Vị thế của Việt Nam trong C A TBD

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 78 - 79)

Nằm ở khu vực ASEAN, Việt Nam chiếm lĩnh toàn bộ mặt biển phía Đông của bán đảo Đông Dƣơng, gần trung tâm Đông Nam Á, cho nên trở thành một đầu mối giao thông quan trọng. Việt Nam án ngữ đƣờng biển duy nhất đi vào bán đảo này, nên trong lịch sử các cuộc xâm lƣợc Đông Dƣơng của đế quốc và thực dân đều đi từ biển vào. Biển Đông có vị trí chiến lƣợc hết sức hiểm yếu, nó là cầu nối giữa Thái Bình Dƣơng đi sang Ấn Độ Dƣơng, Địa Trung Hải và Tây Âu. Từ miền Tây nƣớc Mỹ, từ vùng Viễn Đông, từ châu Úc, Niu Di lân đi sang Ấn Độ Dƣơng và Tây Âu không thể không đi qua Biển Đông. Các trung tâm kinh tế lớn của châu Á nằm ở ven Biển Đông nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong, Singapore hàng năm cần một lƣợng dầu rất lớn từ Trung Đông đều chuyên trở qua Biển Đông. Vì chiếm giữ ½ số đƣờng giao thông trên biển của thế giới, nên hàng năm có hàng chục lƣợt tàu bè tấp nập qua lại trên Biển Đông. Không chỉ là nơi có trữ lƣợng cá lớn thứ tƣ trong số 19 vùng đánh cá tốt nhất trên thế giới, Biển Đông còn có trữ lƣợng dầu và khí đốt rất lớn, theo số liệu điều tra của Ủy ban kinh tế LHQ, ở khu vực thềm lục địa quần đảo Trƣờng Sa có khoảng 25 tỷ m3 khí đốt, 105 tỷ thùng dầu, 30 vạn tỷ tấn phốt pho....

Biển Đông còn có tầm chiến lƣợc quan trọng bởi nó có ý nghĩa phòng thủ đối với các nƣớc trong vùng. Nằm giữa Biển Đông, quần đảo Trƣờng Sa nhƣ một căn cứ nổi để tấn công hoặc bảo vệ biên giới của các nƣớc trong khu

vực, đặc biệt là các nƣớc Đông Nam Á, do vậy việc khẳng định chủ quyền quần đảo Trƣờng Sa không chỉ có ý nghĩa về mặt xác định chủ quyền biên giới quốc gia, mà còn xác định chủ quyền khai thác và làm chủ tài nguyên biển theo quy định của Công ƣớc LHQ về Luật biển năm 1982.

Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam vừa là cầu nối giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau, vừa là cầu nối giữa Đông Nam Á với các nƣớc lớn của châu Á. Hệ thống đƣờng bộ và đƣờng sắt xuyên Á đều đi dọc đất nƣớc Việt Nam, làm nhiệm vụ nối liền các quốc gia phía Nam với phía Bắc và với Tây Âu. Ngoài ra, Việt Nam còn có vị trí chiến lƣợc quan trọng bởi nó ở gần hai quốc gia lớn là Trung Quốc và Ấn Độ và các trung tâm kinh tế nhƣ Nhật Bạn, Úc nên rất thuận lợi phát triển kinh tế và mở rộng hợp tác khu vực. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, vị trí chiến lƣợc quan trọng của Việt Nam ở khu vực đã thu hút sự hợp tác cùng phát triển của nhiều nƣớc trên thế giới, đồng thời cũng khiến cho nhiều nƣớc lớn quan tâm, tìm cách có mặt ở CA - TBD nói chung và Việt Nam nói riêng để duy trì và bảo vệ lợi ích của họ.

Việt Nam và Biển Đông là một bộ phận chiến lƣợc quan trọng của khu vực CA - TBD, bởi vậy, thời kỳ sau chiến tranh lạnh, các nƣớc nƣớc lớn trên thế giới đều đã tiến hành điều chỉnh chính sách đối với khu vực này. Với vị trí chiến lƣợc quan trọng ở khu vực và thế giới, với những thành tựu kinh tế đạt đƣợc sau 20 năm đổi mới, Việt Nam có một vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 78 - 79)