Nguồn lực

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 29)

Kể từ sau sự kiện 11/9, Mỹ tiếp tục là “đầu tầu” của nền kinh tế thế giới. Ngoại trừ GDP năm 2001 và 2002 (kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái chu kỳ), GDP bình quân từ 2003 đến 2007 đạt 2,86%, cao hơn mức tăng bình quân 2,7% của Nhóm G7. Năm 2006, tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đạt trên 13 nghìn tỉ đô la – lớn hơn tổng GDP của 05 quốc gia kế tiếp cộng lại. Tuy Mỹ chiếm chƣa đầy 5% dân số thế giới, song sản xuất ra khoảng 1/3 tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu.

Sức mạnh kinh tế Mỹ lớn tới mức một số khu vực thành thị của Mỹ cũng có GDP lớn bằng hay nhiều hơn một quốc gia hoặc một lãnh thổ khác. Năm 2002, GDP của thành phố Chicago tƣơng đƣơng với GDP của Úc, Boston có GDP bằng của Đài Loan, Dallas bằng với Arập Xêút, San Fransisco bằng Hồng Kông, Milvaukee bằng Pakistan. Kinh tế Mỹ cũng biến đổi về chất, trở thành nền kinh tế tri thức đầu tiên trên thế giới và sẽ tiếp tục duy trì đƣợc khoảng cách khá lớn với các trung tâm kinh tế hàng đầu là Tây Âu và Nhật Bản. Mỹ tiếp tục chi phối hầu hết các tổ chức, diễn đàn quốc tế trên phƣơng diện kinh tế, tài chính tại khu vực, nhƣ WB, IMF, WTO, APEC… Nhờ vào sức mạnh này, các chính quyền Mỹ có thể tác động, gây ảnh hƣởng mạnh đến sự phát triển của từng quốc gia cũng nhƣ từng nhóm quốc gia trong khu vực CA - TBD.

Hơn nữa, Mỹ nắm sức mạnh hàng đầu về khoa học, kỹ thuật và công nghệ - một trong những yếu tố quyết định vị thế lãnh đạo toàn cầu. Mỹ luôn dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ cao và sáng chế, phát minh, đặc biệt là các ngành mũi nhọn nhƣ công nghiệp quân sự, hàng không vũ trụ, y tế, điện toán… Năm 2006, Tổng thống Bush hối thúc giới khoa học trong nƣớc đầu tƣ nghiên cứu phát triển kỹ thuật nano, máy tính siêu cấp và năng lƣợng thay thế. Gần đây, Mỹ đẩy nhanh việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học, chế tạo nhiên liệu mới.

Về giáo dục, Mỹ chiếm 18 trƣờng trong số 20 trƣờng Đại học tốt nhất thế giới; 10 trung tâm hàng đầu thế giới đào tạo lĩnh vực tin học; 1/3 tổng số lƣu học sinh trên toàn thế giới. Hàng năm, Mỹ đầu tƣ cho giáo dục đại học 2,6% tổng thu nhập quốc dân, hơn các nƣớc Châu Âu (trung bình 1,2%) và Nhật Bản (1,1%). Kể từ năm 2001 đến nay, số ngƣời Mỹ đoạt giải Nobel chiếm khoảng 70%. Riêng năm 2006, trong 8 cá nhân đoạt giải Nobel, Mỹ có 6 ngƣời, chiếm 75%.

Với sức mạnh tổng hợp hiện có Mỹ tiếp tục không có đối thủ trong vài thập niên tới. Tuy nhiên khoảng cách giữa Mỹ và các cƣờng quốc đang hẹp lại. Mỹ đã mất vị trí đứng đầu ở một số chỉ số nhƣ thu nhập quốc dân, chất lƣợng mức sống, mức độ thông tin, tính minh bạch trong quản lý xã hội…

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 29)