Phản ứng của các nước ASEAN

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 96 - 97)

Chính sách chung của các nƣớc ASEAN là tăng cƣờng quan hệ nhiều mặt với Mỹ, coi Mỹ là đối trọng đối với sự mở rộng ảnh hƣởng của Trung Quốc. Một số nƣớc trong ASEAN (Philipines và Thái Lan) đã ký hiệp ƣớc quan hệ đồng minh ngoài NATO với Mỹ. Các nƣớc nhƣ Singapore, Malaysia và Indonesia cũng duy trì quan hệ gần gũi với Mỹ. Do các vấn đề lịch sử nên quan hệ giữa ba nƣớc Đông Dƣơng và Mỹ tiến chậm hơn các nƣớc khác, nhất là về chính trị và an ninh. Đáng chú ý là quan hệ giữa Mianma và Mỹ tiếp tục bế tắc, có lúc căng thẳng, gây ít nhiều cản trở cho quan hệ giữa Mỹ và ASEAN với tƣ cách là một tổ chức, nhất là tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Nhìn chung, các nƣớc ASEAN đều cho rằng thúc đẩy quan hệ với Mỹ là cách tốt nhất để tăng cƣờng an ninh của khu vực

Về kinh tế, các nƣớc ASEAN đều chủ trƣơng thúc đẩy quan hệ với Mỹ về tất cả các mặt nhƣ thƣơng mại, đầu tƣ, hợp tác khoa học kỹ thuật... Hầu hết các nƣớc ASEAN coi trọng xuất khẩu trong phát triển kinh tế (kim ngạch xuất khẩu của các nƣớc ASEAN đạt 646 tỷ đô la năm 2005), nên Mỹ đƣợc coi là thị trƣờng quan trọng cho hàng xuất khẩu của các nƣớc trong khu vực. Ngoài Singapore đã ký Hiệp định tự do thƣơng mại với Mỹ, các nƣớc khác nhƣ Thái

Lan và Malaysia cũng đang tích cực đàm phán để ký kết hiệp định tƣơng tự. Campuchia đã ký với Mỹ Hiệp định khung về Thƣơng mại và Đầu tƣ song phƣơng (TIFA, mức giữa BTA và FTA). Việt Nam và Mỹ đã ký BTA năm 2001 và thoả thuận song phƣơng Việt-Mỹ về việc Việt Nam gia nhập WTO.

Tuy nhiên, do chênh lệch về trình độ phát triển không quá lớn (ngoại trừ Singapore) nên các nƣớc ASEAN khó tránh khỏi cạnh tranh với nhau trong xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ. Theo một số chuyên gia, cạnh tranh trong nội bộ các nƣớc ASEAN có thể làm giảm tầm quan trọng của từng nƣớc trong quan hệ với Mỹ.

Bên cạnh mặt tích cực, các nƣớc ASEAN cũng tìm cách hạn chế sức ép của Mỹ, nhất là khi Mỹ sử dụng kinh tế nhƣ một công cụ để đạt đƣợc mục tiêu trong các vấn đề khác. Các nƣớc ASEAN đấu tranh về các vụ kiện chống bán phá giá, trợ cấp nông nghiệp và chính sách visa khắt khe của Mỹ...

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)