Chính sách hợp tác kinh tế

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 55 - 56)

2.1. Thực trạng và sự điều chỉnh chính sách kinh tế chủ yếu của Mỹ đối vớ

2.1.3.Chính sách hợp tác kinh tế

Vào những năm gần đây, đặc biệt là sau thất bại của Hội nghị WTO tại Seattle (Mỹ) và sau sự kiện 11/9, Mỹ đã đẩy mạnh việc ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng với các nƣớc khác nhau. Trong Chiến lƣợc An ninh quốc gia đƣợc công bố ngày 30/9/2002, Tổng thống G.W. Bush đã nhấn

mạnh cách tiếp cận ba cấp độ về tự do hoá thương mại mang tính cạnh tranh:

"Hoa kỳ sẽ hợp tác với từng quốc gia, từng khu vực và cộng đồng thƣơng mại toàn cầu nhằm xây dựng một thế giới tự do thƣơng mại".

Việc Mỹ lựa chọn đối tác để đàm phán ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) song phƣơng xuất phát từ ba mục tiêu có liên quan với nhau phản

ánh mối quan hệ tƣơng tác qua lại giữa kinh tế với chính trị quốc tế: cạnh

tranh kinh tế khu vực, tập hợp lực lượng và xác lập vai trò lãnh đạo trong đàm phán WTO. Chẳng hạn, Mỹ đã ƣu tiên ký FTA với Úc vì nƣớc này vừa là nƣớc đứng đầu Tổ chức các nƣớc xuất khẩu thuần tuý các sản phẩm nông nghiệp, lại vừa là nƣớc rất tích cực ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố và cuộc chiến ở Iraq. Ký FTA với Úc tạo thêm thuận lợi cho Mỹ trong các cuộc đàm phán về nông nghiệp ở WTO và tăng cƣờng hợp tác chống khủng bố, hỗ trợ cho an ninh của Mỹ.

Tháng 5/2003, Mỹ đã ký FTA với Singapore - đối tác đầu tiên ở Đông Á. Đây cũng không phải là hành động ngẫu nhiên. Nó đƣợc tính toán phù hợp với nhu cầu và lợi ích của Mỹ cả về chính trị-an ninh và kinh tế. Nƣớc này đã nhiệt thành ủng hộ Mỹ trở lại Đông Nam Á sau các sự kiện Subic và Clark (1992), có chung quan điểm về tiêu chuẩn môi trƣờng và lao động, hơn nữa lại có ngành dịch vụ tiền tệ rất phát triển. Lôi kéo đƣợc Singapore, Mỹ sẽ có

thêm điều kiện thuận lợi để tiếp tục mở rộng cửa vào thị trƣờng ASEAN, tăng sức cạnh tranh với cả Trung Quốc và Nhật Bản.

FTA của Mỹ với Singapore là hiệp định mang tính toàn diện, đƣợc xây dựng trên nền tảng chính của NAFTA và WTO. Mỹ coi FTA giữa họ với Singapore là cơ sở cho các FTA với các nƣớc ASEAN khác. Trong đàm phán với các nƣớc về FTA, Mỹ đƣa ra hai điều kiện tối thiểu cần phải đƣợc đáp ứng để ký kết trong khuôn khổ Sáng kiến doanh nghiệp ASEAN (EAI) là: Thứ nhất, quốc gia đó phải là một thành viên WTO. Quy chế thành viên WTO này sẽ đảm bảo rằng quốc gia đó đã thực hiện và hoàn tất các nghĩa vụ về thƣơng mại, quy định những tiêu chuẩn phân định. Thứ hai, Mỹ và các đối tác thƣơng mại phải đƣợc ký kết và tăng cƣờng mối quan hệ thƣơng mại theo khuôn khổ của Hiệp định khung về Thƣơng mại và Đầu tƣ (TIFA). Các cuộc đối thoại của TIFA sẽ cho phép Mỹ giải quyết những vấn đề thƣơng mại chủ chốt và nhằm chuẩn bị cơ sở cho khả năng đàm phán về FTA.

Hiện tại, Mỹ cũng đang tích cực thúc đẩy “Kế hoạch hợp tác ASEAN” mà Ngoại trƣởng Powell đƣa ra lúc còn tại nhiệm, theo đó Mỹ thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện với ASEAN cũng nhƣ với một số quốc gia ASEAN về một số lĩnh vực quan trọng bao gồm: xây dựng năng lực phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và các kỹ năng. Hai bên cũng nhất trí tăng cƣờng hợp tác trong hàng loạt vấn đề liên quốc gia chủ chốt, từ bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, đến kiểm soát thảm họa và chống khủng bố.

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 55 - 56)