Để hiểu rõ hơn về vấn đề ATVSLĐ học viên tiếp cận các thuật ngữ liên quan để hiểu rõ các yếu tố tác động đến vấn đề an toàn trong lao động sản xuất, vệ sinh trong lao động, các yếu tố có hại ảnh hưởng đến sức khoẻ của NLĐ bao gồm: Điều kiện lao động, BHLĐ, ATLĐ, vệ sinh lao động, TNLĐ, BNN.
Thứ nhất, về điều kiện lao động, theo quy định hiện hành điều kiện lao
động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên, thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động và sự tác động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất [2]. Trong một ĐKLĐ, cụ thể bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây ra TNLĐ hoặc BNN cho NLĐ. Chúng ta gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại [42]. Vì vậy, có thể hiểu trong một ĐKLĐ sẽ phát sinh những yếu tố có hại và những yếu tố nguy hiểm trong lao động, đó là những yếu tố gây chấn thương, những yếu tố gây bệnh cho NLĐ, những yếu tố này có thể xuất hiện dưới các dạng khác nhau:
Một là, những yếu tố vật lý như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tiếng bụi,
độ rung, tiếng ồn…
Hai là, những yếu tố hóa học: Hóa chất, chất phóng xạ…
Ba là, những yếu tố vi sinh vật như: Vi khuẩn, nấm mốc, vi trùng…
Bốn là, những yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không gian làm việc
không đảm bảo do nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh…
Những yếu tố nguy hiểm và có hại trong môi trường làm việc nếu xác định và phân loại được sẽ tìm ra nguồn gốc và nguyên nhân, từ đó loại trừ những yếu tố tác động xấu tới NLĐ, cải thiện ĐKLĐ.
Thứ hai, về vấn đề BHLĐ đã được Nhà nước quan tâm từ rất sớm, Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Sắc lệnh số 29/SL ngày 13/3/1947 và sau đó Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 về quy chế công dân trong đó quy định về vấn đề ATLĐ, VSLĐ, thời giờ lao động, thời giờ nghỉ ngơi. Sau đó Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về BHLĐ kèm theo Nghị định 181/CP ngày 18/12/1964 của Hội đồng Chính phủ, Pháp lệnh BHLĐ năm 1991 và gần đây nhất, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007) và Bộ luật Lao động năm 2012 đã dành một chương riêng quy định về ATLĐ, VSLĐ.
Có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về BHLĐ, về mặt pháp lý BHLĐ là hệ thống các văn bản luật pháp và các biện pháp tương ứng về tổ chức, kinh tế xã hội, kỹ thật và vệ sinh học, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động của con người trong quá trình lao động [2]. Về phương diện khoa học xã hội, thuật ngữ BHLĐ được hiểu là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học, kỹ thuật, kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe của con người trong quá trình sản xuất [41], cách hiểu khác cho rằng BHLĐ là đảm bảo ĐKLĐ an toàn và bảo vệ sức khỏe của NLĐ trong quá trình lao động (toàn bộ những biện pháp nhằm BHLĐ nói chung) [38].
Dưới góc độ nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu BHLĐ là những quy định của Nhà nước liên quan đến việc đảm bảo ATLĐ, VSLĐ và các chế độ lao động khác nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và trong một số trường hợp bảo vệ nhân cách của NLĐ [82].
Bộ luật Lao động năm 1994 được ban hành đã thống nhất về tên gọi cũng như cách hiểu về BHLĐ, thay đổi từ cách gọi “chế độ BHLĐ” (Pháp
lệnh BHLĐ năm 1991) thành pháp luật về ATLĐ, VSLĐ (Bộ luật Lao động năm 1994, Chương IX). Theo đó thì khái niệm ATLĐ, VSLĐ có nguồn gốc hiểu từ đó.
Dưới góc độ pháp lý, theo nghĩa rộng thì hai khái niệm này không phải là hai khái niệm đồng nhất. BHLĐ được hiểu là tổng hợp các quy định về việc bảo hộ NLĐ khi tham gia quá trình lao động, nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của NLĐ. Nếu như BHLĐ có thể hiểu là những chế định bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định các ĐKLĐ an toàn và vệ sinh có tính chất bắt buộc, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khắc phục những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của NLĐ, vì vậy theo nghĩa này, các quy định về ATLĐ, VSLĐ và bảo vệ tính mạng, sức khỏe NLĐ trong quan hệ lao động chỉ là một bộ phận cấu thành trong quy định về BHLĐ [82].
Theo nghĩa hẹp, BHLĐ được hiểu là những quy định của Nhà nước liên quan đến việc đảm bảo ATVSLĐ và các chế độ lao động khác nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ và trong một số trường hợp nhằm bảo vệ nhân cách của NLĐ
Trên cơ sở các quan điểm khác nhau về BHLĐ, theo học viên khái niệm về chế độ BHLĐ có thể được hiểu như sau: chế độ BHLĐ là tập hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, quy định các điều kiện ATVSLĐ có tính chất bắt buộc; các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân cách của NLĐ và giải quyết hậu quả do TNLĐ, BNN gây ra đối với NLĐ. Pháp luật BHLĐ bao gồm các bộ phận cấu thành sau: Những quy định về việc đảm bảo ATVSLĐ, những biện pháp hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong quá trình lao động, các quy định về việc khắc phục hậu quả của TNLĐ, BNN, quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực BHLĐ, công tác thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BHLĐ.
Để hiểu rõ những quy định hiện hành về ATVSLĐ, chúng ta làm rõ hai khái niệm được sử dụng trong pháp luật Việt Nam hiện hành: ATLĐ, VSLĐ.
Thứ ba, về ATLĐ có nhiều cách hiểu khác nhau, theo góc độ pháp lý,
ATLĐ được hiểu là tổng hợp các quy phạm của Nhà nước quy định các biện pháp đảm bảo ATLĐ nhằm ngăn ngừa TNLĐ và khắc phục những hậu quả TNLĐ, cải thiện ĐKLĐ cho NLĐ [28]. Là một chế định trong Bộ luật Lao động, ATLĐ được quy định trong Chương IX của Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007) từ Điều 95 tới điều 108, có thể chia thành các nhóm quy định sau:
Thứ nhất, nhóm quy định về ATLĐ;
Thứ hai, nhóm quy định về VSLĐ;
Thứ ba, nhóm quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên về ATLĐ;
Thứ tư, nhóm quy định đối với một số lao động đặc thù.
Quy định về ATLĐ, VSLĐ trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2012 được cụ thể hóa trong Chương IX với 3 mục được quy định khá chi tiết, cụ thể:
Mục 1: Những quy định chung về ATLĐ, VSLĐ. Mục 2: TNLĐ, BNN.
Mục 3: Phòng ngừa TNLĐ, BNN.
Trong TCVN 3153 - 79, ban hành kèm theo Quyết định số 858/TC-QĐ ngày 27 tháng 12 năm 1979 có quy định “ATLĐ là tình trạng ĐKLĐ không gây ra sự nguy hiểm trong sản xuất”.
Như vậy, hiểu theo cách thông thường “ATLĐ” (Occupational safety) là tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho NLĐ được làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khoẻ. Tình trạng ĐKLĐ không gây ra sự nguy hiểm trong sản xuất.
đề cập trong TCVN 3153 - 79 ban hành kèm theo Quyết định số 858/TC-QĐ ngày 27 tháng 12 năm 1979, mà chỉ đề cập đến thuật ngữ vệ sinh sản xuất, trong đó quy định vệ sinh sản xuất là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với NLĐ. Ngược lại, thuật ngữ VSLĐ được dùng để chỉ tổng thể các tiêu chuẩn môi trường lao động (ánh sáng, chống bụi, nóng lạnh, gió, tiếng ồn, độ ẩm…); bảo hộ ATLĐ, trang thiết bị BHLĐ, máy móc, thiết bị sản xuất; chế độ ăn uống tối ưu thích hợp với mỗi loại lao động; vệ sinh cá nhân của NLĐ; nhà ở và các tiện nghi sinh hoạt; quản lý sức khỏe của NLĐ và gia đình…”. [39]. Vì vậy, thuật ngữ “vệ sinh sản xuất” không đồng nghĩa và có nội hàm nhỏ hơn so với thuật ngữ được sử dụng hiện nay là “vệ sinh lao động”.
Qua phân tích những vấn đề trên, chúng ta có thể định nghĩa VSLĐ (Occupational health) là khái niệm dùng để chỉ hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, vệ sinh và kĩ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong lao động, sản xuất đối với NLĐ.
Thứ năm, TNLĐ là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, do kết quả
của sự tác động đột ngột làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của cả một bộ phận nào đó trong cơ thể. Khi NLĐ bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay lập tức hoặc phá huỷ chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là TNLĐ. Những trường hợp nhiễm độc cấp tính, bán cấp tính do hơi độc, hoá chất độc gây nên tại nơi làm việc thì coi như TNLĐ.
Về mặt pháp lý, TNLĐ được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động,
kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc [26].
Tai nạn được coi là TNLĐ là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi NLĐ đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở. TNLĐ được phân loại như sau: (i) TNLĐ chết người; (ii) TNLĐ nặng; (iii) TNLĐ nhẹ.
Theo pháp luật quốc tế, tai nạn trên đường đi là tai nạn gây tử vong hoặc thương tật xảy ra trên đường trực tiếp từ nơi làm việc và: (i) nơi thường trú hoặc tạm trú của NLĐ; hoặc (ii) nơi NLĐ thường dùng bữa ; hoặc (iii) nơi NLĐ thường nhận lương [79].
Như vậy, về quan niệm TNLĐ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có cách hiểu tương đồng, điều này thể hiện trong quá trình xây dựng và ban hành các chính sách mới, đặc biệt là những vấn đề sửa đổi, bố sung toàn diện trong Bộ luật Lao động năm 2012 vấn đề TNLĐ đã được nghiên cứu và tiếp thu các quy định của pháp luật quốc tế vào pháp luật Việt Nam.
Thứ năm, về BNN, theo Thông tư liên Bộ số 08/TTLB ngày 19/5/1976
(Bộ y tế, Bộ thương binh xã hội, Tổng công đoàn), BNN được định nghĩa là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể NLĐ mà gây nên bệnh.
Các BNN thường gặp như: Bệnh bụi phổi bông, bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp, nhiễm độc chì, benzen, thuỷ ngân… Trong số các bệnh kể trên có thể chia ra làm 2 loại:
Một là, BNN được hưởng chế độ bảo hiểm: ở nước ta hiện nay có 28 bệnh được công nhận là BNN [14] [15] [16] [17] [18]. Gồm nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản, nhóm II các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, nhóm III các BNN do yếu tố vật lý, nhóm IV các bệnh da nghề nghiệp, nhóm V các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp.
Hai là, BNN không được hưởng chế độ bảo hiểm.
Theo quan niệm của ILO, TNLĐ, BNN bao gồm một sự việc phát sinh trong hoặc ngoài quá trình làm việc gây hậu quả thương tật chết người hoặc không chết người, bệnh nghề nghịêp bao gồm các bệnh mắc phải do hậu quả của việc tiếp xúc với các yếu tố rủi ro từ công việc, BNN bao gồm các vấn đề chưa được xác định trước trong luật pháp và văn bản pháp quy quốc gia là nguyên nhân gây tổn thương và bệnh tật cho những người đang công tác hoặc cho công chứng.
Như vậy, quan niệm về ATVSLĐ theo pháp luật Việt Nam được hiểu theo cách tiếp cận trực tiếp, theo cách hiểu thông thường chúng ta thường sử dụng thuật ngữ “ATVSLĐ” dùng để chỉ các biện pháp phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong lao động, sản xuất đối với NLĐ, đảm bảo NLĐ được làm việc việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khoẻ, ĐKLĐ không gây ra sự nguy hiểm trong sản xuất, quy định này quy định nhằm bảo vệ sức khoẻ về mặt thể chất của NLĐ, theo quan niệm này chưa bao gồm yếu tố bảo vệ sức khoẻ về tinh thần như theo quan niệm của pháp luật quốc tế [67].