Như đã phân tích ở trên, nhu cầu hoàn thiện pháp luật về ATVSLĐ là yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay do:
Thứ nhất, những bất cập về cơ chế, chính sách, những quy định chồng chéo trong các văn bản pháp luật hiện nay; vấn đề thanh tra lao động được quy định hợp nhất nhưng không đảm bảo nguồn lực để thực hiện nên giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; chế tài xử phạt chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe; những quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên chưa được quy định đầy đủ; thiếu quy định và cơ chế quản lý đối với các cơ sở dịch vụ ATVSLĐ (dịch vụ kiểm định an toàn; dịch vụ đo kiểm môi trường lao động, dịch vụ huấn luyện và tư vấn ATVSLĐ); chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho NLĐ làm trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại chưa phù hợp, mức bồi dưỡng hiện vật đối với NLĐ đã lạc hậu; hoạt động kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ chưa được quản lý chặt chẽ về chất lượng; quy định về cấp Giấy chứng nhận huấn luyện còn thiếu rõ ràng gây khó khăn cho việc quản lý; quy định về khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo TNLĐ có vướng mắc về thời hạn điều tra làm chậm điều tra, kết luận ảnh hưởng tới việc giải quyết các chế độ cho NLĐ, vướng mắc trong quá trình phối hợp điều tra TNLĐ cấp tỉnh giữa cơ quan công an và cơ quan lao động – thương binh và xã hội địa phương.
Về đối tượng điều chỉnh trong Bộ luật lao động hiện nay chỉ điều chỉnh, áp dụng đối với hoạt động lao động có quan hệ lao động giữa NLĐ làm công ăn lương với NSDLĐ và các quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp
với quan hệ lao động. Trong khi đó, công tác ATLĐ, VSLĐ (ATLĐ,VSLĐ) liên quan đến cả những đối tượng không thuộc phạm vi trên, ví dụ như: Cá nhân có sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ,VSLĐ; chủ nhà thuê lao động làm công việc dân sự (bốc vác, sửa chữa nhà cửa….; nông dân, ngư dân, diêm dân và lao động tự do; NLĐ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ không có giao kết hợp đồng lao động như trong các hộ gia đình, các làng nghề.
Các quy định trong Bộ luật Lao động hiện nay chủ yếu tập trung vào những yêu cầu đối với NSDLĐ, NLĐ, các cơ quan quản lý và các chế độ, chính sách cho NLĐ bị TNLĐ, BNN. Trong khi có nhiều nội dung quan trọng về ATVSLĐ chưa được quy định trong trong Bộ luật Lao động, cần phải có một luật riêng mới thể hiện được như: Đối tượng điều chỉnh đã nêu ở trên; các quy định về tổ chức quản lý về ATLĐ; việc quản lý các cơ sở, cá nhân sản xuất, chế tạo các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; quỹ bồi thường TNLĐ, BNN; Văn hóa an toàn và các quy định về phòng ngừa TNLĐ, BNN; phát triển và quản lý hoạt động các dịch vụ ATVSLĐ; lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn ATVSLĐ.
Những tồn tại, vướng mắc trong việc triển khai và áp dụng các văn bản hướng dẫn ví dụ như: trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn (quy định về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ trong Bộ luật Lao động, Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quy định chưa thống nhất nên có vướng mắc khó thực hiện); hoạt động kiểm định kiểm tra an toàn các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ chồng chéo giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Công Thương trong việc ban hành tiêu chí, điều kiện hoạt động kiểm định và đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện kiểm định viên.
phương đạt tỷ lệ thấp so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn; công tác quản lý huấn luyện còn lỏng lẻo. Hiện nay thị trường huấn luyện ATVSLĐ hình thành các cơ sở dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ. Tuy nhiên phần lớn các cơ sở huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ chỉ nêu nội dung có tính chất đại Công ướcơng về ATVSLĐ, thiếu hẳn các biện pháp kĩ thuật ATLĐ đối với nghề, công việc mà NLĐ đang làm.
Thứ ba, tình hình thực hiện pháp luật về ATVSLĐ của các doanh nghiệp: vi phạm pháp luật của NSDLĐ và NLĐ (không tổ chức huấn luyện, không có biện pháp cải thiện ĐKLĐ, không đo kiểm môi trường lao động, không thực hiện các chế độ BHLĐ cho NLĐ, không tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, không thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật cho NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại (có doanh nghiệp đã không thực hiện chế độ này mà đối phó với đoàn thanh tra, kiểm tra pháp luật lao động bằng cách lấy chứng từ và hiện vật của bữa ăn ca xuất trình thay cho việc bồi dưỡng độc hại), vi phạm quy trình và các tiêu chuẩn kiểm tra an toàn trong sử dụng máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, không trang bị và sử dụng phương tiện phòng vệ cá nhân); bên cạnh đó việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ chưa nghiêm; tỷ lệ số doanh nghiệp báo cáo TNLĐ thấp không phản ánh đúng tình hình TNLĐ hiện nay; nhiều doanh nghiệp không tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ theo đúng hướng dẫn và kinh phí đầu tư cho công tác còn hạn hẹp. Điều này cho thấy các quy định về ATVSLĐ cần được pháp điển hoá trong Luật mang tính pháp lý cao hơn và có đầy đủ chế tài xử phạt nghiêm minh.
Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát, qua số liệu điều tra ở một số lĩnh vực còn thiếu và chưa đầy đủ vì vậy thiếu cơ sở để đánh giá, viện dẫn; thanh tra ATVSLĐ nằm trong Thanh tra chung nên còn nhiều bất cập, hạn chế; nguồn lực cho công tác về ATVSLĐ, lực lượng thanh tra lao động có chuyên
môn kỹ thuật để triển khai thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ ngày càng càng ít, có địa phương không có.
Thứ năm, sự phát triển nhanh và mạnh của doanh nghiệp phải đi đôi với phát triển bền vững, đảm bảo môi trường và ATVSLĐ. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát sinh những yếu tố nguy hiểm, độc hại mới kéo theo NLĐ phải làm việc trong điều kiện có nhiều nguy cơ mất an toàn. TNLĐ, BNN có xu hướng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng, công tác ATVSLĐ ngày càng trở nên cần thiết và phải được coi trọng.
Thứ sáu, Xu thế hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi các nước phải tuân thủ các tiêu chuẩn về ATVSLĐ, vấn đề bảo đảm sức khỏe cho NLĐ cần được đặt lên hàng đầu. Luật ATVSLĐ là cơ sở để thúc đẩy thực hiện các công ước đồng thời thực hiện các cam kết quốc tế về ATVSLĐ của Việt Nam.