việt của chế độ ta đối với việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của NLĐ mà nó còn mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, vì thực chất của hoạt động này chính là đầu tư để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy, NSDLĐ phải có trách nhiệm tổ chức các cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng NLĐ để phục vụ các đối tượng lao động. Để thực hiện tốt việc điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động, Nhà nước cần phải tổ chức lại hệ thống cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng, phải có các văn bản quy định cụ thể về các chế độ chính sách và cơ chế hoạt động của các cơ sở này; đồng thời Nhà nước cũng phải có sự hỗ trợ một phần về kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Qua việc thực hiện nghiêm chỉnh việc xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về ATVSLĐ phải đưa ra xét xử kịp thời những vụ TNLĐ chết người. Hàng năm tổ chức việc kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm phát hiện và khắc phục các nguy cơ về TNLĐ và BNN. Trước mắt, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp cần tập trung kiểm tra về ATVSLĐ trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN.
Thứ bảy, làm tốt hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ để NSDLĐ, NLĐ thấy được ích lợi to lớn, lâu dài của việc đảm bảo ATVSLĐ, giảm nhẹ TNLĐ và BNN. Tăng Cường phối hợp giữa cơ quan quản lý thông tin và truyền thông và các bộ, ngành, địa phương lựa chọn nội
dung và hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả nhằm làm cho các tổ chức và cá nhân thấy rõ quyền, nghĩa vụ đối với công tác ATVSLĐ.
Tăng cường phát huy mạng lưới thông tin, giúp cho công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước và ứng dụng những thành tựu mới về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp; Mở rộng mạng lưới thông tin quốc gia về ATVSLĐ đến từng doanh nghiệp, cơ sở, nhằm tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao hiểu biết về ATVSLĐ cho cán bộ quản lý, người sử dụng và NLĐ.
Thứ tám, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học
kỹ thuật ATVSLĐ, cải thiện ĐKLĐ. Tập trung vào nghiên cứu các cơ sở khoa học để xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, phương pháp tính toán và chỉ tiêu đánh giá về ATVSLĐ; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho NLĐ trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, dễ áp dụng góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe NLĐ và nâng cao năng suất lao động giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh trong sản xuất; Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của MTLĐ trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước tới sinh lý, bệnh tật NLĐ giúp cho việc đề xuất các giải pháp phòng tránh, hạn chế và phát hiện đề xuất cơ sở khoa học để nhà nước tiếp tục bảo hiểm cho các BNN đã phát sinh trong lao động ở Việt Nam; Chú trọng vào việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp cải thiện MT và ĐKLV cho NLĐ khu vực sản xuất vừa và nhỏ, ngoài quốc doanh, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và vùng cao, vùng sâu, vùng xa; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và triển khai chế tạo thử nghiệm các thiết bị cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho NLĐ làm việc trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao…
Thứ chín, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng Nhà nước
với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, trước hết là tổ chức công đoàn các cấp, hội nông dân để đưa công tác ATVSLĐ mang tính quần chúng và xã hội
hóa cao; phát động các phong trào quần chúng xây dựng “ Văn hoá ATLĐ tại doanh nghiệp” để phổ cập, nhân rộng tiến tới việc thực hiện có nề nếp, thường xuyên; Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức ý thức chấp hành nội quy, quy định, biện pháp ATVSLĐ.
Thứ mười, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ATVSLĐ nhằm
tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt trong đó chú trọng việc trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm tổ chức quản lý và tận dụng những sự hỗ trợ kỹ thuật để tăng Cường các hoạt động ATVSLĐ ở Việt Nam. Tiến tới chủ động hỗ trợ kỹ thuật và chuyên gia đối với các nước trong khu vực ASEAN; Tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương trong khuôn khổ khu vực ASEAN, quốc tế góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ mười một, xây dựng văn hoá an toàn trong lao động thông qua nhiều kênh khác nhau như tuyên truyền, phổ biến, lồng ghép trong các chiến lược dạy nghề, đào tạo việc làm.v.v… nhằm nâng cao ý thức của người học nghề, trang bị cho học sinh, sinh viên và NLĐ tại các cơ sở dạy nghề những kiến thức cần thiết về văn hóa ATLĐ và văn hóa nghề khi họ đang ngồi trên ghế nhà trường để những NLĐ có nhận thức, có trách nhiệm với ATLĐ cho chính mình và xã hội. Đồng thời, trên quy mô toàn xã hội cũng như từng ngành, doanh nghiệp, đơn vị cần có những bộ chuẩn mực chung về ATLĐ. Nếu nâng cao được văn hoá an toàn trong lao động, sẽ giảm thiểu những tổn thất do mặt trái trong xã hội như: Đổ nhà, gãy cầu, sập hầm lò, rơi máy bay v.v… Vì vậy, nâng cao ý thức về nghề nghiệp sẽ hạn chế được các thảm họa cho con người và tài sản.