2 Phản ứng của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 93 - 97)

Mỹ sẽ tiếp tục có vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Nhật, cả trên khía cạnh chính trị, kinh tế và an ninh. Về chính trị, Nhật coi Mỹ vừa là đồng minh chiến lƣợc, vừa là chỗ dựa quan trọng để Nhật mở rộng và khẳng định vai trò nƣớc lớn tại khu vực và trên thế giới, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng ảnh hƣởng tại châu Á. Về an ninh, Mỹ là chỗ dựa quan trọng nhất đối với Nhật, cung cấp “ô hạt nhân” “ô an ninh” cho Nhật. Mỹ có

tiếng nói quan trọng trong trƣờng hợp Nhật muốn sửa đổi hiến pháp hoà bình để thay đổi Cục Phòng vệ trở thành Bộ Quốc phòng. Về kinh tế, Nhật và Mỹ là 2 nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai thế giới, với tổng GDP chiếm 46% GDP của thế giới. Kinh tế Mỹ có vai trò quan trọng đối với sự phục hồi và phát triển của kinh tế Nhật do Nhật cần Mỹ về thị trƣờng, công nghệ và vốn đầu tƣ. Mỹ là bạn hàng lớn của Nhất là địa điểm đầu tƣ hàng đầu của các công ty Nhật với số vốn là 150 tỷ đô la (cho đến 2003).

Từ cuối thập niên 1990, Nhật đã đặt mục tiêu thu hút FDI từ các nƣớc và ban hành một số chính sách mở rộng thị trƣờng, nới lỏng luật lệ theo hƣớng trên. Theo đó, đầu tƣ nƣớc ngoài vào Nhật đã tăng đáng kể. Một số công ty nƣớc ngoài đã bắt đầu đặt trụ sở mạng lƣới châu Á tại Nhật Bản, một số khác nhƣ Cisco System và AMD cũng thành lập trung tâm nghiên cứu (R&D) tại Nhật Bản. Đặc biệt, từ 2001, khi Nhật và Mỹ thực hiện Sáng kiến Đầu tƣ Nhật - Mỹ, dòng vốn FDI đã tăng mạnh, đạt 2% GDP với tổng số FDI đến 2005 là 109 tỷ đô la. Năm 2004, lần đầu tiên kể từ 1961, FDI vào Nhật (37 tỷ đô la) đã vƣợt FDI của Nhật đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Tuy ma sát kinh tế giữa Nhật và Mỹ đã giảm đáng kể trong những năm vừa qua (do hai bên đã thiết lập đƣợc cơ chế liên chính phủ giải quyết tranh chấp từ 2001) nhƣng cả hai nƣớc tiếp tục bất đồng trên các vấn đề nhƣ trợ cấp nông nghiệp, tỷ giá đồng yên, cạnh tranh các mặt hàng điện tử...

Quan hệ kinh tế Nhật - Mỹ không chỉ giới hạn trong khía cạnh song phƣơng, mà còn bao trùm các vấn đề khu vực và toàn cầu. Hiện hai nƣớc có nhu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề song phƣơng nhƣ: chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách luật lệ và thể chế, tái cơ cấu công ty và hệ thống tài chính, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, mở cửa thị trƣờng... Các vấn đề khu vực liên quan đến xu thế kinh tế tại khu vực CA - TBD, đến hợp tác trong khối APEC. Các vấn

đề toàn cầu liên quan đến vòng đàm phán Doha của WTO, đến xu hƣớng của các thể chế tài chính nhƣ WB, IMF mà cả Nhật và Mỹ đều là các thành viên chủ chốt. Do đó, chính sách nhất quán của Nhật vẫn là thúc đẩy quan hệ kinh tế với Mỹ vì nhu cầu của chính nền kinh tế Nhật và vì lợi ích của Nhật tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

3.3.3. Phản ứng của Hàn Quốc

Giống nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc coi quan hệ với Mỹ có tính chất then chốt về cả chính trị, an ninh và kinh tế. Về chính trị, Mỹ là nƣớc có ảnh hƣởng và tiếng nói quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên và tƣơng lai bán đảo Triều Tiên. Về an ninh, Mỹ sẽ tiếp tục là chỗ dựa đối với Hàn Quốc trong vai trò là đồng minh có quân đóng tại Hàn Quốc. Về kinh tế, Hàn Quốc tiếp tục phải dựa vào Mỹ về công nghệ cao, thị trƣờng và nguồn vốn FDI.

Mặc dù quan hệ thƣơng mại Hàn - Trung Quốc tăng nhanh và từ 2003 đã vƣợt quan hệ thƣơng mại Hàn-Mỹ nhƣng xét về tổng thể quan hệ kinh tế, Mỹ vẫn và sẽ có vai trò quan trọng đối với kinh tế Hàn Quốc. Mỹ là thị trƣờng hàng hóa chất lƣợng cao, là nƣớc cung cấp công nghệ nguồn và là nhà đầu tƣ quan trọng tại Hàn Quốc. Chính sách của các chính phủ tại Hàn Quốc trong thời gian qua luôn đặt Mỹ ở vị trí trung tâm trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Hàn Quốc.

Chính phủ Hàn Quốc chủ trƣơng thúc đẩy đàm phán và ký hiệp định tự do thƣơng mại với Mỹ nhằm tăng việc làm, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và giúp Hàn Quốc tiến nhanh, nhằm khẳng định là một trong những nƣớc phát triển trên thế giới.

Mặt khác, Hàn Quốc chủ trƣơng đấu tranh với Mỹ một số vấn đề sau: (1) Các biện pháp chống bán phá giá của Mỹ: năm 2000, đã có 5 vụ kiện chống trợ cấp và 18 vụ kiện bán phá giá đƣợc đƣa ra chống lại các công ty Hàn Quốc với trị giá xuất khẩu khoảng 2,5 tỷ đô la trên các lĩnh vực bán dẫn, thép, vô tuyến và thiết bị viễn thông; (2) Chính sách visa của Mỹ: Mỹ chƣa cho Hàn Quốc hƣởng quy chế visa tạm thời và thắt chặt kiểm soát sau 11/9, Hàn quốc đang đấu tranh về vấn đề này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp cận dễ dàng hơn nữa vào thị trƣờng Mỹ.

3.3.4. Phản ứng của các nước ASEAN

Chính sách chung của các nƣớc ASEAN là tăng cƣờng quan hệ nhiều mặt với Mỹ, coi Mỹ là đối trọng đối với sự mở rộng ảnh hƣởng của Trung Quốc. Một số nƣớc trong ASEAN (Philipines và Thái Lan) đã ký hiệp ƣớc quan hệ đồng minh ngoài NATO với Mỹ. Các nƣớc nhƣ Singapore, Malaysia và Indonesia cũng duy trì quan hệ gần gũi với Mỹ. Do các vấn đề lịch sử nên quan hệ giữa ba nƣớc Đông Dƣơng và Mỹ tiến chậm hơn các nƣớc khác, nhất là về chính trị và an ninh. Đáng chú ý là quan hệ giữa Mianma và Mỹ tiếp tục bế tắc, có lúc căng thẳng, gây ít nhiều cản trở cho quan hệ giữa Mỹ và ASEAN với tƣ cách là một tổ chức, nhất là tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Nhìn chung, các nƣớc ASEAN đều cho rằng thúc đẩy quan hệ với Mỹ là cách tốt nhất để tăng cƣờng an ninh của khu vực

Về kinh tế, các nƣớc ASEAN đều chủ trƣơng thúc đẩy quan hệ với Mỹ về tất cả các mặt nhƣ thƣơng mại, đầu tƣ, hợp tác khoa học kỹ thuật... Hầu hết các nƣớc ASEAN coi trọng xuất khẩu trong phát triển kinh tế (kim ngạch xuất khẩu của các nƣớc ASEAN đạt 646 tỷ đô la năm 2005), nên Mỹ đƣợc coi là thị trƣờng quan trọng cho hàng xuất khẩu của các nƣớc trong khu vực. Ngoài Singapore đã ký Hiệp định tự do thƣơng mại với Mỹ, các nƣớc khác nhƣ Thái

Lan và Malaysia cũng đang tích cực đàm phán để ký kết hiệp định tƣơng tự. Campuchia đã ký với Mỹ Hiệp định khung về Thƣơng mại và Đầu tƣ song phƣơng (TIFA, mức giữa BTA và FTA). Việt Nam và Mỹ đã ký BTA năm 2001 và thoả thuận song phƣơng Việt-Mỹ về việc Việt Nam gia nhập WTO.

Tuy nhiên, do chênh lệch về trình độ phát triển không quá lớn (ngoại trừ Singapore) nên các nƣớc ASEAN khó tránh khỏi cạnh tranh với nhau trong xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ. Theo một số chuyên gia, cạnh tranh trong nội bộ các nƣớc ASEAN có thể làm giảm tầm quan trọng của từng nƣớc trong quan hệ với Mỹ.

Bên cạnh mặt tích cực, các nƣớc ASEAN cũng tìm cách hạn chế sức ép của Mỹ, nhất là khi Mỹ sử dụng kinh tế nhƣ một công cụ để đạt đƣợc mục tiêu trong các vấn đề khác. Các nƣớc ASEAN đấu tranh về các vụ kiện chống bán phá giá, trợ cấp nông nghiệp và chính sách visa khắt khe của Mỹ...

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)