Những tác động của điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với Việt

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 83)

với Việt Nam và quan hệ hợp tác Việt – Mỹ

3.2.1. Tác động tích cực

3.2.1.1. Mỹ ngày càng coi trọng Việt Nam cả về chính trị và kinh tế

Việc Mỹ chuyển hƣớng chiến lƣợc sang khu vực CA - TBD, coi trọng khu vực này cả về chính trị và kinh tế đã giúp thúc đẩy toàn diện quan hệ Mỹ với khu vực. Về chính trị, Mỹ không ngừng tăng cƣờng sự hiện diện và ảnh hƣởng của Mỹ tại đây. Về kinh tế, trao đổi thƣơng mại và đầu tƣ của Mỹ với khu vực gia tăng nhanh chóng. Mỹ cũng tăng cƣờng các mối liên kết về an ninh khu vực và thúc đẩy dân chủ.

Trong tiến trình đó, vị trí quan trọng của Việt Nam tại khu vực khiến Mỹ không thể không quan tâm. Việt Nam có vị trí địa chiến lƣợc quan trọng, nằm ở vị trí có thể khống chế tuyến đƣờng biển từ Thái Bình Dƣơng sang Ấn Độ Dƣơng và từ Nam Thái Bình Dƣơng lên Đông Bắc Á. Về mặt lịch sử và địa lý, Việt Nam là nƣớc có nhiều tiềm năng nhất giúp chống lại sự bành trƣớng của Trung Quốc xuống phía nam. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy một cách mạnh mẽ và có nhiều ý kiến trong nội bộ Mỹ cho rằng thời gian qua bản thân họ đã đánh giá thấp về ảnh hƣởng của sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Trong những năm gần

đây, cùng với những thành công ban đầu đáng khích lệ của tiến trình đổi mới. Việt Nam trở thành một thành viên tích cực của ASEAN và APEC, có quan hệ tốt với các quốc gia và tổ chức quốc tế trên thế giới. Việt Nam còn là một thị trƣờng hấp dẫn các doanh nghiệp Mỹ, với số dân trên 80 triệu cùng các nhu cầu đa dạng, đặc biệt là nhu cầu đối với hàng hoá có hàm lƣợng công nghệ cao từ Mỹ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một nơi cung cấp nguồn lực đáng chú ý, là một lựa chọn bổ sung cho các nguồn cung ứng đầu vào cho nền kinh tế Mỹ, ít nhất là lực lƣợng lao động trẻ, có khả năng học hỏi nhanh, cần cù chịu khó và sáng tạo. Ngày 15/3/2006, Ngoại trƣởng Rice phát biểu tại Hội đồng Quan hệ quốc tế Indonesia nhân chuyến thăm nƣớc này: “Hoa Kỳ đang nâng cấp quan hệ với Việt Nam trên mọi lĩnh vực”, “trong những năm tới, các linh kiện điện tử cho máy tính mang nhãn hiệu “sản xuất tại Việt Nam”... Ngày 21/7/2006, Ngoại trƣởng Rice trả lời phỏng vấn báo chí, cho biết quan hệ giữa hai nƣớc “đang đƣợc cải thiện nhanh chóng” và ngƣời dân Việt Nam rất “công nghiệp, chăm chỉ và có tinh thần doanh nghiệp”.

Việc tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ của Mỹ với khu vực là một trong những nhân tố giúp thúc đẩy quá trình bình thƣờng hoá quan hệ toàn diện với Việt Nam. Và mối quan tâm toàn diện của Mỹ đối với Việt Nam lại tạo thuận lợi cho những mối quan hệ cụ thể trong quan hệ Việt - Mỹ tiến triển mạnh mẽ, nhất là về kinh tế, thƣơng mại.

3.2.1.2. Mỹ tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư giúp cho kinh tế khu vực tiếp tục phát triển, tác động tích cực vào môi trường hội nhập của Việt Nam.

Mỹ là một thị trƣờng tiêu thụ khổng lồ, trong những năm qua nhập siêu của Mỹ từ CA - TBD, đặc biệt là khu vực Đông Á đã tạo ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển sản xuất của khu vực này. Đồng thời, Mỹ cũng tăng cƣờng các liên kết khoa học công nghệ, cung ứng dịch vụ đối với các nền

kinh tế này. Những can thiệp của Mỹ vào việc tăng cƣờng bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trƣờng... đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện sức cạnh tranh của các nền kinh tế trong khu vực. Mỹ cũng gia tăng đáng kể các luồng đầu tƣ, kèm theo công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến, vào các nƣớc Đông Á, góp phần phát triển nhiều nghành công nghiệp mang hàm lƣợng kỹ thuật cao, tạo đề phát triển cho những con rồng, con hổ ở châu Á.

Kinh tế khu vực phát triển ổn định và năng động đã có ảnh hƣởng tích cực đến Việt Nam. Sự thịnh vƣợng chung của cả khu vực cũng giúp ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô Việt Nam. Bên cạnh đó, nền kinh tế một số nƣớc trong khu vực dựa nhiều vào việc phát triển các ngành kỹ thuật tạo điều kiện cho các nƣớc này gia tăng đầu tƣ sang Việt Nam để tận dụng cơ sở sản xuất, nguồn nhân lực dồi dào, ổn định và rẻ cũng nhƣ các nguồn lực sản xuất khác.

3.2.1.3. Đa dạng hóa đầu tư của Mỹ vào khu vực sẽ có lợi cho Việt Nam trong quá trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc không chỉ về kinh tế mà cả về sức mạnh quân sự và tham vọng chính trị đã đe dọa vị thế siêu cƣờng của Mỹ buộc Mỹ phải có những tính toán chính trị, chiến lƣợc riêng trong quan hệ với Trung Quốc. Hơn nữa, nhu cầu an toàn và tận dụng các cơ hội trong kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ trong bối cảnh tỷ suất lợi nhuận chung suy giảm và các cơ hội gia tăng tại châu Á buộc Mỹ phải tính toán giảm một số đầu tƣ tại Trung Quốc và chuyển sang các nƣớc châu Á khác, trong đó có Ấn Độ và Việt Nam.

Việc chuyển hƣớng đầu tƣ của Mỹ sang các nƣớc trong đó có Việt Nam đem lại rất nhiều lợi ích cho ta: ngoài vốn, kiến thức, công nghệ tiên tiến tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cả về mặt pháp luật, chính sách và sức sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam, việc làm này còn tạo ra đột phá mạnh trong

việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài từ các nƣớc khác và tăng cƣờng vị thế kinh tế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.

3.2.1.4. Tạo chuyển biến tích cực trong tư duy đối ngoại của lãnh đạo Việt Nam tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ song phương.

Với những hậu quả lâu dài của chiến tranh, tâm lý nghi kỵ lẫn nhau cũng nhƣ sự chƣa sẵn sàng hợp tác giữa hai nƣớc đã khiến quan hệ bị đình trệ trong suốt một thời gian dài, nhiều cơ hội của hai bên đã bị bỏ lỡ mặc dù cả hai đều có lợi ích trong việc nhanh chóng hàn gắn các vết thƣơng chiến tranh, tận dụng cơ hội cho các mục tiêu phát triển. Việc đi đến bình thƣờng hoá quan hệ rồi đẩy mạnh hợp tác thƣơng mại, đầu tƣ ngoài lợi ích tự thân của cả hai nƣớc cũng nhƣ các nhân tố khác, chịu sự tác động tích cực của việc Mỹ tăng cƣờng quan hệ kinh tế với cả khu vực này.

Việc các nƣớc trong khu vực đều coi trọng và đặt lên hàng đầu quan hệ kinh tế, nhất là về thƣơng mại và đầu tƣ với Mỹ vì những tiềm năng to lớn trong quan hệ với nền kinh tế Mỹ đã giúp củng cố tƣ duy chiến lƣợc của lãnh đạo Việt Nam trong việc phát triển quan hệ với Mỹ, tạo cơ sở vững chắc lâu dài cho chính sách ổn định và phát triển quan hệ với Mỹ nhƣ một trong những ƣu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

3.2.1.5. Thực tiễn hợp tác và đấu tranh phức tạp, phong phú trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa Mỹ với các nước Đông Á là những bài học kinh nghiệm quý cho Việt Nam trong xử lý quan hệ với Mỹ, nhất là trong các tranh chấp thương mại.

Quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Mỹ với các nƣớc CA - TBD thể hiện tính hai mặt của quan hệ quốc tế một cách rõ rệt: hợp tác luôn đi với đấu tranh (tuy về cơ bản vẫn mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên). Quá trình này đã diễn ra một cách sôi động và phức tạp. Hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc là một ví dụ điển hình trong thời gian qua. Mặc dù là đối tác thƣơng mại hàng

đầu của Mỹ, Trung Quốc luôn dẫn đầu khu vực về các tranh chấp thƣơng mại, đầu tƣ với Mỹ trên rất nhiều lĩnh vực, từ hàng điện tử, sở hữu trí tuệ cho đến dệt may...

Trong tiến trình mở cửa hội nhập quốc tế, mục tiêu chung của ta là tận dụng tối đa cơ hội, đồng thời hạn chế ảnh hƣởng xấu trong quan hệ thƣơng mại - đầu tƣ với Mỹ. Để đạt đƣợc các mục tiêu đó, ta cần phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó có việc không ngừng học tập rút kinh nghiệm trong quan hệ với Mỹ và từ bài học của các nƣớc. Xem xét thực tiễn hợp tác của các nƣớc láng giềng trong quan hệ với Mỹ là việc làm bắt buộc đối với Việt Nam.

3.2.2. Tác động tiêu cực

3.2.2.1. Chiều hướng chính sách của Mỹ thúc ép các nước trong khu vực mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hoá Mỹ là sức ép đáng kể đối với Việt Nam, đặc biệt trong việc trong việc mở cửa một số lĩnh vực nhạy cảm như bưu chính, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm...

Cùng với quá trình tăng cƣờng quan hệ đầu tƣ và thƣơng mại với CA - TBD, Mỹ không ngừng tăng cƣờng thúc ép các nƣớc trong khu vực mở cửa thị trƣờng vì lợi ích của các công ty Mỹ cũng nhƣ các nhóm lợi ích khác. Đây không chỉ là chính sách nhất thời của Mỹ (tuy có đƣợc nâng lên cao hơn thời kỳ trƣớc) mà có gốc rễ sâu xa từ học thuyết coi trọng tự do thƣơng mại và các thị trƣờng mở của Mỹ. Trên thực tế, Mỹ đã tiến hành ép Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực và cũng sẽ làm tƣơng tự với ta trong thời gian tới. Nói chung Mỹ quan tâm mở cửa nhiều ngành, đặc biệt là những ngành mà Mỹ có thế mạnh nhƣ công nghệ cao, viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, ngân hàng...

Trong khi đó, thực tế phát triển của nền kinh tế Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế. Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển với trình độ quản lý

còn thấp, hệ thống pháp luật mới chỉ đáp ứng đƣợc bƣớc đầu các yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng, môi trƣờng kinh doanh còn chƣa đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu. Đối với những ngành công nghiệp then chốt nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dù có nhiều tiến triển trong thời gian qua, thực chất sức mạnh chính của các ngành này thời gian qua vẫn chủ yếu nằm trong ô bảo hộ của nhà nƣớc, cơ cấu còn cồng kềnh và chƣa có nhiều sự cọ xát quốc tế, có thể bị ảnh hƣởng không thuận nếu phải chịu áp lực cạnh tranh quá lớn và gấp gáp Quá trình tự điều chỉnh của các ngành công nghiệp Việt Nam trƣớc sức ép hội nhập nói chung cũng nhƣ từ phía Mỹ về cơ bản đòi hỏi phải có thời gian và sự hỗ trợ phù hợp của nhà nƣớc.

Mặc dù những tác động này bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực, do sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển và hệ thống chính sách, trong phần lớn các trƣờng hợp sức ép mở cửa từ phía Mỹ có thể tác động không thuận đến sự phát triển của Việt Nam.

3.2.2.2. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ thương mại Việt - Mỹ

Mỹ là một thị trƣờng xuất khẩu lớn của Việt Nam đồng thời cũng là thị trƣờng có tính cạnh tranh gay gắt, với hệ thống luật pháp phức tạp. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tại Mỹ vẫn còn rất cao do các yếu tố: lợi ích của các nhà sản xuất Mỹ và sức mạnh kinh tế Mỹ, quy định của hệ thống pháp luật Mỹ, chính trị nội bộ Mỹ. Đặc biệt là việc lạm dụng luật chống bán phá giá ngày càng gia tăng và nhiều khi phi lý. Luật chống bán phá giá là một trong những công cụ quan trọng của Mỹ trong việc điều tiết quan hệ thƣơng mại với các đối tác nƣớc ngoài mà thời gian qua một số quốc gia Đông Á đã vấp phải, nhất là Trung Quốc.

Cùng với việc tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại, một số mặt hàng chủ chốt của Việt Nam xuất sang Mỹ trong thời gian qua (đồng thời cũng là

những mặt hàng tiềm năng trong thời gian tới) đều lần lƣợt gặp phải những vƣớng mắc vì hàng rào bảo hộ của Mỹ: cá tra, cá basa, tôm, gần đây là dệt may, đồ gỗ, lò xo... Kết quả giải quyết các vụ việc này là các doanh nghiệp có liên quan của Việt Nam phải chịu những quyết định đơn phƣơng, gây thiệt hại lớn, dù có nhiều luận cứ cho thấy Mỹ đã cáo buộc vô lý và xử ép.

Những vấn đề trên tạo ra nhiều tác động không thuận. Việc phát triển sản xuất bình thƣờng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, lao động bị mất việc làm (với mức thuế chống bán phá giá từ 36.84% đến 63.88%, khá nhiều doanh nghiệp của Việt Nam không thể tiếp tục xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ vì không có lãi). Nguy hiểm hơn, những vụ việc nhƣ vậy làm xói mòn lòng tin và ảnh hƣởng đến tiến trình bình thƣờng hoá ở một số góc độ nhất định.

3.2.2.3. Mỹ sử dụng thương mại và đầu tư như một công cụ gây sức ép chính trị với các nước, trong đó có Việt Nam, tác động xấu đến quan hệ Việt - Mỹ

Với luồng tƣ tƣởng cho rằng chế độ chính trị của các quốc gia khác có ảnh hƣởng to lớn đến khả năng đảm bảo lợi ích của mình, Mỹ cho rằng việc phổ biến các giá trị của Mỹ cũng chính là nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Đồng thời, Mỹ đã sử dụng các công cụ đa dạng phục vụ cho mục tiêu này, có thể chia ra làm 3 nhóm chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ: tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ, tăng cƣờng an ninh, khuyến khích dân chủ. Mỹ cho rằng các nhân tố này có tác động qua lại và về cơ bản đều cần đƣợc chú trọng thúc đẩy. Chính vì vậy, cho dù là dƣới chính quyền của đảng Cộng hoà hay Dân chủ thì việc triển khai các nhân tố trên đều là những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhất là đối với các nƣớc cộng sản.

Việc Mỹ tiến hành hàng loạt các vụ kiện chống bán phá giá với Trung Quốc hay trong khi đàm phán gia nhập WTO với Trung Quốc, Mỹ đã đòi

bằng đƣợc việc áp dụng các điều khoản tự vệ trong dệt may với Trung Quốc có nội dung thậm chí còn đi ngƣợc lại với những nguyên tắc cơ bản của WTO (theo đó, Mỹ đƣợc quyền đơn phƣơng áp dụng các biện pháp trả đũa nếu thấy Trung Quốc có khả năng đe doạ gây thiệt hại cho Mỹ trong vấn đề dệt may mà không cần thông qua các thủ tục thông thƣờng theo quy định của WTO) cho thấy, ngoài lợi ích kinh tế ra, những vấn đề này còn chứa đựng các nội dung chính trị.

Đối với Việt Nam, trƣờng hợp này là rất rõ ràng. Xuất phát từ những khác biệt về ý thức hệ, về hệ thống chính trị - xã hội, vì yếu tố lợi ích chính trị nội bộ của Mỹ (tranh thủ cử tri) và cả những ám ảnh của chiến tranh Việt Nam cho nên dù không phải là xu hƣớng chính song ở một mức độ nào đó Mỹ đã dùng thƣơng mại - đầu tƣ nhƣ một công cụ để thúc ép Việt Nam đẩy nhanh quá trình đổi mới, mở cửa cũng nhƣ có cách hành xử trong quan hệ quốc tế phù hợp với lợi ích chiến lƣợc cơ bản của Mỹ.

Việc Mỹ lạm dụng yếu tố kinh tế để gây sức ép về mặt chính trị nhiều khi có tác động tiêu cực ngƣợc trở lại, làm cho quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ bị chậm đi, dù rằng điều này đi ngƣợc với lợi ích và nỗ lực của đông đảo doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng của cả hai bên; đồng thời, tạo cơ hội cho một số phần tử lợi dụng chống phá quan hệ song phƣơng.

3.3. Phản ứng của các nước trong khu vực trước sự điều chỉnh

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)