3.3. Phản ứng của các nƣớc trong khu vực trƣớc sự điều chỉnh chính sách
3.3.1. Phản ứng của Trung Quốc
Xét một cách tổng thể, với tƣ cách là nền kinh tế lớn nhất, thị trƣờng lớn nhất và là nơi cung cấp công nghệ nguồn của thế giới, Mỹ có vai trò quan trọng đối công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Do đó, lâu nay Trung Quốc luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế với Mỹ, ngay cả khi quan hệ chính trị giữa hai nƣớc căng thẳng. Trung Quốc cho rằng Mỹ có vai trò then chốt đối với quá trình hiện đại hoá của Trung Quốc. Mặc dù đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao và liên tục trong gần 30 năm qua nhƣng xét về tổng thể, nền kinh tế Trung Quốc vẫn thua kém Mỹ khá xa, nhất là về trình độ khoa học và công nghệ. Theo các chuyên gia kinh tế, trình độ khoa học và công nghệ của Trung Quốc thua kém Mỹ từ 15-20 năm. Bên cạnh đó, thị trƣờng lớn, đa dạng với tổng giá trị nhập khẩu lên tới 2000 tỷ đô la của Mỹ có vai trò quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc coi Mỹ là địa điểm thuận lợi để đầu tƣ, là nơi các doanh nghiệp Trung Quốc có thể học tập tƣ duy kinh doanh và quản lý.
Ban lãnh đạo thế hệ thứ 4 của Trung Quốc hiện nay với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là hạt nhân đang tích cực thực thi chính sách lôi kéo và thúc đẩy quan hệ toàn diện với Mỹ, tuy vẫn kiên quyết giữ lập trƣờng trên một số vấn đề nguyên tắc. Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tháng 4/2006 có mục đích để tháo gỡ vƣớng mắc trong quan hệ kinh tế - thƣơng mại, tiếp tục cải thiện quan hệ với Mỹ, nâng tầm quan hệ lên phạm vi toàn cầu, hƣớng tới khuôn khổ quan hệ hợp tác xây dựng ổn định lâu dài... Chủ trƣơng trên đã đƣợc cụ thể hoá trong đề nghị 5 điểm về hợp tác kinh tế - thƣơng mại Mỹ - Trung do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nêu ra trong chuyến thăm Mỹ tháng 4/2006 là: (1) Thúc đẩy kinh tế CA - TBD phát triển phồn vinh; (2) Tăng cƣờng phối hợp, bảo vệ thể chế thƣơng mại quốc tế; (3) Tìm ra hƣớng mới, mở rộng lĩnh
vực hợp tác song phƣơng; (4) Kiện toàn cơ chế, giải quyết ổn thoả vấn đề hợp tác giữa hai bên; (5) Tăng cƣờng chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp 2 nƣớc mở rộng hợp tác.
Trung Quốc một mặt tỏ cứng rắn trƣớc cáo buộc của Mỹ liên quan các vấn đề kinh tế - thƣơng mại, nhất là về vấn đề thâm hụt thƣơng mại và tỷ giá đồng tiền, mặt khác từng bƣớc điều chỉnh chính sách theo hƣớng giải quyết lo ngại của Mỹ. Về vấn đề thâm hụt thƣơng mại, Trung Quốc cho rằng thống kê về thặng dƣ thƣơng mại do Mỹ đƣa ra là không chính xác: theo Cục Thống kê Trung Quốc, thặng dƣ thƣơng mại của Trung Quốc năm 2004 là 32 tỷ, đô la trong khi theo thống kê của Mỹ, con số này là 130 tỷ đô la. Hơn nữa, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ là do làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài vào Trung Quốc của các nƣớc, trong đó có các công ty Mỹ, theo đó Trung Quốc là một khâu trong chuỗi cung toàn cầu của các công ty đa quốc gia. Các số liệu kinh tế cho thấy thâm hụt thƣơng mại của Mỹ một phần là do các nƣớc Đông Á đầu tƣ vào Trung Quốc và xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ. Lấy 1 mặt hàng trị giá 88 đô la bán tại thị trƣờng Mỹ: 16 đô la thuộc về cửa hàng, 32 đô la thuộc về công ty thƣơng mại của Mỹ, 20 đô la thuộc về công ty trung gian Hồng Kông, chỉ có 8 đô la thuộc về công ty và nhà sản xuất của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc chỉ đƣợc hƣởng lợi một phần nhỏ trong tổng số thâm hụt thƣơng mại của Mỹ. Trung Quốc cũng cho rằng các sản phẩm từ Mỹ có sức cạnh tranh kém (hơn các sản phẩm từ các nƣớc châu Á) nên khó thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc.
Về tỷ giá đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc cho rằng nƣớc này không có chính sách thao túng đồng tiền vì bất cứ chính sách tiền tệ nào đều phải quan tâm đến lợi ích của hơn 1,3 tỷ dân có thu nhập trung bình thấp (khoảng hơn
1.000 đôla đầu ngƣời). Trên thực tế, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện lộ trình tăng giá đồng Nhân dân tệ từ 2005 với đợt tăng giá đầu tiên là 1,6%.
Mặt khác, để hạn chế những phản ứng tiêu cực của Mỹ do thâm hụt thƣơng mại, Trung Quốc chủ động tăng nhập khẩu các mặt hàng công nghệ cao của Mỹ. Trƣớc chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tháng 4/2006, Trung Quốc đã ký thoả thuận nhập hàng hoá trị giá 15 tỷ đô la, trong đó có 80 máy bay Boeing 767 với trị giá 4,6 tỷ đô la; đồng thời cam kết sẽ nhập lại thịt bò từ Mỹ. Để giải toả lo ngại của Mỹ về vấn đề vi phạm bản quyền, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch truy quét sản phẩm vi phạm bản quyền, đóng cửa các cửa hàng bán đĩa DVD lậu, yêu cầu các cơ sở lắp ráp máy tính mua bản quyền phần mềm trƣớc khi bán sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Trung Quốc coi việc Mỹ cấm xuất khẩu công nghệ kỹ thuật cao vừa là vật cản trong quan hệ kinh tế Mỹ-Trung, vừa là nhân tố dẫn đến thâm hụt thƣơng mại của Mỹ với Trung Quốc, và việc bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ là yêu cầu quan trọng để bình thƣờng hoá hoàn toàn quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc. Ngoài ra, Trung Quốc cáo buộc Mỹ về các vấn đề: trợ cấp nông nghiệp, chế độ visa, can thiệp của chính quyền đối với một số vụ mua bán nhƣ CNOOC...