Chính sách thương mại

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 40)

Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực CA - TBD thể hiện đặc trƣng bao trùm là vì lợi ích của nƣớc Mỹ, thúc đẩy và duy trì hơn nữa sự phồn thịnh của kinh tế Mỹ trong kỷ nguyên mới, lấy sức mạnh kinh tế làm nền tảng, song song với việc giữ vững ƣu thế quân sự và thúc đẩy dân chủ trong khu vực.

Chính sách thƣơng mại của Mỹ đối với khu vực CA - TBD trong những năm qua có một số điểm đáng chú ý sau:

(1) Tạo ra các thị trƣờng mở cửa và bình đẳng hơn nữa cho hàng hóa, dịch vụ và vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của Mỹ.

(2) Thúc đẩy các biện pháp đa phƣơng, khu vực và song phƣơng nhằm làm giảm và hủy bỏ hoàn toàn các rào cản thƣơng mại, đồng thời giảm các hoạt động thƣơng mại không bình đẳng.

(3) Tạo ra hệ thống các quy chế và thủ tục của thƣơng mại quốc tế cởi mở và minh bạch hơn.

(4) Thúc đẩy vòng đàm phán đa phƣơng về thƣơng mại toàn cầu nhằm đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế và thƣơng mại quốc tế.

Khác với chính quyền tiền nhiệm Bill Clinton trƣớc đây vốn nhấn mạnh thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại đa phƣơng, lấy GATT/WTO làm cơ sở, chính quyền Bush lại chủ trƣơng tiến hành cùng một lúc tự do hóa thƣơng mại đa phƣơng, khu vực và song phƣơng.

Mỹ củng cố WTO nhƣ một tổ chức thúc đẩy thƣơng mại tự do, tạo ra một hệ thống buôn bán quốc tế là một trong những phƣơng hƣớng ƣu tiên của Chính quyền Mỹ; tích cực tham gia vào APEC, coi đây là thành phần cốt lõi trong chính sách CA - TBD của mình. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, “đối với Mỹ, sự tham gia trong APEC là một biện pháp nhằm đạt một số mục tiêu đối ngoại, trƣớc hết và quan trọng nhất là APEC sẽ giúp Mỹ duy trì đƣợc vai trò

lãnh đạo của mình ở khu vực CA - TBD” Đồng thời Mỹ còn có những nỗ lực nhằm sử dụng APEC ngăn chặn sự xuất hiện của một khối kinh tế châu Á riêng biệt của các nƣớc Đông Á, cụ thể là Liên kết Kinh tế Đông Á.

Trên thực tế, mặc dù đã có những hiệp định đa phƣơng và khu vực song các rào cản đối với hoạt động kinh tế quốc tế vẫn còn tồn tại khá nhiều giữa các quốc gia. Do đó, để nhanh chóng tiến hành việc dỡ bỏ các rào cản này, Chính phủ Mỹ đã tích cực sử dụng các biện pháp kinh tế song phƣơng. Lý do chủ yếu là việc mở cửa thị trƣờng, dỡ bỏ các rào cản thƣơng mại thông qua đàm phán song phƣơng thƣờng diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn so với các cuộc đàm phán đa phƣơng trong khuôn khổ WTO. Bởi vậy, trong những năm qua Mỹ đã tăng cƣờng ký kết các hiệp định thƣơng mại song phƣơng với các nƣớc CA - TBD.

Mặt khác, bên cạnh việc tích cực thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại, Chính quyền Bush cũng tăng cƣờng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Để chống lại các hoạt động buôn bán không công bằng theo cách nhìn của Mỹ nhƣ bán phá giá, chính phủ trợ cấp xuất khẩu... Chính phủ Mỹ đặt ra nhiều quy định pháp luật để đối phó, điều này đã tạo ra những thách thức không nhỏ cho các quốc gia tại khu vực.

Đông Nam Á với tƣ cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của khu vực CA - TBD, do đó cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực CA - TBD. Về lợi ích kinh tế, Mỹ là nƣớc có lợi ích rất lớn ở Đông Nam Á. Khu vực này là điểm đến của các nhà đầu tƣ Mỹ và là một trong các đối tác thƣơng mại quan trọng của Mỹ. Năm 2001, thƣơng mại hai chiều Mỹ - ASEAN đạt 107 tỷ đô la. Năm 2007, kim ngạch thƣơng mại hai chiều Mỹ - ASEAN đạt 171 tỷ đô la. Đông Nam Á là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới của Mỹ. Để cạnh tranh với các đối tác khác trên thị trƣờng khu vực, Mỹ đã tăng cƣờng chính sách tự do hóa thƣơng mại đối với

Đông Nam Á, nâng cao lòng tin của các nhà đầu tƣ bằng việc tạo các cơ hội bình đẳng trong hoạt động kinh tế. Với Singapore, Mỹ đã ký Hiệp định thƣơng mại tự do và coi đây nhƣ là “mô hình mang tầm cỡ thế giới, làm khuôn mẫu cho các hiệp định trong tƣơng lai tại khu vực, tự do hóa thị trƣờng, thu hút đầu tƣ với những khả năng thực sự chứ không phải bằng triển vọng không thực tế”. Cũng nhƣ vậy, với Philipine, Indonesia, Mỹ đã tái thành lập hội đồng thƣơng mại và đầu tƣ. Với Việt Nam, Mỹ đã ký Hiệp định thƣơng mại song phƣơng năm 2000, kết thúc đàm phán về việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2006. Ngoài ra, Mỹ và ASEAN đã thiết lập cơ chế đối thoại về thƣơng mại nhằm mở rộng và tăng cƣờng lợi ích kinh tế của Mỹ tại khu vực.

Bảng 2.1. Thƣơng mại hai chiều của Mỹ (năm 2004 – 2006)

(Đơn vị: tỷ đô la)

Năm 2004

Xuất khẩu Nhập khẩu Thâm hụt Tổng kim ngạch

Trung Quốc 34.7 196.7 162 231.4 Nhật Bản 54.4 129.6 75.2 184 Hàn Quốc 26.3 46.2 19.9 72.5 Đài Loan 21.7 34.6 12.9 56.3 ASEAN 48 88.2 40.2 136.2 Tổng cộng khu vực 185.1 495.3 310.2 680.4 Với thế giới 819 1470.5 651.5 2289.5 Năm 2005

Xuất khẩu Nhập khẩu Thâm hụt Tổng kim ngạch

Trung Quốc 41.8 285.3 243.5 327.1 Nhật Bản 55.4 138.1 82.7 193.5 Hàn Quốc 27.7 43.8 16.1 71.5 Đài Loan 22 34.8 12.8 56.8 ASEAN 49.6 98.9 49.3 148.5 Tổng cộng khu vực 196.5 600.9 404.4 797.4 Với thế giới 904.3 1671.1 766.8 2575.4 Năm 2006

Xuất khẩu Nhập khẩu Thâm hụt Tổng kim ngạch

Trung Quốc 55.186 287.774 232.588 342.96 Nhật Bản 59.613 148.181 88.568 207.794 Hàn Quốc 32.442 45.804 13.362 78.246 Đài Loan 23.047 38.212 15.165 61.259 ASEAN 57.307 111.2 53.893 168.507 Tổng cộng khu vực 227.595 631.171 403.576 858.766 Với thế giới 1457.014 2210.298 753.284 3667.312

Bảng 2.2. Thƣơng mại hai chiều của Mỹ (năm 2007 – 2008)

(Đơn vị: tỷ đô la) Năm 2007

Xuất khẩu Nhập khẩu Thâm hụt Tổng kim ngạch

Trung Quốc 65.236 321.443 256.207 386.679 Nhật Bản 62.703 145.463 82.76 208.166 Hàn Quốc 34.645 47.562 12.917 82.207 Đài Loan 26.309 38.278 11.969 64.587 ASEAN 60.562 111.007 50.445 171.569 Tổng cộng khu vực 249.455 663.753 414.298 913.208 Với thế giới 1645.726 2345.983 700.257 3991.709 Năm 2008

Xuất khẩu Nhập khẩu Thâm hụt Tổng kim ngạch

Trung Quốc 71.457 337.79 266.333 409.247 Nhật Bản 66.579 139.248 72.669 205.827 Hàn Quốc 34.807 48.076 13.269 82.883 Đài Loan 25.279 36.327 11.048 61.606 ASEAN 68.151 110.161 42.01 178.312 Tổng cộng khu vực 266.273 671.602 405.329 937.875 Với thế giới 1835.785 2516.915 681.13 4352.7

Nguồn: Bộ Thƣơng mại Mỹ

Với Đông Nam Á, theo trợ lý Ngoại trƣởng Mỹ James Kelly, mục tiêu kinh tế số một của Mỹ tại đây là thúc đẩy tăng trƣởng thông qua việc mở rộng thƣơng mại và đầu tƣ. Chính sách của Mỹ là rất tích cực ủng hộ quá trình thực hiện Hiệp định tự do thƣơng mại ASEAN (AFTA), việc thực hiện đầy đủ AFTA sẽ thu hút hoạt động thƣơng mại đến khu vực này của châu Á, khuyến khích cải cách kinh tế, củng cố sự có mặt về thƣơng mại của Mỹ và giúp cân đối các luồng thƣơng mại và đầu tƣ vào châu Á để một nƣớc không dùng sức mạnh kinh tế đang lên của mình để chi phối tình hình khu vực.

Việc gia tăng thƣơng mại giữa Mỹ với các quốc gia ASEAN sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực, biến khu vực này ngày càng trở thành thị trƣờng hấp dẫn hơn đối với các hàng hóa và dịch vụ của Mỹ. Tháng 10/2002, tại Los Cabos, Mexico, Tổng thống W. Bush đề xuất Sáng kiến doanh nghiệp ASEAN (EAI) trong hợp tác với với các nƣớc ASEAN. Tuy nhiên, mục tiêu của EAI chính là mở rộng các hiệp định buôn bán tự do giữa Mỹ (FTA) với các nƣớc ASEAN và tiến tới việc thành lập một mạng lƣới FTA song phƣơng tại khu vực.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng nỗ lực trong hợp tác đa phƣơng với ASEAN, với thỏa thuận họp tác về tiêu chuẩn ô tô nhằm tạo ra những tiêu chuẩn về môi trƣờng và sự an toàn nhất quán trong tất cả các nƣớc ASEAN và để tiếp tục hội nhập nền kinh tế ASEAN, tiếp tục nhấn mạnh tới sự dính líu trên phƣơng diện đa phƣơng của mình thông qua Diễn đàn Hợp tác kinh tế CA - TBD (APEC). APEC vẫn còn là phƣơng tiện mạnh mẽ để tự do hóa bởi các quốc gia thành viên đã cam kết thực hiện thƣơng mại và đầu tƣ mở cửa tại khu vực CA - TBD không muộn hơn năm 2010 đối với các nền kinh tế đã công nghiệp hóa và năm 2020 đối với các quốc gia đang phát triển. Thông qua APEC, Mỹ muốn thúc đẩy nhanh các sáng kiến của APEC và ASEAN nhằm tăng cƣờng đầu tƣ vào trong lĩnh vực sinh học và các ngành có liên

quan thông qua sự cân đối điều tiết. Ngoài ra, chính sách của Mỹ là khuyến khích các quốc gia trong khu vực chấp nhận các sản phẩm công nghệ sinh học của Mỹ trong nông nghiệp và xây dựng khả năng điều tiết nhằm cho phép việc bán và sử dụng những sản phẩm này trong khu vực.

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)