Quyền lực của Mỹ và các lợi ích mới ở CA – TBD

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 33 - 37)

1.3. Yêu cầu nội tại trong sự phát triển của Mỹ

1.3.4. Quyền lực của Mỹ và các lợi ích mới ở CA – TBD

Lợi ích quốc gia là cơ sở quan trọng hàng đầu định ra mọi chiến lƣợc, chính sách của Mỹ ở bất cứ thời kỳ nào. Chính sách đối ngoại của Mỹ vì thế đƣợc xây dựng trƣớc hết trên nền tảng lợi ích quốc gia và nhằm thúc đẩy đƣợc những lợi ích đó.

Trong nhiều năm qua, lợi ích quốc gia của Mỹ không có thay đổi đáng kể nào. Về tổng thể, lợi ích căn bản của Mỹ dựa trên ba cột trụ, gồm (1) đảm

bảo sự thịnh vƣợng bền vững của nƣớc Mỹ; (2) duy trì quyền lãnh đạo toàn

cầu của Mỹ; và (3) truyền bá "giá trị Mỹ" ra khắp thế giới. Với các cột trụ đó,

lợi ích quốc gia luôn phản ánh và phục vụ tham vọng bá chủ thế giới của giai cấp thống trị Mỹ với mục tiêu chiến lƣợc xuyên suốt là xác lập quyền lãnh

đạo trên toàn cầu thông qua duy trì vị thế siêu cƣờng duy nhất trên mọi mặt; ngăn chặn bất cứ quốc gia hoặc thế lực nào thách thức vai trò của Mỹ; tạo môi trƣờng thuận lợi, bền vững cho lợi ích của Mỹ trên phạm vi toàn cầu.

Dƣới thời Tổng thống Clinton, Mỹ xác định ba loại lợi ích, đƣợc khái quát chung là "lợi ích sống còn", “lợi ích thiết yếu” và “lợi ích quan trọng”. “Lợi ích sống còn” đƣợc quy định nhằm bảo vệ sự tồn tại, an toàn và toàn vẹn lãnh thổ cho công dân Mỹ. “Lợi ích thiết yếu” đƣợc quy định nhằm ngăn chặn tác nhân làm thay đổi hoặc tác động không có lợi đến sự thịnh vƣợng và tình hình quốc tế, khu vực nơi Mỹ có lợi ích. "Lợi ích quan trọng” là những lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến thịnh vƣợng của Mỹ.

Dƣới thời Tổng thống Bush (2000 - 2008), nhất là sau sự kiện 11/9, các lợi ích trên đƣợc điều chỉnh theo 3 nhóm: Đảm bảo an ninh của Mỹ và quyền tự do hành động; tôn trọng các cam kết quốc tế và đóng góp vào sự thịnh

vƣợng kinh tế. Nhóm lợi ích thứ nhất: Bảo đảm an ninh của Mỹ và quyền tự

do hành động, bao gồm: Chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và tự do của nƣớc Mỹ; an toàn cho công dân Mỹ sinh sống ở trong và ngoài nƣớc; bảo vệ các cơ sở

hạ tầng thiết yếu của Mỹ. Nhóm lợi ích thứ hai: Tôn trọng các cam kết quốc

tế, bao gồm: Bảo đảm an ninh và an toàn cho đồng minh và bạn bè của Mỹ; ngăn chặn lực lƣợng thù địch thống trị các khu vực “thiết yếu” nhƣ châu Âu, Đông Bắc Á, dải Đông Á (kéo dài từ Nhật Bản, Úc đến vịnh Bengan), Trung Đông và Tây Nam Á; bảo đảm hoà bình và ổn định khu vực Bán cầu Tây.

Nhóm lợi ích thứ ba: Đóng góp vào sự lành mạnh kinh tế, bao gồm: Sức sống và thịnh vƣợng cho nền kinh tế thế giới; an ninh cho đƣờng không, đƣờng biển quốc tế, khoảng không vũ trụ và hệ thống thông tin; tiếp cận các thị trƣờng chủ yếu và các nguồn lực chiến lƣợc.

Năm 2006, trong các báo cáo Quốc phòng và Chiến lƣợc An ninh Quốc gia, Chính quyền Bush đã cụ thể hoá lợi ích quốc gia của Mỹ tại CA - TBD

thành 5 lợi ích căn bản, gồm: (1) Xác định việc tiếp cận các thị trƣờng châu Á của doanh nghiệp Mỹ là lợi ích có tầm quan trọng chiến lƣợc; (2) Đảm bảo duy trì sự hiện diện về quân sự của Mỹ tại khu vực và xem đây là lợi ích quan

trọng; (3) Đảm bảo Đông Á không nằm dƣới sự thống trị của một cƣờng quốc

thù địch hoặc chống Mỹ; (4) Duy trì sức mạnh của Mỹ thông qua các căn cứ

quân sự ở Đông Á; (5)Khuyến khích mở rộng dân chủ tại khu vực.

CA - TBD là một trong những yếu tố chi phối sự thịnh vƣợng của Mỹ. Khu vực này tập trung 21 nền kinh tế, trong đó có những nền kinh tế hàng đầu thế giới nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Canada, Nga, Trung Quốc, Úc, Niu Dilân... Các số liệu thống kê so sánh lợi tức mà Mỹ có đƣợc từ đầu tƣ, thị trƣờng, thƣơng mại hai chiều tại khu vực với các khu vực khác cho thấy sức nặng to lớn khả năng chi phối của khu vực đối với nền kinh tế Mỹ hiện nay và trong tƣơng lai. Đây cũng là nơi tập trung lợi ích của nhiều đồng minh chiến lƣợc của Mỹ tại khu vực mà sự thịnh vƣợng của mỗi nền kinh tế này đều gắn liền với lợi ích của Mỹ.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển năng động, cuộc cạnh tranh để bán hàng và đầu tƣ trên các thị trƣờng CA - TBD giữa các nền kinh tế khu vực ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Kết quả là tỷ trọng thƣơng mại nội khối đã và đang tăng nhanh. Khi thƣơng mại nội bộ khối tăng nhanh thì đƣơng nhiên sự phụ thuộc của CA - TBD vào thƣơng mại với Mỹ sẽ giảm đi. Sự nổi lên của các cực kinh tế mới nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIEs) buộc Mỹ phải điều chỉnh vai trò kinh tế của mình trong khu vực này.

* * *

Ngay sau khi lên cầm quyền, đặc biệt sau sự kiện 11/9, xuất phát từ quan điểm truyền thống của Đảng Cộng hòa vốn thiên về chủ nghĩa biệt lập,

có xu hƣớng thực dụng, xác định lợi ích quốc gia một cách hẹp hòi trong chính sách đối ngoại, chính quyền G. W. Bush đã triển khai một chiến lƣợc toàn cầu mới. Mục tiêu chiến lƣợc bao trùm thể hiện trong chiến lƣợc toàn cầu mới của Mỹ vẫn là tập trung củng cố thực lực nƣớc Mỹ và vị trí siêu cƣờng duy nhất của Mỹ, thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo mà ở đó các giá trị của Mỹ đƣợc phổ biến. Ngăn chặn không cho bất cứ nƣớc nào nổi lên đe dọa vị trí và vai trò của Mỹ, thúc đẩy một nền kinh tế mở toàn cầu, tự do hóa thƣơng mại, dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mục tiêu chiến lƣợc dài hạn của Mỹ.

Xuất phát từ mục tiêu chiến lƣợc xuyên suốt đó, Mỹ đang đẩy mạnh điều chỉnh chính sách đối nội, đặc biệt là chiến lƣợc đối ngoại, trong đó có chiến lƣợc kinh tế đối ngoại nhằm xây dựng một trật tự thế giới mới do mình đứng đầu.

CHƢƠNG 2:

SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC CA – TBD TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)